27348

Công văn số 277/ NHNN-QLNH ngày 25/03/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc góp ý dự thảo phương án cấp tín dụng hàng hoá cho Lào

27348
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 277/ NHNN-QLNH ngày 25/03/2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc góp ý dự thảo phương án cấp tín dụng hàng hoá cho Lào

Số hiệu: 277/NHNN-QLNH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Phùng Khắc Kế
Ngày ban hành: 25/03/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 277/NHNN-QLNH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Phùng Khắc Kế
Ngày ban hành: 25/03/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 277/ NHNN-QLNH
V/v góp ý dự thảo phương án cấp tín dụng hàng hoá cho Lào

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2003

Kính gửi: Bộ Thương mại

Trả lời công văn số 858/TM-CATBD ngày 07/03/2003 của Bộ Thương mại về việc góp ý vào dự thảo phương án cấp tín dụng hàng hoá sang Lào, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến như sau:

Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc cung cấp tín dụng hàng hoá sang Lào là cần thiết để giúp đõ nước bạn trong lúc khó khăn, củng cố quan hệ nhiều mặt giữa hai nước, cũng như tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Lào và phát triển sang hướng đông bắc Thái Lan. Ngân hàng Nhà nước đồng ý với quan điểm của Bộ Thương mại là chỉ cung cấp tín dụng đối với nhưng hàng hoá Việt Nam sản xuất và có một số ý kiến đóng góp như sau:

1. Về vốn cho hoạt động cấp tín dụng:

Ngân hàng Nhà nước nhất trí với ý kiến của Bộ Thương mại cho rằng do điều kiện về vốn của các doanh nghiệp có nhiều khó khăn nên cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc hỗ trợ về vốn có thể thực hiện theo cách sau:

Cách thứ nhất: Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc Quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp thực hiện.

Cách thứ hai: Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc Quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu bảo lãnh để các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng theo lãi suất thương mại và hỗ trợ chênh lệch lãi suất.

Ngân hàng Nhà nước cho rằng không nên đặt vấn đề cho các doanh nghiệp vay vốn ưu đãi của các Ngân hàng thương mại hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội vì theo qui định về sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, việc cho vay vốn ưu đãi của Ngân hàng này chỉ áp dụng đối với các đối tượng người nghèo (các hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn) và cho vay thuộc chương trình phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, theo chủ trương của Chính phủ các Ngân hàng thương mại sẽ không thực hiện cho vay chính sách. Lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại do Ngân hàng thương mại và khách hàng tự thoả thuận, Nhà nước không can thiệp.

Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cho rằng các doanh nghiệp tham gia hoạt động tín dụng hàng hoá cho Lào cũng cần đóng góp một phần vốn vì đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị để tăng cường sự hợp tác giữa hai nước mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường Lào. Việc yêu cầu các doanh nghiệp đóng góp một phần vốn sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thu nợ và bảo toàn vốn.

2. Về phương thức thanh toán:

Hiện nay, Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (là Ngân hàng chủ yếu thực hiện chuyển đổi từ Kíp Lào sang đồng Việt Nam) gặp rất nhiều khó khăn trong việc cần đổi nguồn đồng Việt Nam. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề nghị việc thanh toán trả nợ chủ yếu thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc hàng hoá (đặc biệt là gỗ và hàng lâm sản) hoặc đồng Việt Nam, hạn chế việc nhận kíp Lào vì rất khó để chuyển đổi sang đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ để chuyển về nước.

3. Về lựa chọn doanh nghiệp:

Ngân hàng Nhà nước cho rằng doanh nghiệp tham gia phải là doanh nghiệp có thể trực tiếp sản xuất ra được những mặt hàng mà phía Lào đề nghị và nên chọn doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi và có mức vốn tự có tham gia lớn. Trong trường hợp không có doanh nghiệp đăng ký thì sẽ do Chính phủ chỉ định.

4. Về lãi suất trả chậm: đề nghị Bộ Thương mại ghi rõ là lãi suất của Ngân hàng Liên đoàn Lào - Việt tại Lào hay tại Việt Nam vì hai lãi suất này khác nhau, nếu quy định không rõ sẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

5. Đề nghị Bộ Thương mại ghi rõ thời điểm triển khai để đảm bảo tính khả thi và thoả thuận với phía Lào về thời hạn trả nợ tùy theo từng loại hàng hoá để Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc Quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu có thể cho vay theo thời hạn phù hợp.

6. Ngoài ra, để triển khai có hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước cho rằng Chính phủ Lào cần có bảo lãnh cho việc thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp Lào không thanh toán được (hoặc thanh toán không hết) số nợ.

Ngân hàng Nhà nước có ý kiến để Bộ Thương mại tổng hợp trình Chính phủ./.

 

 

KT/THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Phùng Khắc Kế

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản