28651

Công văn số 1726/TM-KHTK ngày 23/04/2003 của Bộ Thương mại về việc đánh giá tác động cuộc chiến tranh Irắc tới kinh tế thương mại Việt Nam

28651
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 1726/TM-KHTK ngày 23/04/2003 của Bộ Thương mại về việc đánh giá tác động cuộc chiến tranh Irắc tới kinh tế thương mại Việt Nam

Số hiệu: 1726/TM-KHTK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 23/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1726/TM-KHTK
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 23/04/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 1726/TM-KHTK
V/v đánh giá tác động cuộc chiến tại Irắc tới kinh tế thương mại Việt Nam

Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2003

 

Kính trình: Thủ tướng Chính phủ

Cuộc chiến tại Irắc đã tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế thương mại trên thị trường thế giới, khiến cung, cầu, giá cả của nhiều loại hàng hoá, dịch vụ biến động bất thườn và khó dự đoán.

Trước bối cảnh đó, Bộ Thương mại đã trình Thủ tướng Chính phủ về đánh giá sơ bộ tác động của cuộc chiến tại Irắc tới kinh tế thương mại Việt Nam tại văn bản số 1371/TM-KHTK ngày 4/4/2003.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 188/VPCP -QHQT ngày 3/4/2003, Bộ Thương mại đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, bàn và triển khai kịp thời các giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của cuộc chiến tại Irắc đối với kinh tế thương mại nước ta trên cơ sở bổ sung, cập nhật thông tin theo tình hình mới.

Bộ Thương mại xin trình Thủ tướng xem xét báo cáo đính kèm./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

THỨ TRƯỞNG




Lê Danh Vĩnh

 


BỘ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN TẠI IRẮC
TỚI KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

I. TRƯỚC KHI CUỘC CHIẾN NỔ RA CHO TỚI KHI KẾT THÚC

1. Đối với giá cả thị trường thế giới

Nguy cơ về một chiến nổ ra tại Irắc đã phủ bóng đen vào nền kinh tế toàn cầu, vốn đã trì trệ và phục hồi chậm chạp, từ tháng 11/2002 cho đến ngày 20/3/20031. Tâm lý lo ngại về cuộc chiến nổ ra đã ảnh hưởng tới nguồn cung hàng hoá, kích thích hoạt động đầu cơ, tích trữ, khiến giá cả của nhiều loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường thế giới liên tục tăng và đứng ở mức cao, đặc biệt giá dầu thô (có lúc lên tới gần 42 USD/thùng)2, phôi thép (lên tới 290 USD/tấn), phân bón, nguyên liệu nhựa, nguyên phụ liệu dệt may, giày dép... Giá của một số loại hình dịch vụ như vận tải, bảo hiểm... gia tăng theo khả năng xảy ra cuộc chiến (mức phí bảo hiểm trung bình tăng 20 - 50%). Giá vàng, USD, EURO, các loại chứng khoán trên thị trường thế giới diễn biến thất thường.

2. Đối với xuất, nhập khẩu của ta

Trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động, kinh tế thương mại nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trong các tháng đầu năm. Tổng sản phẩm quốc nội 03 tháng đầu năm tăng 6,88%, xuất khẩu tăng 43,4% và nhập khẩu tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 20023.

Tuy nhiên, do xuất khẩu, nhập khẩu chiếm tỷ trong lớn trong tổng sản phẩm quốc nội nên nước ta đã chịu tác động không nhỏ từ những biến động của kinh tế thương mại thế giới. Tâm lý lo ngại về cuộc chiến nổ ra đã làm cung, cầu, giá cả các mặt hàng nhập khẩu diễn biến phức tạp. Giá của 16/30 mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu tăng 7 - 30%4 (đáng lưu ý là trong tháng 2, giá xăng dầu nhập khẩu đều tăng trên 30 USD/thùng)5, kéo giá trong nước của một số hàng hoá, dịch vụ như xăng, dầu, thép, vận chuyển... tăng từ 0,7 - 39%. Theo đó hoạt động sản xuất, cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu của ta gặp không ít khó khăn. Do giá nguyên, nhiên liệu lên cao, một số  cơ sở sản xuất trong nước đã phải cắt giảm sản xuất. Các nước ủng hộ tiến hành cuộc chiến chống Irắc, đồng thời cũng là những thị trường nhập khẩu chủ yếu của hàng hoá của ta, gia tăng các rào cản “an ninh” đối với các loại hàng hoá nhập khẩu vào nước họ,  đã gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của ta. Ngoài ra, để đảm bảo lượng xăng dầu dự trữ lưu thông nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết, một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lớn vẫn phải duy trì nhập khẩu chấp nhận mất một khoản chênh lệch do giá tăng lên cao. Hơn nữa, giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo giá thế giới đã làm tăng nợ cho Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam và một số ngân hàng thương mại.

- Về xuất khẩu sang thị trường Irắc, nguy cơ xảy ra cuộc chiến tác động trực tiếp làm giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này (3 tháng đầu năm đạt gần 34 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2002). Đáng lưu ý là do sợ rủi ro chiến tranh, một số doanh nghiệp đã ngừng giao hàng ngay từ cuối tháng 2 trong khi vẫn được LHQ bảo lãnh thanh toán.

Ngày 20/3/2003, Hoa Kỳ đã chính thức phát động cuộc chiến nhằm lật đổ chính quyền Saddam Hussein. Sau khi cuộc chiến nổ ra, nhiều phân tích cho thấy cuộc chiến sẽ sớm kết thúc trong vài ngày. Điều này đã phản ánh bằng sự giảm mạnh của giá dầu thô và giá vàng, sự tăng nhẹ của USD và các chứng khoán trên thị trường thế giới. Song, cuộc chiến đã không kết thúc theo dự kiến và những diễn biến phức tạp trên chiến trường đã biểu hiện bằng sự tăng giá trở lại của dầu thô và vàng, sự giảm giá của USD và các chứng khoán trên tất cả các sàn giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, cuộc chiến được xem như cơ bản kết thúc trước sự thất thủ nhanh chóng ở thủ đô Baghdad và thành phố quê hương của Saddam Hussein (Tikrit) sau 4 tuần chiến sự. Giá dầu thô, giá vàng, giá USD và các chỉ số chứng khoán đã phản ứng kịp thời với tình hình chiến sự. Như vậy, sự biến động của giá dầu, các sản phẩm lọc dầu, giá vàng, USD, giá các loại chứng khoán... không phản ánh đúng về quan hệ cung, cầu (sâu xa hơn là tăng trưởng kinh tế toàn cầu) mà chủ yếu do tác động của yếu tố tâm lý của giới đầu tư, thường đầu cơ theo những “tin đồn”.

Do chỉ diễn ra chưa đầy một tháng6 nên tác động gián tiếp của cuộc chiến từ thị trường thế giới tới kinh tế thương mại nước ta được xem là không lớn, nhất là trong lĩnh vực nhập khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian chiến sự, tuy giá dầu thô thế giới có biến động nhưng nguồn cung được bảo đảm nên mức giá trung bình đã giảm mạnh (dưới 30 USD/thùng) so với các tháng đầu năm, kéo giá nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu và hoá dầu của ta giảm theo và ổn định dần.

- Tuy tác động được đánh giá là không lớn nhưng cuộc chiến đã ảnh hưởng nhất định đến kinh tế thương mại nước ta. Giá của các dịch vụ như vận tải biển, vận tải hàng không, bảo hiểm hàng hoá, kiểm tra và kiểm dịch hàng hoá (chủ yếu của các nhà cung cấp ngoài nước) vào một số thị trường (như Hoa Kỳ7, EU)... tăng cao8, thậm chí các hãng tầu không muốn nhận chuyên chở đến khu vực có chiến tranh, các hãng bảo hiểm từ chối bảo hiểm cho tàu chở hàng sang Irắc và các nước trong khu vực Trung Đông, đã gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của ta trong thời gian chiến sự. Ngoài ra, xuất khẩu lao động đã bị thu hẹp, đặc biệt là sang các thị trường Trung Đông, châu Phi và các quốc gia có nguy cơ khủng bố cao. Nhiều lao động Việt Nam phải trở về nước và chưa có điều kiện quay trở lại.

- Trong thời gian chiến sự hoạt động xuất, nhập khẩu giữa ta và Irắc hoàn toàn đình trệ, Tuy nhiên, thiệt hại từ việc ngừng trệ xuất khẩu sang thị trường Irắc trong thời gian chiến sự là không lớn. Hiện nay, trong tổng số 25 hợp đồng đã ký với tổng trị giá là 359,349 triệu EURO, ngoài số hàng đã giao và được thanh toán (24,170 triệu USD), còn 46,345 triệu EURO chưa được thanh toán, trong đó 12,062 triệu EURO hàng đã giao, 8,308 triệu EURO hàng đã đến cảng Irắc, 25,975 triệu EURO hàng đang trên đường đi. Còn lại 288,834 triệu EURO chưa thực hiện hợp đồng.

Tóm lại, tâm lý lo ngại và sự tác động khi cuộc chiến thực sự nổ ra đã gây không ít trở ngại cho hoạt động kinh tế thương mại nước ta, từ sự tăng giá liên tục của các nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu kéo theo những biến động phức tạp trên thị trường trong nước đến những khó khăn nảy sinh trong hoạt động sản xuất, cung ứng, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước ta. Từ sự thu hẹp dần khối lượng hàng hoá xuất khẩu đến chấm dứt hoàn toàn hoạt động buôn bán với thị trường Irắc.

II.THỜI KỲ HẬU CHIẾN

1. Đối với kinh tế toàn cầu

Tuy cuộc chiến tại Irắc được đánh giá là kết thúc nhanh gọn nhưng đã làm chậm lại sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Theo dự đoán của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng năm 2003 của kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,3%9, của khu vực các nước đang phát triển đạt khoảng 4%, giảm tương ứng là 0,9 và 0,3% so với mức dự kiến mới nhất của IMF. Tăng trưởng kinh tế năm 2002 của Hoa Kỳ là 2,4%, châu Âu là 2,3%, giảm xuống vào năm 2003 tương ứng là 2,2% và 1%.

2. Đối với kinh tế thương mại nước ta

Theo dự đoán của IMF, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2003 có thể chậm lại khoảng 0.1% so với mức dự tính trước đây và hoạt động kinh tế thương mại nước ta có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong các năm tiếp theo do một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là lĩnh vực xuất khẩu, có thể chịu ảnh hưởng dây chuyền trong trung và dài hạn từ kinh tế thương mại thế giới. Sự giảm sút này có thể là những hậu quả từ cuộc chiến:

- Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành cuộc chiến chống Irắc -một quốc gia là thành viên của LHQ - không được phép của Hội đồng bảo an LHQ đã tạo ra một tiền đề nguy hiểm đối với an ninh, chính trị thế giới. Điều này sẽ khuyến khích các quốc gia và vùng lãnh thổ gia tăng chạy đua vũ trang, quan tâm nhiều tới củng cố an ninh, quốc phòng, giảm sự quan tâm cho các lĩnh vực khác như hợp tác quốc tế, giảm các nguồn viện trợ nhân đạo, hỗ trợ phát triển chính thức... là những lĩnh vực nước ta cần sự hỗ trợ của quốc tế, theo đó tiến trình hội nhập của nước ta có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Ngoài ra, Chính phủ, dân cư, nhà đầu tư các nước sẽ thu hẹp chi tiêu, giảm đầu tư qua biên giới... dẫn tới nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của thị trường sẽ giảm, ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, lao động của ta.

- Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự cải thiện của nền kinh tế nước này hiện đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn sau cuộc chiến chống Irắc và chính sách duy trì đồng nội tệ (USD) mạnh. Trong bối cảnh tiêu dùng trong nước bị giảm sút, hàng hoá tiêu thụ lại phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu, để khuyến khích tiêu dùng thì Hoa Kỳ có thể duy trì chính sách USD mạnh đã theo đuổi trong nhiều năm để giảm giá hàng nhập khẩu, nhưng biện pháp này sẽ càng làm cho tình trạng thâm hụt thương mại của nước này thêm trầm trọng10. Ngược lại, nếu Hoa Kỳ áp dụng biện pháp giảm giá USD để khuyến khích xuất khẩu như Nhật Bản, ASEAN... thì tỷ gia VND/USD có thể giảm, sẽ không có lợi cho việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá của ta sang thị trường này.

Ngoài ra, một loạt các vấn đề mới nảy sinh như “vấn đề Xyri”, “khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên” và việc xảy ra đồng thời cùng cuộc chiến của “căn bệnh viêm đường hô hấp cấp” (SARS) lây lan trên nhiều nước thế giới, trong đó có nước ta khiến các hoạt động kinh tế thương mại thế giới và nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với ngành dịch vụ như du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, vận tải hàng không11 và ngành xuất khẩu lao động.

Đối với thị trường Irắc, theo các nhà phân tích, chính quyền Irắc sẽ được thành lập qua ba giai đoạn: Chế độ quân quản12, Chính phủ lâm thời và Chính phủ dân cử. Song, dù Chính phủ này được dựng lên ở Irắc cũng đều chịu sự chi phối trực tiếp của Hoa Kỳ. Vì vậy, ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Irắc trong thời gian tới, do:

- Mất đi những ưu đãi mà chính quyền Saddam Hussein đã dành cho ta trước đây.

- Trong trường hợp lệnh cấm vận của LHQ đối với Irắc chưa được dỡ bỏ, nếu Chính phủ lâm thời thành lập và ổn định nhanh thì cũng phải mất từ 3 đến 6 tháng13, nên việc nối lại các hợp đồng đã ký hoặc đang thực hiện dưới sự bảo trợ của LHQ sẽ gặp khó khăn, chưa tính đến các hợp đồng ký mới sau khi Chính phủ lâm thời được thành lập. Song, không loại trừ khả năng Hoa Kỳ thuyết phục được LHQ bỏ cấm vận thì có thể tạo ra cơ hội nhiều hơn cho ta, kể cả khi Chính phủ lâm thời chưa thành lập.

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường irắc sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt như mặt hàng gạo phải cạnh tranh với gạo của Hoa Kỳ và Thái Lan14; chè phải cạnh tranh với chè của ấn Độ và Srilanka; dầu thực vật cạnh tranh với dầu của Malaysia.

Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà lãnh đạo Hoa Kỳ là nước này sẽ độc chiếm quyền chỉ đạo tái thiết Irắc, LHQ chỉ đóng vai trò cung cấp viện trợ nhân đạo và quyên góp từ các nước để giúp đỡ nhân dân Irắc. Như vậy, những vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm, chi phối sẽ chủ yếu trong lĩnh vực dầu mỏ, tái thiết lại Irắc15 (xây dựng cầu đường, nhà máy, trụ sở cơ quan, cung cấp các thiết bị công nghệ cao), là những lĩnh vực ta ít có khả năng cạnh tranh và cũng ít cơ hội có thể tham gia ngoài việc cố gắng giữ được hợp đồng mỏ dầu A-ma-ra (đã ký với chính quyền Saddam Hussein nhưng chưa thực hiện do lệnh cấm vận của LHQ) và tham gia tái nhận thầu cung cấp lao động giản đơn trong xây dựng. Điều này có nghĩa là Việt Nam không phải là đối thủ ăn chia những lợi ích “béo bở” ở Irắc. Do vậy, sẽ rất ít khả năng ta bị phân biệt đối xử do đã phản đối chiến tranh. Ngoài ra, ta có thể mở rộng được khả năng xuất khẩu gián tiếp vào thị trường Irắc qua các thị trường trung gian như xuất hàng qua các tổ chức quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh thổ để thực hiện các chương trình viện trợ hoặc cứu trợ nhân đạo (như trong các khuôn khổ của Chương trình Lương  thực Thế giới, Chương trình Đổi dầu lấy lương thực - nếu lệnh cấm vận chưa được dỡ bỏ).

Tóm lại, việc ta có thể phục hồi xuất khẩu vào Irắc trong thời gian tới hay không phụ thuộc vào đối sách thích hợp của Chính phủ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam; sự chủ động tìm kiềm đối tác và cách thức trở lại thị trường của các doanh nghiệp.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẲM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN
TỚI KINH TẾ THƯƠNG MẠI NƯỚC TA16

1. Một số biện pháp đã và đang triển khai

Để hạn chế những tác động không có lợi, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đã và đang ráo riết triển khai nhiều biện pháp ổn định thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý tốt nhập khẩu ngay từ đầu năm, đáng lưu ý là:

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tranh thủ đẩy mạnh lượng hàng hoá xuất khẩu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ của các nước, vùng lãnh thổ trước khi cuộc chiến xảy ra. Riêng đối với thị trường Irắc, việc chỉ đạo các doanh nghiệp tranh thủ xuất hàng trước chiến tranh còn lúng túng, nên một số hàng đã không được LHQ bảo lãnh xuất khẩu.

- Để bảo đảm đủ lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước trước tình hình giá xăng, dầu thế giới tăng cao, Chính phủ đã điều chỉnh tăng mức giá bán lẻ và giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống 0% đối với các sản phẩm xăng dầu. Để bảo đảm dự trữ lưu thông, đã chính thức giao chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu năm 2003 cho 5 doanh nghiệp đầu mối thực hiện nhập khẩu theo đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu thị trường cả về số lượng và cơ cấu chủng loại trong mọi tình huống.

- Cho phép nhập thêm 100 ngàn tấn urê dự trữ, trong đó, cho vay ưu đãi để nhập khẩu, dự trữ trong vòng 6 tháng với lãi suất bằng 0% và miễn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu.

Để giải quyết những tồn tại của các hợp đồng buôn bán với Irắc do chiến tranh xảy ra, Bộ Thương mại đã bám sát tình hình và xử lý một số tình huống sau:

- Đã phối hợp với các doanh nghiệp liên quan lập hồ sơ đầy đủ để làm việc với chính quyền mới của Irắc và tích cực làm việc với Văn phòng Chương trình Irắc của LHQ để giải quyết những lô hàng đã giao nhưng chưa được thanh toán.

- Đã thông báo cho các doanh nghiệp biết cách thức xử lý những lô hàng đã đến cảng Irắc nhưng chưa dỡ và hàng đang trên đường; nếu vào ngày 17/3/2003 sẽ được LHQ xem xét bồi thường; các trường hợp khác không thuộc diện này sẽ không giải quyết và yêu cầu doanh nghiệp có phương án xử lý (như đưa sang tiêu thụ ở thị trường khác hoặc chờ sau 45 ngày theo gia hạn của Uỷ ban 661 LHQ để thương thảo tiếp nhưng hầu như toàn bộ chi phí liên quan, các doanh nghiệp phải chịu).

- Đã chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động xử lý các lô hàng hiện đang ở cảng Việt Nam hoặc còn trong kho bằng cách bán cho nước khác, không thụ động chờ giải quyết của LHQ vì hiệu lực giải quyết các hợp đồng này chỉ giới hạn đến 12/5/2003.

- Đã thông báo và yêu cầu các doanh nghiệp có phương án xử lý các lô hàng đã có hợp đồng và đã được LHQ phê duyệt nhưng chưa giao (tầu hút bùn, tầu cứu thương), vì nếu thực hiện sẽ không đủ cơ sở pháp lý để Irắc trừ nợ cho ta.

- Cùng họp bàn với một số Bộ, ngành liên quan để tìm ra phương án xử lý các lô hàng đã có hợp đồng nhưng chưa được LHQ phê duyệt, đã sản xuất máy nông nghiệp, máy phát điện... có nhiều khả năng phía LHQ và Irắc không thực hiện hợp đồng.

2. Một số kiến nghị về đối sách

Ngoài các biện pháp và các phương án hạn chế tác động của cuộc chiến tại Irắc được nêu tại văn bản số 1371/TM-KHTK ngày 4/4/2003 về Đánh giá tác động xung quanh vấn đề Irắc của Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ, ta cần chú ý một số đối sách sau:

Quan điểm chung: “Nhất cử nhất động” phải tính toán kỹ, xử lý trong mỗi tương quan nhiều chiều và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, giải pháp của chúng ta phải uyển chuyển, mềm mại, thích ứng với tình hình hiện tại và không hoặc ít để ảnh hưởng tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ (dự kiến trên 3 tỉ USD năm 2003).

- Bộ phận Thương vụ cần sớm trở lại Baghdad vào thời điểm thích hợp để nắm tình hình cụ thể về đối tác cũ, đối tác mới, những khó khăn thực tế, có kiến nghị và đề xuất để Nhà chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam trở lại thị trường Irắc.

- Trước mắt, cần duy trì sự hoạt động của Ban điều hành Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Irắc để giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai nước (đặc biệt giúp các doanh nghiệp tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường này) cho đến khi hoạt động kinh tế thương mại ỏ Irắc đi vào ổn định.

- Sau khi Chính phủ mới ở Irắc được hình thành, phía Việt Nam cần chuẩn bị để đàm phán giữ hợp đồng khai thác mỏ dầu A-Ma-Ra đã ký.

- Giải quyết hợp đồng vay nợ theo các điều kiện cam kết của Chính quyền cũ.

- Tích cực tham gia quyên góp theo kêu gọi của LHQ để cứu trợ cho nhân dân Irắc. Vận động LHQ cho phép tiếp tục xuất khẩu sang Irắc trong khuôn khổ các chương trình viện trợ nhân đạo.

- Thông báo và yêu cầu các tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước không giao dịch với các tổ chức, cá nhân nằm trong diện phong toả tài sản và cấm giao dịch của Chính quyền Hoa Kỳ; đồng thời kiểm tra, rà soát lại các quan hệ với các đối tác nước ngoài, chám dứt ngay quan hệ, giao dịch, làm ăn (nếu có) với các tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách cấm của Hoa Kỳ hoặc nghi có liên quan tới hoạt động khủng bố, tẩy rửa tiền17./.



1 Từ khi LHQ thông qua Nghị quyết 1441 về thực hiện thanh sát vũ khí tại Irắc cho tới khi Hoa Kỳ và dồng minh tiến hành cuộc chiến chống Irắc.

2 Giá giao dịch tại thị trường New York (27/2/2003) cao nhất trong vòng 12 năm qua, gần đạt tới mức lịch sử là 41,15 USD/thùng

3 Năm 202 xuất khẩu chiếm 48,7% và nhập khẩu chiếm 57,5% GDP

4 Giá phôi thép nhập khẩu trung tuần tháng 2 tăng kỷ lục, tới 285 - 290 USD/tấn, tăng 35 - 37% so với giữa năm 2002; giá các loại sợi và hạt nhựa tăng trung bình 10 - 20% so với những tháng cuối năm 2002

5 Thiệt hại của Việt Nam do giá xăng dầu tăng trong 3tháng đầu năm lên tới 270,4 triệu USD.

6 Ngày thứ 21 của cuộc chiến, thủ đô Baghdad hoàn toàn thất thủ, hệ thống chỉ đạo đất nước bị tê liệt, ngày thứ 25 thành phố Tikrit nằm trong tay quân đồng minh, Hoa Kỳ và đồng minh coi như kết thúc cuộc chiến tại Irắc.

7 Việc vận chuyển vào Hoa Kỳ còn phát sinh thêm nhiều chi phí. Chẳng hạn phó SCM (Secmity Comphance Management) là 25 USD cho một vận đơn, sau 24 giờ tầu xuất phát mà bên xuất hàng sửa lại vận đơn thì mất thêm  40 USD cho mỗi lần sửa vận đơn, phát sinh thêm phí AMS (Advance Mamtest System)...

8 Tới tháng 4, cước phí vận chuyển của container 20 feet sẽ cộng thêm 112 USD phụ phí chiến tranh, riêng vào Trung Đông còn bị thu phụ phí ở mức 250 USD.

9 Theo Kenneth Rogoff, chuyên viên kinh tế IMF nhận định, kinh tế toàn cầu sẽ gặp khó khăn hơn nếu môi trường an ninh còn diễn biến phức tạp. Ông cho rằng, do chi phí bảo hiểm tăng và những hoạt động thương mại bị hạn chế sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới giảm 0,25%.

10 Chính sách đồng nội tệ mạnh của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, làm cho thâm hụt thương mại ngày càng gia tăng.

11 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phải quyết định cắt giảm 300 - 400 chuyến bay quốc tế mỗi tháng, trong tháng 4 và 5. Đây là giải pháp tình thế khi số khách quốc tế tới Việt Nam sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch SARS trên toàn cầu.

12 Chế độ này do ông Gamer, một viên tường Mỹ về hưu, lãnh đạo. Ông này đã thành lập Văn phòng Tái thiết và viện trợ nhân đạo ở Nam Irắc. Dưới sự bảo đảm an ninh của quân đội, Văn phòng này có nhiệm vụ cung cấp viện trợ nhân đạo ,tiến hành tái thiết Irắc và chuẩn bị thành lập chính phủ lâm thời của người Irắc.

13 Hoa Kỳ hiện không có kế hoạch chuyển giao ngay quyền lực cho người Irắc, ít nhất cũng phải sau 6 tuần kể từ khi cuộc chiến kết thúc hoàn toàn. Chính quyền quân quản được thành lập và hoạt động cũng phải mất khoảng 6 tuần nữa để từng bước có điều  kiện chuyển giao cho môt chính phủ lâm thời.

14 Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan vừa kêu gọi Chính phủ nước này khẩn trương vận động LHQ cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo sang Irắc trong khuôn khổ Chương trình Lương thực thế giới va Chương trình đổi dầu lấy lương thực, ngay sau khi chiến tranh kết thúc.

15 Hoa Kỳ tuyên bố chỉ mở cửa cho các nhà thầu của họ thực hiện các hợp đồng tái thiết Irắc. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các công ty Hoa Kỳ đang thương lượng về những hợp đồng trong việc xây dựng lại Irắc. Các nước đã ủng hộ Hoa Kỳ ngay từ đầu trong cuộc chiến chống Irắc cũng không muốn bỏ lỡ dịp may. Các nước Trung và Đông Âu cũng muốn được Hoa Kỳ ban ân huệ bằng cách có thể gợi ý các công ty Hoa Kỳ dành cho những nước này như Bungari, Ucraina, Ba Lan, Tây Ban Nha,,, những hợp đồng thầu lại.

16 Tính từ khi Nghị quyết 1441 của LHQ về thanh sát vũ khí tại Irắc có hiệu lực (tháng 11/2002) cho đến nay.

17 Trích kiến nghị của Tổng cục V. Bộ Công an gửi Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 838/B11 (B32) ngày 10/4/2003.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản