88772

Công văn số 3120/BKH-KTĐN về việc Kế hoạch khung thực hiện Chương trình hành động Accra về Hiệu quả viện trợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

88772
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 3120/BKH-KTĐN về việc Kế hoạch khung thực hiện Chương trình hành động Accra về Hiệu quả viện trợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu: 3120/BKH-KTĐN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Cao Viết Sinh
Ngày ban hành: 05/05/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3120/BKH-KTĐN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký: Cao Viết Sinh
Ngày ban hành: 05/05/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ   
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3120/BKH-KTĐN
V/v Kế hoạch khung thực hiện Chương trình hành động Accra về Hiệu quả viện trợ

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009

 

Kính gửi:

- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91

 

Tại văn bản số 6656/VPCP-QHQT ngày 07 tháng 10 năm 2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã phê duyệt Chương trình hành động Accra về hiệu quả viện trợ, trong đó giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tổ công tác ODA của Chính phủ, các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ xây dựng các kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình hành động Accra và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong thời gian qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò Đồng chủ tọa Nhóm Quan hệ đối tác về Hiệu quả viện trợ (PGAE) đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ xây dựng Kế hoạch khung thực hiện Chương trình hành động Accra về hiệu quả viện trợ tại Việt Nam (tại Phụ lục đính kèm theo công văn).

Kế hoạch khung này bao gồm các cam kết và các hoạt động ưu tiên ở cấp quốc gia theo tinh thần và nội dung của Chương trình hành động Accra về hiệu quả viện trợ được cụ thể hóa trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam với mục tiêu cuối cùng là thực hiện thành công Tuyên bố Pa-ri và Cam Kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ vào năm 2010.

Để triển khai thực hiện Kế hoạch khung, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị:

1. Các Bộ, ngành Trung ương được giao chủ trì các hoạt động trong Kế hoạch khung phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan và các nhà tài trợ triển khai thực hiện các hoạt động này đúng tiến độ đề ra.

2. Các Bộ, ngành và địa phương khác triển khai thực hiện Kế hoạch khung theo hai hướng:

(i) Tham gia cùng các Bộ, ngành Trung ương được giao chủ trì thực hiện các hoạt động đề ra trong Kế hoạch khung;

(ii) Trên cơ sở Kế hoạch khung và căn cứ vào tình hình cụ thể về thu hút và sử dụng viện trợ, phối hợp với các nhà tài trợ xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả viện trợ của Bộ, ngành và địa phương mình. Kế hoạch này cần xác định mốc thời gian hoàn thành và các sản phẩm đầu ra cụ thể.

Để phục vụ cho công tác tổng hợp, điều phối chung và tạo cơ sở để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đề nghị các Bộ, ngành và địa phương gửi kế hoạch hoạt động trên về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 31 tháng 5 năm 2009.

Mọi thông tin liên quan đề nghị liên hệ Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Điện thoại hoặc Fax: 37333000 – Email: haininh211@yahoo.com hoặc pgae.secretariat@gmail.com để được hỏi đáp và hỗ trợ khi cần thiết. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của Quý Cơ quan.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Pham Gia Khiêm;
- Các đồng chí lãnh đạo Bộ;
- VPCP (Vụ QHQT);
- Các thành viên Tổ công tác ODA (có danh sách đính kèm theo);
- Lưu: VT, Vụ KTĐN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Viết Sinh

 


PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH KHUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG ACCRA TẠI VIỆT NAM

AAA

Hoạt động

Kết quả

Đơn vị chủ trì

Tiến độ
2009 2010 Sau 2010

Tăng cường vai trò làm chủ quốc gia đối với quá trình phát triển

 

 

 

 

 

 

13.a) Chính phủ các nước đang phát triển sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Quốc hội và chính quyền địa phương trong việc chuẩn bị, thực hiện, giám sát các chính sách và kế hoạch phát triển của quốc gia. Chính phủ các nước cũng sẽ khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào quá trình này.

13.1. Xây dựng Đề án thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015 gắn với việc chuẩn bị Chiến lược 10 năm và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (SEDP) 5 năm 2011 – 2015.

- Đề án thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề và các nhà tài trợ

 

12/2010

 

13.2. Đánh giá toàn diện tình hình thực hiện và hiệu quả của các dự án viện trợ nước ngoài (ODA, INGO) theo Bộ, ngành và địa phương.

- Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Chủ trì: Các bộ và địa phương. Bộ KH&ĐT làm nhiệm vụ cơ quan tổng hợp

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam, các nhà tài trợ và các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội ngành nghề

 

6/2010

 

13.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Chính phủ

- Đề xuất cơ chế trình Thủ tướng Chính phủ

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Các cơ quan

 

6/2010

 

14.b) Sự hỗ trợ của các nhà tài trợ về phát triển năng lực sẽ dựa trên nhu cầu và được thiết kế để hỗ trợ vai trò làm chủ của quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, các nước đang phát triển và các nhà tài trợ sẽ: (i) cùng nhau lựa chọn và quản lý hợp tác kỹ thuật; và (ii) thúc đẩy việc cung cấp hợp tác kỹ thuật của các tư vấn trong nước và khu vực, bao gồm thông qua hợp tác Nam – Nam

14.2. Làm rõ loại viện trợ nào thích hợp với việc áp dụng phương pháp tiếp cận theo chương trình (PBA).

Nghiên cứu áp dụng PBA tại 2 bộ và 01 địa phương

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Các Bộ và địa phương liên quan

12/2009

 

 

14.3. Thực hiện đối thoại giữa các Bộ, ngành và các nhà tài trợ

Xây dựng thí điểm đối thoại chính sách phát triển ngành giữa Bộ Y tế và các nhà tài trợ trên cơ sở ý nguyện thư về hợp tác giữa Bộ Y tế và các nhà tài trợ để thúc đẩy thực hiện Tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ

Chủ trì: Bộ Y tế

Tham gia: Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các nhà tài trợ

6/2009

 

 

14.4. Hỗ trợ vai trò của Việt Nam trong hợp tác khu vực, hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên

Đề xuất hỗ trợ hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên

Chủ trì: Bộ Ngoại giao.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ quan tâm

12/2009

 

 

14.c) Các nước đang phát triển và các nhà tài trợ sẽ phối hợp ở tất cả các cấp trong việc thúc đẩy những thay đổi ở cấp thực hiện để hỗ trợ phát triển năng lực đạt hiệu quả cao hơn

14.5. Thông qua tiến trình kiểm điểm chung tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA (JPPR) chia sẻ những thực hành tốt về thực hiện chương trình, dự án ODA ở cơ sở.

Những kinh nghiệm thực hiện chương trình, dự án ODA được tổng kết và chia sẻ giữa các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ.

Chủ trì: Bộ KH&ĐT và Nhóm 6 ngân hàng phát triển (Nhóm 6 NH).

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ quan tâm

6/2009

 

 

15.a) Các nhà tài trợ nhất trí sử dụng các hệ thống quốc gia như phương án ưu tiên hàng đầu đối với các chương trình viện trợ để hỗ trợ các hoạt động do khu vực công quản lý.

 

15.b) Nếu các nhà tài trợ buộc phải lựa chọn sử dụng phương án khác và dựa vào các cơ chế cung cấp viện trợ nằm ngoài các hệ thống quốc gia (bao gồm các ban quản lý dự án song trùng), các nhà tài trợ phải nêu rõ ràng và công khai cơ sở lựa chọn phương án này và sẽ đánh giá định kỳ vị trí của mình trong lĩnh vực này. Trong trường hợp việc sử dụng các hệ thống quốc gia không khả thi, các nhà tài trợ sẽ thiết lập các điều kiện bảo vệ và các biện pháp an toàn bổ sung theo hướng tăng cường hơn là làm tổn hại các hệ thống và quy trình, thủ tục của quốc gia.

15.1. Các nhà tài trợ thông báo về các hệ thống của Chính phủ (toàn bộ hoặc từng phần) sẽ được sử dụng khi cung cấp viện trợ và cam kết hỗ trợ Chính phủ tăng cường và cải thiện các hệ thống này (toàn bộ hoặc từng phần), nhờ vậy thúc đẩy quá trình tuân thủ dựa trên những đánh giá chung giữa Chính phủ và nhà tài trợ (Hoạt động đề ra tại 15.c) trên các lĩnh vực.

Quản lý tài chính công (PFM):

Kết quả thực hiện phản ánh trong Báo cáo của PGAE trình Hội nghị CG giữa kỳ và thường niên năm 2009 và 2010

 

Thời hạn do nhà tài trợ quyết định sau khi tham vấn ý kiến của đại bản doanh (15.a).

15.2. Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

Chủ trì: TG về Quản lý tài chính công của PGAE phối hợp chặt chẽ với Nhóm Quan hệ đối tác về Quản lý tài chính công.

Tham gia: Bộ Tài chính và các nhà tài trợ

Theo tiến độ của dự án Cải cách quản lý tài chính công (Dự án kết thúc tháng 2/2011)

15.3. Đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính quốc gia (CFAA) theo tiến độ sửa đổi Luật Ngân sách

Chia sẻ thông tin về tiến trình sửa đổi Luật Ngân sách và các nội dung liên quan tới CFAA

 

 

15.4. Thực hiện Chi tiêu công và trách nhiệm giải trình tài chính (PEFA).

Đấu thầu:

 

 

 

15.5. Cải tiến hệ thống quốc gia dựa trên những thực tiễn tốt (i) Khung luật pháp, (ii) Xây dựng năng lực, (iii) Kiểm toán đấu thầu, (iv) Cơ chế khiếu nại.

 

Chủ trì: TG về Đấu thầu của PGAE.

Tham gia: Bộ KH&ĐT và các nhà tài trợ

Sau năm 2010 do Dự án MDTF 2 chậm 6 tháng

15.6. Thực hiện nội dung về đấu thầu trong Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA theo Quyết định 883/2008/QĐ-BKH

Kiểm toán:

 

Chủ trì: Bộ KH&ĐT và Nhóm 6 NH.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ quan tâm.

 

15.7. Công bố các Báo cáo của kiểm toán Nhà nước.

 

Chủ trì: Kiểm toán Nhà nước và Nhóm 6 NH.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ quan tâm

 

Theo dõi và đánh giá

15.8. Sử dụng công cụ theo dõi thống nhất (AMT)

 

 

Chủ trì: Bộ KH&ĐT và Nhóm 6 NH.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ khác quan tâm.

 

 

 

Quản lý dựa trên kết quả:

15.9. Theo dõi tình hình thực hiện SEDP ở cấp quốc gia và cấp ngành trên cơ sở khung theo dõi và đánh giá dựa trên kết quả.

Đánh giá kết quả tác động xã hội và môi trường:

 

 

Chủ trì: Bộ KH&ĐT.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ.

 

 

 

15.10. Cải thiện hệ thống quốc gia theo các thực hành tốt: (i) Khung luật pháp, (ii) Xây dựng năng lực.

- Thực hiện Kế hoạch hành động giữa Tổ công tác ODA của Chính phủ và Nhóm 6 NH.

 

Chủ trì: TG về Đánh giá tác động xã hội và môi trường của PGAE.

Tham gia: Bộ Tài nguyên và Môi trường và các nhà tài trợ.

 

 

 

Báo cáo Ngân sách

15.11. Cải thiện công tác xây dựng kế hoạch ngân sách ngành và kế hoạch ngân sách địa phương.

 

 

Chủ trì: TG về Quản lý tài chính công của PGAE phối hợp chặt chẽ với Nhóm Quan hệ đối tác về Quản lý tài chính công.

Tham gia: Bộ Tài chính và các nhà tài trợ.

 

 

 

BQLDA song trùng:

15.12. Cải thiện quản lý dự án, kể cả khắc phục quản lý dự án song trùng

 

 

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ.

 

 

 

15.c) Các nước đang phát triển và các nhà tài trợ sẽ phối hợp đánh giá chất lượng của các hệ thống quốc gia trên cơ sở một quá trình do Chính phủ đóng vai trò lãnh đạo, sử dụng các công cụ chuẩn đoán được các bên nhất trí. Khi các hệ thống quốc gia đòi hỏi phải được tăng cường thêm, các nước đang phát triển sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc xác định các chương trình cải cách và các ưu tiên. Các nhà tài trợ sẽ hỗ trợ những cải cách này và cung cấp hỗ trợ phát triển năng lực.

15.13. Chính phủ chủ trì hợp tác với các nhà tài trợ đánh giá chất lượng của các hệ thống quốc gia và đề ra lộ trình cải thiện các hệ thống này. Các nhà tài trợ thông qua quá trình này hỗ trợ Chính phủ tăng cường năng lực các hệ thống của Chính phủ theo yêu cầu.

Báo cáo trình TTCP kết quả đánh giá cùng những kiến nghị về hoàn thiện các hệ thống quản lý.

Chủ trì: Các bộ, cơ quan và địa phương. Bộ KH&ĐT làm nhiệm vụ cơ quan tổng hợp

Tham gia: Các cơ quan nhiệm vụ và các nhà tài trợ.

12/2009

 

 

15.d) Các nhà tài trợ sẽ ngay lập tức bắt tay vào xây dựng và chia sẻ các kế hoạch được lập một cách rõ ràng để thực hiện các cam kết trong Tuyên bố Pa-ri về sử dụng các hệ thống quốc gia với mọi hình thức hỗ trợ phát triển; cung cấp các hướng dẫn cho cán bộ của mình cách thức sử dụng các hệ thống này; và đảm bảo các biện pháp khuyến khích nội bộ đối với việc sử dụng các hệ thống này. Các nhà tài trợ sẽ hoàn tất các kế hoạch này như một việc làm cấp bách.

15.14. Các nhà tài trợ tại Việt Nam tham vấn ý kiến Trụ sở trung ương của mình trong quá trình thực hiện

Thông tin của các nhà tài trợ được chia sẻ với phía Việt Nam và giữa các nhà tài trợ.

Chủ trì: Các nhà tài trợ

Thời hạn do nhà tài trợ quyết định

15.e) Các nhà tài trợ sẽ ghi nhớ và tái khẳng định cam kết trong Tuyên bố Pa-ri về cung cấp 66% viện trợ theo phương pháp tiếp cận theo chương trình. Ngoài ra, các nhà tài trợ sẽ hướng tới mục tiêu cung cấp từ 50% trở lên khoản hỗ trợ của mình theo phương thức từ chính phủ nước tài trợ sang chính phủ nước tiếp nhận thông qua các hệ thống quốc gia đáng tin cậy, bao gồm cả việc tăng phần trăm hỗ trợ thông qua các phương pháp tiếp cận theo chương trình.

15.15. Điều tra cơ bản năm 2009 và năm 2010 phù hợp với hướng dẫn của Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) và phương pháp luận được cải thiện (các định nghĩa; biểu mẫu thu thập thông tin; tổ chức phối hợp thực hiện …)

Kết quả phản ánh trong Báo cáo của PGAE trình Hội nghị CG thường niên 2009 và 2010

Chủ trì: PGAE

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

12/2009

12/2010

 

Xây dựng quan hệ đối tác có hiệu quả và rộng rãi về phát triển

 

 

 

 

 

 

17.a) Các nước đang phát triển sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong việc quyết định vai trò tối ưu của các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ các nỗ lực phát triển của mình ở cấp quốc gia, vùng và ngành. Các nhà tài trợ sẽ tôn trọng những ưu tiên của các nước đang phát triển, bảo đảm rằng những sắp xếp mới về phân công lao động sẽ không dẫn đến tình trạng giảm viện trợ ở các nước đang phát triển.

17.1. Xây dựng cơ sở và lộ trình về phân công lao động phản ánh trong Định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015, trong đó xác định việc phối hợp và bổ trợ giữa các nhà tài trợ hoặc nhóm các nhà tài trợ trong quá trình hỗ trợ phát triển cho Việt Nam.

Tài liệu đầu vào cho Đề án Định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015

Chủ trì: Bộ KH&ĐT.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

 

12/2010

 

17.b) Các nhà tài trợ và các nước đang phát triển sẽ phối hợp với Nhóm công tác về hiệu quả viện trợ hoàn tất các nguyên tắc về thực tiễn tốt trong phân công lao động do quốc gia đối tác lãnh đạo. Để đạt được mục tiêu này, các nhà tài trợ và các nước đang phát triển sẽ trình bày chi tiết các kế hoạch để đảm bảo điều phối tối đa hợp tác phát triển. Chúng ta sẽ đánh giá tiến độ thực hiện nội dung này từ năm 2009.

17.2. Chia sẻ thông tin về phân công lao động giữa các nhà tài trợ ở Việt Nam với Nhóm công tác về hiệu quả viện trợ của OECD-DAC.

Báo cáo về phân công lao động giữa các nhà tài trợ Việt Nam

Chủ trì: PGAE

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

 

12/2010

 

17.c) Chúng ta sẽ tiến hành đối thoại về phân công lao động giữa các nước từ tháng 6 năm 2009

17.3. Đối thoại trong quá trình xây dựng Đề án định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015, trong đó xác định vai trò tối ưu của từng nhà tài trợ.

Tài liệu đầu ra phục vụ quá trình chuẩn bị Định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015.

Chủ trì: Bộ KH&ĐT.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

 

 

 

Chúng ra sẽ nâng cao giá trị đồng tiền của viện trợ

 

 

 

 

 

 

18.a) Các nhà tài trợ OECD-DAC sẽ mở rộng phạm vi áp dụng các Khuyến nghị của DAC năm 2001 về việc không áp dụng viện trợ có ràng buộc đối với các nước nhận viện trợ không thuộc Nhóm các nước chậm phát triển có nợ nước ngoài cao (LDC HIPCs) và cải thiện các báo cáo của mình về việc thực hiện Khuyến nghị DAC 2001 nêu trên.

18.1. Các nhà tài trợ có liên quan tham vấn ý kiến Trụ sở trung ương của mình và thông báo cho phía Việt Nam

Thông báo của các nhà tài trợ có liên quan cho phía Việt Nam

Chủ trì: Các nhà tài trợ

Thời hạn do nhà tài trợ quyết định.

18.b) Các nhà tài trợ sẽ đưa ra các kế hoạch chi tiết của mình nhằm loại bỏ viện trợ có ràng buộc ở mức tối đa có thể.

18.2. Các nhà tài trợ có liên quan tham vấn ý kiến Trụ sở trung ương của mình và thông báo cho phía Việt Nam.

Thông báo của các nhà tài trợ có liên quan cho phía Việt Nam

 

Thời hạn do nhà tài trợ quyết định

18.c) Các nhà tài trợ sẽ thúc đẩy việc sử dụng đấu thầu địa phương và khu vực thông qua việc đảm bảo rằng các quy trình, thủ tục về đấu thầu là minh bạch và cho phép các công ty địa phương và khu vực tham gia đấu thầu. Chúng ta sẽ dựa trên những thực tiễn tốt để hỗ trợ công ty địa phương nâng cao năng lực để đủ sức cạnh tranh thành công trong đấu thầu các dự án viện trợ.

18.3. Phản ánh kết quả thực hiện trong khung khổ TG của PGAE về đấu thầu.

Kết quả thực hiện được phản ánh trong Báo cáo của PAGE trình Hội nghị CG thường niên.

Chủ trì: TG về đấu thầu của PGAE.

Tham gia: Các nhà tài trợ và Bộ KH&ĐT

12/2009

12/2010

 

18.d) Chúng ta sẽ tôn trọng các thỏa thuận quốc tế của mình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

18.4. Thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện các điều ước quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mà Việt Nam và các nhà tài trợ đã ký kết tham gia, nhất là trong lĩnh vực môi trường.

Báo cáo của Diễn đàn doanh nghiệp về nội dung này trình Hội nghị CG thường niên.

Chủ trì: Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam

12/2009

12/2010

 

19.a) Chúng ta khuyến khích tất cả các đối tác phát triển, bao gồm cả những đối tác tham gia vào hợp tác Nam-Nam, sử dụng các nguyên tắc của Tuyên bố Pa-ri như một cơ sở tham vấn khi cung cấp hợp tác phát triển

19.1 Giới thiệu các nguyên tắc của Tuyên bố Pa-ri cho Phân ban hợp tác với Lào và Căm-pu-chia của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào và Việt Nam – Căm-pu-chia

Nâng cao nhận thức về hiệu quả viện trợ trong hợp tác NAM-NAM

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Các bộ và địa phương có hợp tác với Lào và Căm-pu-chia.

8/2009

 

 

19.b) Chúng ta ghi nhận những đóng góp của tất cả các đối tác phát triển và đặc biệt vai trò của các nước có mức thu nhập trung bình kể cả nước cung cấp và nước nhận viện trợ. Chúng ta công nhận tầm quan trọng và những đặc thù của hợp tác – Nam-Nam và thừa nhận rằng chúng ta cần học hỏi từ kinh nghiệm này của các nước đang phát triển. Chúng ta khuyến khích phát triển hơn nữa hợp tác ba bên.

19.2. Đề xuất với các nhà tài trợ về Hợp tác ba bên: Việt Nam – Nhà tài trợ - nước đang phát triển

Đề xuất về các lĩnh vực, hình thức và cơ chế hợp tác.

Chủ trì: Bộ Ngoại giao.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

12/2009

 

 

19.c) Các quỹ toàn cầu và các chương trình đã có đóng góp quan trọng và sự phát triển. Những chương trình được các quỹ này tài trợ sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu có những nỗ lực bổ trợ lẫn nhau giúp cải thiện môi trường chính sách và tăng cường các thể chế trong những ngành mà các quỹ này hoạt động. Chúng ta kêu gọi các quỹ toàn cầu hỗ trợ phát huy vai trò làm chủ của quốc gia, tuân thủ và hài hòa các hỗ trợ của quỹ một cách chủ động, và sử dụng tốt các khung khổ chia sẻ trách nhiệm chung, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh vào những kết quả cần đạt được. Khi những thách thức toàn cầu mới đang xuất hiện, các nhà tài trợ sẽ đảm bảo trước tiên rằng các kênh cung cấp viện trợ hiện nay được sử dụng trước khi tạo ra các kênh riêng mới có thể dẫn đến sự gia tăng của tình trạng phân tán của viện trợ và làm cho hoạt động điều phối ở cấp quốc gia trở nên phức tạp.

19.3. Tính đến trong quá trình đàm phán và thực hiện các chương trình và dự án với các Quỹ toàn cầu, thí dụ Quỹ môi trường toàn cầu.

 

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các quỹ toàn cầu.

Hoạt động thường xuyên

19.d) Chúng ta khuyến khích các nước đang phát triển huy động quản lý và đánh giá các sáng kiến hợp tác quốc tế vì lợi ích của các nước đang phát triển khác.

19.4. Đánh giá các sáng kiến hợp tác quốc tế trong quá trình xây dựng Định hướng thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 2011-2015.

Vận dụng những kinh nghiệm và thực hành tốt trong hợp tác Nam-Nam của Việt Nam và hợp tác với Lào và Căm-pu-chia.

Chủ trì: Bộ KH&ĐT.

Tham gia: Bộ Ngoại giao và các cơ quan Việt Nam

 

 

 

19.e) Hợp tác Nam-Nam vì mục tiêu phát triển hướng tới việc tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, bình đẳng giữa các đối tác đang phát triển và tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia, đa dạng văn hóa và đặc thù và hoàn cảnh của mỗi nước. Điều này đóng vai trò quan trọng trong hợp tác phát triển quốc tế và là một sự bổ sung quý báu vào hợp tác Nam-Nam.

19.5. Tính đến trong hợp tác với Lào, Căm-pu-chia và các nước Châu Phi, cũng như với các nước đang phát triển khác trong hợp tác Nam-Nam.

 

 

 

 

 

20.a) Chúng ta mời các tổ chức xã hội dân sự phản ánh việc họ có thể áp dụng những nguyên tắc Pa-ri về Hiệu quả viện trợ như thế nào từ quan điểm của các tổ chức xã hội dân sự.

20.1. Hoạt động truyền thông đối với các tổ chức, đoàn thể hiệp hội ngành nghề về các nguyên tắc của Tuyên bố Pa-ri.

Nhận thức của các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội ngành nghề về hiệu quả viện trợ được nâng cao.

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Bộ Nội vụ, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị (PACCOM), các cơ quan hữu quan Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề (Liên hiệp các tổ chức khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Viện Nghiên cứu xã hội (ISS), …) và các nhà tài trợ.

6/2009

 

 

20.b) Chúng ta hoan nghênh đề xuất của các tổ chức xã hội dân sự trong việc huy động sự tham gia của họ vào quá trình đa đối tác do các tổ chức xã hội dân sự đóng vai trò chủ đạo để thúc đẩy hiệu quả phát triển của các tổ chức xã hội dân sự. Như một phần của quá trình này, chúng ta sẽ: i) cải thiện sự phối hợp các nỗ lực của các tổ chức xã hội dân sự với các chương trình của Chính phủ, ii) Tăng cường trách nhiệm giải trình các kết quả của các tổ chức xã hội dân sự, và iii) cải thiện thông tin về hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự.

20.2. Xây dựng một kế hoạch và cơ chế huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể hiệp hội ngành nghề vào các hoạt động hiệu quả viện trợ.

Kế hoạch và cơ chế tham gia hoạt động hiệu quả viện trợ của các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội ngành nghề.

Chủ trì: Bộ Nội vụ

Tham gia: Bộ KH&ĐT, PACCOM, các cơ quan Việt Nam, các tổ chức đoàn thể hiệp hội ngành nghề (VUSTA, ISS, ….) và các nhà tài trợ.

12/2009

 

 

20.c) Chúng ta sẽ hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự để tạo ra một môi trường thuận lợi giúp tối đa hóa những đóng góp của họ cho sự phát triển.

20.3. Đối thoại về môi trường tham gia của các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội ngành nghề vào hiệu quả viện trợ.

- Môi trường đối thoại được cải thiện.

Chủ trì: Bộ Nội vụ

Tham gia: Bộ KH&ĐT, PACCOM, các cơ quan Việt Nam, các tổ chức đoàn thể hiệp hội ngành nghề (VUSTA, ISS, ….) và các nhà tài trợ.

12/2009

 

 

20.4. Thành lập Hiệp hội nghề nghiệp đánh giá Việt Nam, cung cấp đào tạo về theo dõi và đánh giá viện trợ, mở rộng hoạt động theo dõi và đánh giá sang khu vực tư nhân và các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội ngành nghề.

- Hiệp hội nghề nghiệp đánh giá Việt Nam được thành lập và hoạt động hiệu quả

Chủ trì: Bộ KH&ĐT, Bộ Nội vụ

Tham gia: VUSTA, ISS, các tổ chức/cá nhân liên quan và các nhà tài trợ.

6/2009

 

 

Cung cấp viện trợ và trách nhiệm giải trình về kết quả phát triển

 

 

 

 

 

 

23.a) Các nước đang phát triển sẽ tăng cường chất lượng xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách thông qua viện cải thiện các hệ thống thông tin, bao gồm, tùy theo từng trường hợp cụ thể, phân loại dữ liệu theo giới tính, vùng lãnh thổ và thực trạng kinh tế - xã hội.

23.1 Đánh giá hệ thống thông tin KT-XH và những chỉ tiêu ưu tiên để theo dõi các kết quả phát triển trong bối cảnh phân cấp, có nhiều nguồn thông tin và việc sử dụng thông tin phục vụ việc ra quyết định.

Thông tin về tình hình phát triển kinh tế xã hội được công bố rộng rãi và cập nhật.

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: các cơ quan Việt Nam

12/2009

6/2010, 12/2010

 

23.b) Các nước đang phát triển và các nhà tài trợ sẽ hợp tác nhằm phát triển các công cụ quản lý chi phí – hiệu quả để đánh giá và điều chỉnh tác động của chính sách phát triển khi cần thiết. Chúng ta sẽ điều phối tốt hơn và liên kết các nguồn thông tin, bao gồm cả hệ thống thống kê quốc gia, lập ngân sách, lập kế hoạch, theo dõi, các đánh giá tình hình thực hiện chính sách do các nước đang phát triển đóng vai trò lãnh đạo.

23.2. Tăng cường các hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan chức năng và chia sẻ kết quả giám sát với các nhà tài trợ.

Các báo cáo giám sát được công bố rộng rãi.

Chủ trì: Các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan chức năng

12/2009

 

 

23.c) Các nhà tài trợ sẽ theo dõi tuân thủ các hệ thống thông tin quốc gia và sẽ hỗ trợ, đầu tư để tăng cường năng lực thống kê quốc gia và các hệ thống thông tin của các nước đang phát triển, bao gồm cả các hệ thống thông tin về quản lý viện trợ.

23.3. Cải thiện hệ thống thông tin quốc gia, trong đó có hệ thống dữ liệu thống nhất về viện trợ

Hệ thống dữ liệu thống nhất về viện trợ đưa vào hoạt động

Chủ trì: Bộ KH&ĐT.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ.

12/2009

 

 

23.d) Chúng ta sẽ tăng cường khuyến khích nâng cao hiệu quả viện trợ. Chúng ta sẽ xem xét một cách có hệ thống và chú trọng đến những trở ngại về pháp luật và hành chính đối với việc thực hiện các cam kết quốc tế về hiệu quả viện trợ. Các nhà tài trợ sẽ quan tâm hơn việc trao quyền đầy đủ cho các văn phòng tại địa phương, thay đổi các khuyến khích về tổ chức và nhân sự để thúc đẩy hành vi phù hợp với các nguyên tắc về hiệu quả viện trợ.

23.4. Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong quá trình thu hút, quản lý và sử dụng viện trợ. Các nhà tài trợ đẩy mạnh phân cấp cho cơ quan của mình tại Việt Nam.

- Một số thủ tục hành chính được cải thiện, góp phần đẩy nhanh thực hiện dự án và thúc đẩy giải ngân vốn ODA, kể cả đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP

- Cơ quan viện trợ của nhà tài trợ ở Việt Nam được phân cấp nhiều hơn.

Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phần liên quan đến thủ tục hành chính của Việt Nam) và nhà tài trợ (phân cấp cho cơ quan của mình tại Việt Nam).

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ.

12/2009

 

 

24.a) Chúng ta sẽ làm cho viện trợ minh bạch hơn. Các nước đang phát triển sẽ tạo thuận lợi cho sự giám sát của Quốc hội bằng việc thực hiện minh bạch hơn nữa trong quản lý tài chính công, bao gồm công khai các nguồn thu, ngân sách, các khoản chi tiêu, mua sắm công và kiểm toán. Các nhà tài trợ sẽ công khai thường xuyên các thông tin chi tiết và kịp thời các dòng viện trợ của mình để tạo thuận lợi cho việc xây dựng ngân sách, kế toán và kiểm toán của các nước đang phát triển.

24.1. Tăng cường giám sát của Quốc hội bằng cách minh bạch quản lý tài chính công, công khai thu nhập, ngân sách, chi tiêu và kiểm toán. Các nhà trợ công khai hóa quy định, cung cấp chi tiết và kịp thời thông tin về quy mô, phân bổ viện trợ và nếu có thể cả những kết quả chi tiêu để hỗ trợ Chính phủ lập ngân sách, dự toán và kiểm toán.

24.1. Tăng cường vai trò giám sát của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đối với việc thu hút và sử dụng ODA.

Báo cáo giám sát của các cơ quan hữu quan của Quốc hội được công bố và chia sẻ với các nhà tài trợ.

Chủ trì: Các cơ quan của Quốc hội theo chức năng, đặc biệt Ủy ban Tài chính, Ngân sách và Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội (liên quan đến ODA).

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam

Phù hợp với lịch giám sát của các cơ quan hữu quan của Quốc hội

24.b) Chúng ta sẽ đẩy mạnh nỗ lực để bảo đảm rằng – như đã nhất trí trong Tuyên bố Pa-ri – các đánh giá chung sẽ được thực hiện vào năm 2010 tại tất cả các nước cam kết thực hiện Tuyên bố Pa-ri. Những đánh giá này sẽ dựa trên các báo cáo kết quả của quốc gia và các hệ thống thông tin được bổ trợ bằng số liệu sẵn có của nhà tài trợ và bằng chứng độc lập đáng tin cậy. Chúng sẽ giúp đưa ra những thực tiễn tốt mới xuất hiện với sự hiểu biết tường tận và mạnh mẽ hơn của Quốc hội và sự tham gia mạnh mẽ hơn của các công dân. Với những đánh giá này, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm với nhau về những kết quả mà các bên đã thống nhất nhằm duy trì sự phát triển của đất nước và các chính sách viện trợ.

24.3. Tham gia đánh giá chung về tình hình thực hiện Tuyên bố Pa-ri phù hợp với hướng dẫn của OECD-DAC.

Báo cáo của Việt Nam và tình hình và kết quả thực hiện Tuyên bố Pa-ri về hiệu quả viện trợ.

Chủ trì: Bộ KH&ĐT

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

 

2010

 

24.c) Để bổ sung các đánh giá chung ở cấp quốc gia và thúc đẩy thực hiện tốt hơn, các nước đang phát triển và các nhà tài trợ sẽ cùng nhau đánh giá và tăng cường các cơ chế chịu trách nhiệm giải trình ở cấp quốc tế, bao gồm đánh giá chéo với sự tham gia của các nước đang phát triển. Chúng ta sẽ xem xét đánh giá các đề xuất tăng cường các cơ chế này vào cuối năm 2009.

24.4. Đánh giá chung và đánh giá chéo giữa Chính phủ và các nhà tài trợ

Cơ chế đánh giá chung và đánh giá chéo được xây dựng.

Chủ trì:  PGAE

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

12/2009

 

 

24.d) Sử dụng có hiệu quả và hiệu suất các nguồn lực tài chính cho phát triển đòi hỏi cả nhà tài trợ lẫn các nước đối tác nỗ lực hết mình đấu tranh chống tham nhũng. Các nhà tài trợ và các nước đang phát triển sẽ tôn trọng những nguyên tắc đã được nhất trí, bao gồm cả Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc. Các nước đang phát triển sẽ chú trọng chống tham nhũng bằng cách cải thiện công tác điều tra, sửa đổi pháp luật, đề cao trách nhiệm giải trình và minh bạch trong việc sử dụng các quỹ công. Các nhà tài trợ sẽ thực hiện các giải pháp ở nước mình để chống lại các cá nhân hoặc công ty của nước mình cấu kết tham nhũng tại các nước đối tác và sẽ theo dõi, phong tỏa và giành lại những tài sản bị chiếm đoạt một cách phi pháp.

24.5. Diễn đàn đối thoại thường niên về phòng chống tham nhũng trước thềm Hội nghị CG.

Báo cáo kết quả Diễn đàn trình Hội nghị CG thường niên.

Chủ trì: Thanh tra Chính phủ.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

12/2009

12/2010

 

25.a) Các nhà tài trợ sẽ hợp tác với các nước đang phát triển để nhất trí một gói có giới hạn những điều kiện cần thiết để đạt được các mục tiêu và kết quả đầu ra mà các bên đều nhất trí. Chúng ta sẽ cùng phối hợp đánh giá việc thực hiện những cam kết này của các nhà tài trợ và các nước đang phát triển

25.1. Trong khung khổ các chương trình viện trợ gắn với khung chính sách.

Gói chính sách được xây dựng trong khung khổ xây dựng tài trợ cụ thể.

Chủ trì:  NHNN Việt Nam.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ

Tùy thuộc vào tiến độ chuẩn bị các chương trình tài trợ gắn với gói chính sách.

25.b) Ngay từ bây giờ các nhà tài trợ và các nước đang phát triển công khai hóa tất cả những điều kiện gắn với giải ngân vốn viện trợ.

25.2. Công bố các khoản vay hiện đang thực hiện gắn với các điều kiện giải ngân, bao gồm hình thức công khai hóa các điều kiện vay và các biện pháp chia sẻ thông tin.

Thông tin về khoản vay gắn với các điều kiện giải ngân được chia sẻ rộng rãi.

Chủ trì: NHNN Việt Nam

Tham gia: Các nhà tài trợ có liên quan

12/2009

12/2010

 

25c) Các nước đang phát triển sẽ hợp tác ở cấp quốc tế để đánh giá, tổng kết và phổ biến những thực tiễn tốt về điều kiện áp dụng trong viện trợ với quan điểm tăng cường vai trò làm chủ của quốc gia và các nguyên tắc khác của Tuyên bố Pa-ri thông qua việc chú trọng nhiều hơn đến những điều kiện hài hòa, dựa trên kết quả. Chúng ta sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp của xã hội dân sự.

25.3. Tổng kết các khoản vay có gắn với các điều kiện chính sách trong thời kỳ 2006 – 2010.

Báo cáo về nội dung này để chia sẻ giữa các nước đang phát triển

Chủ trì: NHNN Việt Nam.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ có liên quan

Theo tiến độ chung do OECD-DAC hướng dẫn.

26.a) Các nước đang phát triển sẽ tăng cường quá trình lập kế hoạch ngân sách để quản lý các nguồn lực trong nước và nước ngoài và sẽ cải thiện mối liên kết giữa chi tiêu và kết quả ở tầm trung hạn.

26.1. Áp dụng những khuyến nghị cải cách quản lý tài chính công trong lập ngân sách ở cơ sở.

Kinh nghiệm và thực hành tốt về cải cách lập ngân sách ở cơ sở được phổ biến.

Chủ trì: Bộ Tài chính

Tham gia: Các cơ sở lựa chọn thí điểm

12/2009

 

 

26.b) Từ nay trở đi, các nhà tài trợ sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời các cam kết thường niên và giải ngân thực tế để tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển ghi nhận chính xác tất cả các dòng viện trợ trong dự toán ngân sách và các hệ thống kế toán của mình

26.2. Thiết lập chế độ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin viện trợ.

Chế độ cung cấp thông tin về viện trợ

Chủ trì: Các nhà tài trợ.

Tham gia: Các cơ quan Việt Nam có liên quan

6/2009

 

 

26.c) Từ nay trở đi, các nhà tài trợ sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển các thông tin thường xuyên và kịp thời về dự kiến chi tiêu và/hoặc các kế hoạch thực hiện theo hình thức cuốn chiếu cho thời kỳ 3-5 năm, ít nhất là sự phân bổ các nguồn lực mang tính dự báo, để các nước đang phát triển có thể tổng hợp trong quá trình lập kế hoạch trung hạn và các khung khổ kinh tế vĩ mô. Các nhà tài trợ sẽ xử lý những hạn chế đối với việc cung cấp các thông tin này.

26.3. Các nhà tài trợ tham vấn Trụ sở trung ương và cung cấp các thông tin thường xuyên và kịp thời dự kiến chi tiêu và/hoặc các kế hoạch thực hiện theo hình thức cuốn chiếu cho thời kỳ 3-5 năm, ít nhất là sự phân bổ các nguồn lực mang tính dự báo.

Dự báo viện trợ được cải thiện

Chủ trì: Các nhà tài trợ

Thời hạn do nhà tài trợ quyết định.

26.d) Các nước đang phát triển và các nhà tài trợ sẽ hợp tác ở cấp quốc tế về cách thức cải thiện dự báo viện trợ tầm trung hạn, bao gồm cả phát triển các công cụ để đo lường

26.4. Tham gia các hoạt động trong khung khổ OECD-DAC.

Cách thức và công cụ dự báo viện trợ được cải thiện

Chủ trì: PGAE

Tham gia: Bộ KH&ĐT

Thời hạn theo kế hoạch của OECD-DAC

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản