3643

Công văn số 3230/TCT-ĐTNN của Tổng cục Thuế về vướng mắc khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân

3643
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 3230/TCT-ĐTNN của Tổng cục Thuế về vướng mắc khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Số hiệu: 3230/TCT-ĐTNN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Phạm Văn Huyến
Ngày ban hành: 16/09/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3230/TCT-ĐTNN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Phạm Văn Huyến
Ngày ban hành: 16/09/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3230/TCT-ĐTNN
V/v: Thuế TNCN

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2005 



Kính gửi:

- Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn phát triển Đình Vũ
- Cục thuế Thành phố Hải Phòng

 

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 173 DVD/FA-E-V ngày 13/6/2005 của Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn phát triển Đình Vũ (Công ty Đình Vũ) về vướng mắc khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về tiền nhà chịu thuế TNCN:

Căn cứ qui định tại Thông tư số 39 TC/TCT ngày 26/6/1997 và Thông tư số 05/2001/TT-BTC ngày 17/1/2001 của Bộ Tài chính thì tiền nhà do tổ chức chi trả thu nhập chi trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% số thu nhập về tiền lương, tiền công, tiền thù lao.

Như vậy, trường hợp Công ty Đình Vũ chi trả tiền lương và 25% phụ cấp lương hàng tháng cho các cá nhân làm việc tại Công ty thì tiền nhà được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không vượt quá 15% số thu nhập từ tiền lương bao gồm cả 25% phụ cấp lương hàng tháng.

2. Về thuế TNCN của Bà Panaporn:

Theo qui định tại điểm 3.1.2.3, mục III, Thông tư số 39 TC/TCT ngày 26/6/1997 của Bộ Tài chính thì:

“Thời gian cư trú cho năm tính thuế đầu tiên được xác định bằng cách cộng tất cả số ngày có mặt tại Việt Nam trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam; sau năm tính thuế đầu tiên được xác định theo năm dương lịch, ngày đến, ngày đi được tính là một ngày. Trường hợp năm trước đã xác định là người cư trú thì thời gian kế tiếp của năm sau cũng xác định là người cư trú

- “Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam từ 30 đến 182 ngày trong năm tính thuế; kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế phải nộp theo thuế suất thống nhất là 10%. Trường hợp do tính chất công việc mà thường xuyên ra vào công tác tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ hai năm trở lên nếu tổng số ngày có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế, thì biểu thuế được tính như của đối tượng cư trú và tính số thuế phải nộp theo số tháng ở Việt Nam. Tháng được tính là 30 ngày".

Theo qui định tại 4.1.2.2.b, mục III, Thông tư số 05/2002/TT-BTC ngày 17/1/2002 của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2001: “Trường hợp năm trước đã xác định là người cư trú thì thời gian kế tiếp của năm sau cũng xác định là cư trú”.

Căn cứ các qui định nêu trên, việc xác định nghĩa vụ thuế TNCN của bà Panaporn được thực hiện như sau:

2.1. Năm 1997, 1998”:

Theo báo cáo của Cục thuế Hải Phòng tại công văn số 594 CT-ĐTNN ngày 27/5/2005 và của Công ty Đình Vũ tại thư đề ngày 6/12/2004 thì thời gian cư trú tại Việt Nam của bà Panaporn năm 1997 và 1998 có điểm chưa thống nhất. Đề nghị Cục thuế Thành phố Hải Phòng và Công ty Đình Vũ thống nhất về việc xác định thời gian cư trú của bà Panaporn, cụ thể:

Năm

Cục thuế Hải Phòng

Công ty Đình Vũ

1997 (11/6/97 – 11/6/98)

Dưới 183 ngày, nhưng xét 12 tháng liên tục là đối tượng cư trú

130 ngày

1998 (1/1/98 – 31/12/98)

165 ngày

165 ngày

- Trường hợp năm tính thuế đầu tiên (12 tháng liên tục kể từ ngày đến Việt Nam), bà Panaporn cư trú tại Việt Nam trên 183 ngày nên là đối tượng cư trú thì năm tính thuế tiếp theo 1998, cũng được xác định là cư trú. Do đó, năm 1997, 1998, bà Panaporn phải kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế chia cho 12 tháng để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế thu nhập phải nộp theo qui định tại khoản 2, Điều 10, Pháp lệnh thuế thu nhập.

- Trường hợp năm tính thuế đầu tiên (1997) bà Panaporn cư trú tại Việt Nam dưới 183 ngày và năm tính thuế tiếp theo (1998), bà Panaporn cũng cư trú tại Việt Nam dưới 183 ngày thì:

+ Từ ngày 11/6/1997 đến 11/6/1998, bà Panaporn kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và quyết toán số thuế phải nộp theo thuế suất thống nhất là 10%.

+ Từ ngày 12/6/1998 đến 31/12/1998 thì biểu thuế được tính như của đối tượng cư trú và tính số thuế phải nộp theo số tháng ở Việt Nam. Tháng được tính là 30 ngày.

2.2 Từ năm 1998 đến năm 2002:

Năm 1999, bà Panaporn ở Việt Nam trên 183 ngày nên được xác định là đối tượng cư trú. Do đó, các năm tính thuế tiếp theo 2000, 2001, 2002, bà Panaporn được xác định là đối tượng cư trú.

Như vậy, từ năm 1999 đến năm 2002, bà Panaporn kê khai tổng số thu nhập phải nộp theo qui định tại khoản 2, Điều 10, Pháp lệnh thuế thu nhập.

Đề nghị Cục thuế Thành phố Hải Phòng và Công ty Đình Vũ thống nhất thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, ĐTNN (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Văn Huyến

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản