54988

Công văn số 1260/QLLĐNN-QLLĐ về thủ tục đối với TNS đi làm việc tại Hàn Quốc được tái tuyển dụng do Cục quản lý lao động nước ngoài ban hành

54988
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 1260/QLLĐNN-QLLĐ về thủ tục đối với TNS đi làm việc tại Hàn Quốc được tái tuyển dụng do Cục quản lý lao động nước ngoài ban hành

Số hiệu: 1260/QLLĐNN-QLLĐ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Quản lý lao động ngoài nước Người ký: Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ngày ban hành: 28/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1260/QLLĐNN-QLLĐ
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Quản lý lao động ngoài nước
Người ký: Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ngày ban hành: 28/08/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1260/QLLĐNN-QLLĐ

V/v thủ tục đối với TNS đi làm việc tại Hàn Quốc được tái tuyển dụng

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2007 

 

Kính gửi: Các doanh nghiệp đưa tu nghiệp sinh đi làm việc tại Hàn Quốc

Tiếp theo công văn số 1070/QLLĐNN-QLLĐ ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo về việc Hàn Quốc tái tuyển dụng tu nghiệp sinh sang làm việc tại Hàn Quốc, căn cứ công văn số 67/ĐSQ-QLLĐ ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc thông báo về quy trình thủ tục tái tuyển dụng tu nghiệp sinh, Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin thêm về quy trình tái tuyển dụng tu nghiệp sinh và hướng dẫn doanh nghiệp như sau:

1. Về quy trình tái tuyển dụng lao động:

- Kể từ ngày 01/6/2007, những tu nghiệp sinh hoàn thành hợp đồng, nếu chủ sử dụng có nhu cầu tái tuyển dụng thì sẽ ký hợp đồng lao động mới với người sử dụng lao động; người sử dụng lao động sẽ trình hợp đồng lên Trung tâm ổn định việc làm tại địa phương. Nếu hợp lệ, Trung tâm ổn định việc làm sẽ cấp cho chủ sử dụng và người lao động giấy chứng nhận tái tuyển dụng lao động, đồng thời thông báo cho Bộ Tư pháp Hàn Quốc để ban hành lệnh cấp visa cho người lao động;

- Sau khi có giấy chứng nhận tái tuyển dụng và lệnh cấp visa, người lao động xuất cảnh về nước trong thời gian 01 tháng, tự đi xin cấp visa để quay trở lại Hàn Quốc tiếp tục làm việc.

2. Như vậy theo quy trình trên, thủ tục để quay trở lại Hàn Quốc làm việc do chủ sử dụng và người lao động thực hiện, người lao động sẽ trở lại Hàn Quốc làm việc theo hình thức hợp đồng cá nhân;

3. Theo quy định hiện hành, khi người lao động về nước, doanh nghiệp phải tiến hành thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản tài chính (nếu có) với người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Đối với những trường hợp tu nghiệp sinh được tái tuyển dụng này, Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu doanh nghiệp tạo các điều kiện thuận lợi, khẩn trương tiến hành thanh lý hợp đồng với người lao động, đảm bảo để người lao động có thể xuất cảnh kịp thời gian theo quy định của phía Hàn Quốc và yêu cầu của người sử dụng lao động.

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo để doanh nghiệp biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa (để báo cáo);
- Lãnh đạo Cục;
- Các phòng: TTLĐ, TTr, KHTC, ĐT-GDĐH;
- Lưu VP, QLLĐ.

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Quỳnh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản