56900

Công văn số 1510/QLLĐNN-TTLĐ về việc hướng dẫn đưa lao động đi làm việc ở Bru-nây do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

56900
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 1510/QLLĐNN-TTLĐ về việc hướng dẫn đưa lao động đi làm việc ở Bru-nây do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 1510/QLLĐNN-TTLĐ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động Người ký: Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ngày ban hành: 11/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1510/QLLĐNN-TTLĐ
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ngày ban hành: 11/10/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
*******

Số: 1510/QLLĐNN-TTLĐ
V/v hướng dẫn đưa lao động đi làm việc ở Bru-nây

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2007

 

Kính gửi: Các Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại Bru-nây

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cục Quản lý lao động ngoài nước hướng dẫn các điều kiện đưa lao động sang làm việc tại Bru-nây như sau:

1. Một số yêu cầu chung:

- Yêu cầu các doanh nghiệp khảo sát kỹ các điều kiện làm việc, ăn ở, mức thu nhập thực tế của người lao động, tìm hiểu kỹ về đối tác. Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ không thẩm định các hợp đồng với các đối tác hoặc chủ sử dụng đã phát hiện thấy có hiện tượng không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng với người lao động Việt Nam. Đặc biệt, khi cung ứng lao động xây dựng, các doanh nghiệp phải khảo sát kỹ khả năng bảo đảm việc làm ổn định và khả năng trả lương đúng hạn của chủ sử dụng.

- Các doanh nghiệp phải trực tiếp thực hiện đào tạo – giáo dục định hướng tập trung cho người lao động trước khi xuất cảnh, trong đó đặc biệt coi trọng vịêc dạy ngoại ngữ và phổ biến phong tục, tập quán của Bru-nây cho người lao động, kiên quyết không đưa những lao động thiếu ý thức kỷ luật sang Bru-nây.

- Các doanh nghiệp đưa được trên 100 lao động sang Bru-nây phải cử cán bộ sang quản lý lao động. Trường hợp số lượng lao động của các doanh nghiệp chưa tới 100, các doanh nghiệp phải phối hợp để cử 01 cán bộ đại diện sang quản lý lao động và cung cấp đủ thông tin, giao đủ thẩm quyền cho đại diện đó. Báo cáo việc cử cán bộ đại diện cho đại sứ quán Việt Nam tại Bru-nây và Cục Quản lý lao động ngoài nước.

2. Các điều kiện hợp đồng:

a) Điều kiện chung:

- Giờ làm việc: 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, làm thêm giờ được hưởng tiền làm thêm theo quy định của Chính phủ Bru-nây.

- Chỗ ở cho người lao động: người sử dụng lao động cung cấp miễn phí.

- Phí dịch vụ cho doanh nghiệp (labour deposit) cho Chính phủ Bru-nây khi người sử dụng lao động làm thủ tục xin giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài do người sử dụng lao động chịu (Hiện nay đang là 900B$ đối với lao động Việt Nam và 600B$ đối với một số nước khác). Trường hợp chủ sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động cao, các điều kiện khác tốt và chủ sử dụng yêu cầu người lao động nộp 300B$. Doanh nghiệp phải báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước để xem xét cụ thể và chỉ được phép thực hiện khi có sự đồng ý của Cục quản lý lao động ngoài nước.

- Việc đưa lao động đi làm việc trong các gia đình tại Bru-nây chỉ được thực hiện khi có ý kiến bằng văn bản của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

b) Một số điều kiện cụ thể:

- Điều kiện hợp đồng đưa lao động xây dựng sang làm việc tại Bru-nây:

+ Mức lương cơ bản đối với lao động không nghề không thấp hơn 16 đôla Bru-nây/ngày; đối với lao động có nghề không thấp hơn 18 đôla Bru-nây/ngày.

+ Phí môi giới: Không quá 350 đôla Mỹ/người/hợp đồng 2 năm.

+ Người lao động được chủ sử dụng cung cấp miễn phí trang thiết bị, vật dụng xây dựng và bảo hộ lao động.

- Điều kiện hợp đồng đưa lao động may sang làm việc tại Bru-nây:

+ Mức lương cơ bản không thấp hơn 250 đôla Bru-nây/tháng.

+ Tiền ăn: Người sử dụng lao động cung cấp 3 bữa ăn miễn phí cho người lao động hoặc trợ cấp tiền ăn cho người lao động.

+ Phí môi giới: Không quá 250 đôla Mỹ/người/hợp đồng 2 năm.

- Điều kiện hợp đồng đưa lao động dịch vụ sang làm việc tại Bru-nây:

+ Lao động làm các nghề không thuộc danh mục cấm.

+ Mức lương cơ bản không thấp hơn 300 đôla Bru-nây/tháng.

+ Tiền ăn: Chủ sử dụng cung cấp 3 bữa ăn miễn phí cho người lao động hoặc trợ cấp tiền ăn cho người lao động.

+ Phí môi giới: Không quá 300 đôla Mỹ/người.

- Điều kiện hợp đồng đưa lao động nông nghiệp sang làm việc tại Bru-nây:

+ Mức lương cơ bản không thấp hơn 300 đôla Bru-nây/tháng.

+ Tiền ăn: Chủ sử dụng cung cấp 3 bữa ăn miễn phí cho người lao động hoặc trợ cấp tiền ăn cho người lao động.

+ Phí môi giới: Không quá 250 đôla Mỹ/người.

- Điều kiện hợp đồng đưa lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại Bru-nây:

+ Mức lương cơ bản không thấp hơn 300 đôla Bru-nây/tháng.

+ Tiền ăn: Chủ sử dụng cung cấp 3 bữa ăn miễn phí cho người lao động.

+ Phí môi giới: Không quá 300 đôla Mỹ/người.

Cục Quản lý lao động ngoài nước thông báo để các doanh nghiệp biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa (để b/cáo);
- Đại sứ quán VN tại Bru-nây (để phối hợp);
- Lãnh đạo Cục;
- Các đơn vị trong Cục;
- Lưu VT, TTLĐ

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Quỳnh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản