25216

Công văn số 3490 TM/ĐB ngày 04/09/2002 của Bộ Thương mại về phương án tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Asean lần thứ 34 (AEM 34) và các Hội nghị có liên quan, 12 - 15/09/2002, Brunei

25216
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 3490 TM/ĐB ngày 04/09/2002 của Bộ Thương mại về phương án tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Asean lần thứ 34 (AEM 34) và các Hội nghị có liên quan, 12 - 15/09/2002, Brunei

Số hiệu: 3490 TM/ĐB Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 04/09/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3490 TM/ĐB
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 04/09/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3490 TM/ĐB

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2002

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

PHƯƠNG ÁN THAM DỰ HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ASEAN LẦN THỨ 34 (AEM 34)
VÀ CÁC HỘI NGHỊ CÓ LIÊN QUAN, 12 - 15/08/2002, BRUNEI

Hội nghị Bộ trưởng  Kinh tế ASEAN lần thứ 34 (AEM - 34) và các Hội nghị liên quan sẽ được tổ chức từ ngày 12 đến 15/09/2002 tại Banda Seri Begawan, Brunei Darussalam. Theo chương trình nghị sự dự kiến, Hội nghị sẽ tập trung thảo luận những nội dung chính sau:

- Lộ trình Hội nhập ASEAN bao gồm tất cả các lĩnh vực hợp tác kinh tế;

- Sáng kiến vì hội nhập ASEAN;

- Nghiên cứu về tính cạnh tranh của ASEAN;

- Tham vấn với khối doanh nghiệp ASEAN;

- Hợp tác với các nước đối thoại: ASEAN - Trung Quốc; ASEAN - Nhật Bản; ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); ASEAN - ấn Độ; ASEAN - EU; ASEAN - CER (úc và New Zealand)

Bộ Thương mại kính trình một số nội dung cần xin ý kiến chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. LỘ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN (RIA)

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7 (11/2001 tại Brunei) đã giao các Bộ trưởng và các quan chức cao cấp xây dựng Lộ trình Hội nhập của ASEAN (RIA), xác định bước đi, mốc thời gian và mục tiêu cụ thể trình lên Hội nghị Cấp cao lần thứ 8 tháng 12/2002 tại Căm pu chia.

Để triển khai quyết định nêu trên, SEOM đã thống nhất bản Lộ trình sẽ xác định lịch trình thực hiện cho tất cả các lĩnh vực hợp tác để tiến tới mục tiêu đã đề ra tại Tầm nhìn ASEAN 2020, dựa trên cơ sở Chương trình Hành động Hà Nội (HPA) đã được điều chỉnh. Lịch trình của mỗi lĩnh vực cần đề ra các mốc thời gian cụ thể mới mục tiêu rõ ràng và phải có tính hiện thực. Mục đích của việc xây dựng Lộ trình một mặt là để xác định kế hoạch thực hiện, mặt khác là để thể hiện với công chúng và thế giới ASEAN quyết tâm và có kế hoạch lâu dài cho tiến trình hội nhập. Lộ trình hội nhập gồm 3 mảng chính:

1. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, trọng tâm là Sáng kiến Hội nhập (IAI);

2. Hợp tác kinh tế sâu hơn, bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành như năng lượng, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hợp tác phát triển lưu vực sông Mêkông (AMBDC) và các khu vực tăng trưởng tiểu vùng.

3. Tăng cường hội nhập kinh tế, gồm các chương trình liên quan đến điều phối và hài hoà chính sách chung như tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hải quan,...

Mảng thứ nhất sẽ do Uỷ ban thường trực ASEAN (ASC) chịu trách nhiệm điều phối thực hiện. Về mảng thứ hai, do trong từng lĩnh vực của mảng này ASEAN đều có cơ cấu hợp tác riêng, SEOM đã thống nhất phối hợp với các cơ cấu đó để xây dựng Lộ trình. SEOM chịu trách nhiệm điều phối thực hiện mảng thứ 3, nhưng giao cho các Nhóm công tác và các cơ quan đầu mối của từng lĩnh vực (CCCA, CCS, CCI, ICWG, EAWG, ACCSQ..) xây dựng Lộ trình Hội nhập trong các lĩnh vực đó.

SEOM cũng nhất trí rằng, do nguồn lực có hạn, cần lựa chọn một số lĩnh vực hoặc dự án có tác động đáng kể đến thương mại, đầu tư và tính cạnh tranh để ưu tiên tập trung thực hiện. Các lĩnh vực đó gồm: Dự án Mạng ống khí đốt ASEAN, Tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh, du lịch, bầu trời mở ASEAN (mảng 2), tự do hóa thương mại dịch vụ, hải quan, tiêu chuẩn, e-ASEAN (mảng 3).

Đến nay, tất cả các nhóm công tác và uỷ ban của ASEAN đã xây dựng xong Lộ trình cho từng lĩnh vực hợp tác. Ban Thư ký ASEAN và SEOM đã tổng hợp thành bản Lộ trình chung, đã gửi các nước xem xét đóng góp ý kiến trước khi trình AEM xem xét cho ý kiến chỉ đạo.

Về phía Việt Nam, các Bộ, Ngành hữu quan của ta đã tham gia xây dựng Lộ trình trong các nhóm công tác và uỷ ban của ASEAN ngay từ bước đầu. Bộ Thương mại cũng đã gửi Bản dự thảo RIA tổng hợp tới các Bộ, Ngành để đóng góp ý kiến. Về cơ bản, các Bộ, Ngành đều nhất trí với nội dung của Bản dự thảo, trừ vấn đề đẩy nhanh thực hiện AFTA (sẽ được trình bày tại mục II: Thương mại hàng hóa dưới đây).

Kiến nghị: Thủ tướng Chính phủ thông qua nội dung Dự thảo RIA để Bộ trưởng Bộ Thương mại đồng thuận với các nước tại Hội nghị.

II. THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

1. Vấn đề đẩy nhanh thực hiện AFTA đối với các nước thành viên mới

Trong quá trình xây dựng Lộ trình hội nhập cho lĩnh vực tự do hóa thương mại hàng hóa, các nước ASEAN-6 đã đề nghị các nước CLMV đẩy nhanh thực hiện AFTA sớm hơn 1 năm giống như các nước ASEAN-6 đã thực hiện trước đây. Đồng thời, các nước ASEAN-6 cũng đề nghị các nước CLMV cam kết mức tỷ lệ số dòng thuế đạt thuế suất 0-5% cho từng năm từ nay cho đến khi kết thúc thực hiện đẩy nhanh. Cụ thể, đối với Việt Nam đến năm 2003 đạt 80% số dòng thuế có thuế suất 0-5% và đến năm 2005 hoàn thành AFTA với 100% số dòng thuế có thuế suất 0-5%.

Tại các cuộc họp các cấp của ASEAN ta đã đề nghị không nên đặt vấn đề này ra đối với các nước CLMV vì có nhiều khó khăn. Campuchia, Lào và Myanmar, mặc dù đã có thể đạt được tỷ lệ số dòng thuế có thuế suất 0-5% vào các năm như yêu cầu nhưng cũng nêu khó khăn khó có thể thực hiện đẩy nhanh.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan và tham khảo ý kiến của một số doanh nghiệp. Bộ Tài chính cũng đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất hướng giải quyết của ta, theo hướng trước hết cố gắng đàm phán giữ nguyên Lộ trình cắt giảm thuế thực hiện CEPT hiện nay theo Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể 2001-2006 đã được Chính phủ phê duyệt về nguyên tắc. Nếu không được, ta có thể chấp nhận đẩy nhanh thực hiện AFTA thêm 1 năm, có linh hoạt đối với một số sản phẩm đến năm 2006, nhưng không cam kết tỷ lệ cụ thể số dòng thuế đạt thuế suất 0-5% vào từng năm. Ở mức tối đa, ta chỉ có thể cam kết cố gắng xem xét tăng số dòng thuế so với mức hiện tại để khi thực hiện ta xem xét đẩy nhanh cắt giảm thuế xuống 0-5% đối với những sản phẩm hiện chưa có trong thương mại giữa ta với các nước ASEAN.

Kiến nghị: Đề nghị tiếp tục xem xét cho ý kiến chỉ đạo đối với đề xuất hướng giải quyết của Bộ Tài chính để Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Thương mại nêu tại Hội nghị Hội đồng AFTA và Hội nghị AEM.

III. HỢP TÁC DỊCH VỤ

Vấn đề nổi bật trong lĩnh vực hợp tác về dịch vụ là việc thông qua các tiêu chí áp dụng nguyên tắc “10-X” cho các vòng đàm phán tiếp theo về tự do hóa thương mại dịch vụ, sẽ bắt đầu từ 2003.

Để đảm bảo nguyên tắc 10-X có thể vận hành tốt, trong năm qua SEOM và Uỷ ban Điều phối về dịch vụ (CCS) đã thảo luận và nhất trí với một số tiêu chí áp dụng như sau:

(a) Khi có ít nhất hai thành viên cùng muốn đàm phán về một phân ngành dịch vụ, 2 nước đó có thể tiến hành đàm phán mà không cần chờ các nước khác đồng ý;

Trong quá trình đàm phán

(b) Ban Thư ký ASEAN có trách nhiệm thông báo với các nước thành viên chưa tham gia về tiến trình đàm phán;

(c) Trong quá trình đàm phán nếu có một nước thành viên muốn tham gia thì phải tham vấn với các nước đang đàm phán về phân ngành dịch vụ đó.

Trong quá trình thực hiện

(d) Trên cơ sở tự nguyện, các nước tham gia đàm phán có thể mở rộng các cam kết ưu đãi đã đạt được cho các nước chưa tham gia theo nguyên tắc MFN

(e) Trong vòng đàm phán tiếp theo, nếu một nước muốn tham gia vào nhóm các nước đang đàm phán về phân ngành dịch vụ tương ứng phải có bản chào ở mức có thể chấp nhận được.

(f) Nhóm các nước tham gia đàm phán có thể bổ sung hoàn thiện thêm về các tiêu chí nêu trên.

Đối với Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, Ngành khác có liên quan đã tham gia xây dựng và nhất trí với các tiêu chí nói trên.

Kiến nghị: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ duyệt các tiêu chí nói trên để Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể dùng đồng thuận thông qua tại Hội nghị.

IV. HỢP TÁC CÔNG NGHIỆP

Trong việc thực hiện Hiệp định AICO, một số vấn đề mang tính chất định hướng sẽ được đệ trình lên AEM xem xét cho ý kiến chỉ đạo. Vấn đề đáng chú ý nhất là việc áp dụng thuế suất 0% cho các Cơ cấu AICO và cơ chế AICO đặc biệt dành cho các nước CLMV.

Để khuyến khích và hấp dẫn hơn nữa sự tham gia Cơ cấu AICO của các công ty khi mà từ năm 2003 trở đi phần lớn các nước ASEAN đã cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% và sẽ tiến tới loại bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm 2010, một số nước đã đưa ra đề xuất áp dụng mức thuế suất 0% cho các Cơ cấu AICO. Tuy nhiên, do còn có ý kiến khác nhau, tại Hội nghị Bộ trưởng không chính thức (AEM Retreat) tháng 7/2002 các Bộ trưởng mới chỉ thống nhất cùng xem xét hướng tới ý tưởng này. Vấn đề này có thể sẽ tiếp tục được đưa ra bàn bạc tại Hội nghị AEM lần này.

Quan điểm của Việt Nam: Hiện nay, một số Bộ, Ngành có ý kiến cho rằng ta chưa thể áp dụng thuế suất 0% cho các sản phẩm AICO vì ảnh hưởng đến các ngành sản xuất trong nước.

Đề xuất phương án: Do trong nước chưa có ý kiến thống nhất cuối cùng, nhưng để thể hiện thiện chí hợp tác và để trì hoãn, ta có thể nhất trí về mặt nguyên tắc hướng tới việc áp dụng mức thuế suất 0% cho các sản phẩm AICO, đề nghị các Bộ trưởng giao cho SEOM và Nhóm công tác về Hợp tác Công nghiệp (WGIC) nghiên cứu đánh giá thấu đáo tác động của việc này cũng như tính khả thi áp dụng trong thực tế, có tính đến hoàn cảnh của các nước CLMV. Ta hoan nghênh sáng kiến áp dụng một số cơ chế AICO đặc biệt dành cho các nước CLMV, đề nghị SEOM nghiên cứu sớm đề xuất cơ chế đó để các Bộ trưởng xem xét thông qua trong kỳ họp tới.

HỢP TÁC VỚI CÁC NƯỚC ĐỐI NGOẠI

I. ASEAN - NHẬT BẢN

Vấn đề trọng tâm của Hội nghị tham vấn AEM - METI Nhật lần này là xem xét Báo cáo nghiên cứu của Nhóm Chuyên gia ASEAN - Nhật về Đối tác kinh tế gần gũi hơn giữa (CEP).

Theo quyết định của Hội nghị tham vấn AEM - METI tháng 9/2001 tại Hà Nội và theo sáng kiến của Thủ tướng Nhật Koizumi, Nhóm Chuyên gia ASEAN - Nhật về CEP đã được thành lập để nghiên cứu đề xuất các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật, hướng tới thiết lập "Đối tác kinh tế gần gũi hơn ASEAN - Nhật Bản". Báo cáo nghiên cứu phải được hoàn thành để đệ trình Hội nghị tham vấn AEM - METI lần này xem xét cho ý kiến để đệ trình tiếp lên Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật vào tháng 11/2002 tại Campuchia.

Đến nay, Nhóm chuyên gia đã họp 4 lần và đã sơ bộ hoàn thành Báo cáo nghiên cứu nêu trên. Theo dự thảo báo cáo, Nhóm Chuyên gia đề xuất ASEAN và Nhật thiết lập “Đối tác kinh tế gần gũi hơn” toàn diện, bao gồm nhiều lĩnh vực, từ thương mại hàng hóa đến đầu tư và dịch vụ, với khả năng thiết lập Khu vực mậu dịch tự do giữa 2 bên. Các hoạt động hợp tác không chỉ tập trung vào tự do hóa mà còn bao gồm cả các hoạt động tạo thuận lợi và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực có ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa, đầu tư và dịch vụ như hải quan, tiêu chuẩn - chất lượng, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và việc đi lại của doanh nhân. CEP cũng cần có các hoạt động hợp tác nhằm bảo đảm phát triển bền vững như hợp tác về năng lượng, bảo vệ môi trường và an ninh lương thực và các hoạt động hợp tác trong các ngành công nghiệp quan trọng như vô tuyến viễn thông, sản xuất ôtô, du lịch, công nghệ vi sinh,... Trong thực hiện CEP, cần quan tâm thích đáng đến sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước, đặc biệt là các nước thành viên mới của ASEAN, thông qua các biện pháp hỗ trợ nâng cao năng lực và đối xử đặt biệt và khác biệt với việc thực hiện chậm hơn các chương trình hợp tác. CEP cũng cần tính đến các lĩnh vực nhạy cảm của từng nước thông qua các nguyên tắc có đi có lại và linh hoạt. Về thời hạn hoàn thành CEP và Khu vực mậu dịch tự do, Nhóm chuyên gia vẫn chưa thống nhất được thời hạn cụ thể.

Để thực hiện CEP, Nhóm chuyên gia đề xuất thiết lập một Uỷ ban chung trong cuối năm 2002 hoặc đầu năm 2003 với nhiệm vụ xây dựng dự thảo Hiệp định khung về CEP trình Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật vào cuối năm 2003 xem xét ký kết. Hiệp định khung nay sẽ gồm các điều khoản cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết cho từng lĩnh vực.

Tuy nhiên, các đề xuất trên đây mới chỉ là sơ bộ. Theo ý kiến của các nước ASEAN, bản dự thảo báo cáo phần lớn phản ánh quan điểm của Nhật, chưa phản ánh cân bằng quan điểm của 2 bên. Còn một số vấn đề các nước ASEAN đang yêu cầu làm rõ. Trước hết là việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do. Phía Nhật thể hiện ý mập mờ với đề xuất “có thể” bao gồm cả FTA, trong khi phía ASEAN muốn thể hiện rõ ràng CEP gồm cả FTA.

Vấn đề thứ hai là mối quan hệ giữa Hiệp định về CEP đa phương giữa ASEAN và Nhật với các hiệp định song phương giữa Nhật với riêng lẻ từng nước thành viên ASEAN. Đồng thời với ASEAN - Nhật CEP, Nhật Bản còn đề xuất xây dựng hiệp định song phương với những nước ASEAN có mong muốn và đã sẵn sàng đàm phán với Nhật. Phần lớn các nước ASEAN, mặc dù không phản đối các hiệp định song phương nhưng cho rằng trong khuôn khổ quan hệ ASEAN - Nhật, Hiệp định về CEP phải bao gồm toàn bộ 10 nước ASEAN, bên cạnh đó cần phải có các nguyên tắc và quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các hiệp định này.

Trước Hội nghị tham vấn AEM - METI, Nhóm chuyên gia sẽ còn nhóm họp để làm rõ các vấn đề còn vướng mắc và hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu. Sau đó, các quan chức kinh tế cao cấp cũng sẽ họp để xem xét Báo cáo và thảo luận thống nhất các khuyến nghị trình các Bộ trưởng xem xét.

Từ những đề xuất trên có thể thấy phía Nhật đang muốn theo đuổi cách thức đàm phán giống như đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về Khuôn khổ hợp tác kinh tế và Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc: Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật năm nay sẽ ra tuyên bố hai bên nhất trí tiến tới thiết lập Đối tác Kinh tế gần gũi hơn, giao các Bộ trưởng và quan chức kinh tế cao cấp đàm phán xây dựng Hiệp định khung về CEP để ký kết tại Hội nghị cấp cao năm sau. Hiệp định khung chỉ gồm các điều khoản mang tính quy định nguyên tắc định hướng cho việc đàm phán chi tiết các lĩnh vực sẽ được tiến hành sau đó.

Đề xuất quan điểm của Việt Nam:

- Nhất trí với trình tự tiến hành đàm phán để đi đến thiết lập CEP như nêu trên: Hội nghị Cấp cao năm nay ra Tuyên bố chung về nguyên tắc tiến tới thiết lập CEP, trong năm 2003 hai bên đàm phán xây dựng Hiệp định khung để ký kết tại Hội nghị Cấp cao 2003, từ đầu năm 2004 sẽ đàm phán xây dựng hiệp định cho từng lĩnh vực cụ thể.

- Nhất trí CEP phải toàn diện, gồm nhiều lĩnh vực, kể cả nông nghiệp. Hợp tác phải sâu rộng, không những chỉ thực hiện tự do hóa mà còn cần chú trọng vào các hoạt động tạo thuận lợi và hợp tác khác;

- Quan tâm thích đáng đến sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nước, đặc biệt là các nước thành viên mới của ASEAN, bằng cách dành linh hoạt, đối xử đặc biệt và khác biệt và có các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực.

- Không phản đối hiệp định song phương giữa Nhật với từng nước ASEAN, nhưng cần có các nguyên tắc và quy chế để đảm bảo các hiệp định đó không gây tác động tiêu cực đến các nước khác.

- Trong khuôn khổ CEP giữa ASEAN và Nhật Bản cần có nội dung về Khu vực mậu dịch tự do gồm tất cả 10 nước ASEAN và Nhật. Vì nếu để các hiệp định song phương thuộc CEP e rằng một số nước phát triển hơn trong ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia,... có thể chỉ chú trọng vào các hiệp định song phương mà không quan tâm đến CEP đa phương, trong khi đó các nước kém phát triển hơn, trong đó có Việt Nam, rất khó có thể đàm phán KVMDTD với Nhật Bản trên cơ sở song phương. Thực tế cho thấy, Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Nhật Bản tiến hành đàm phán về hiệp định thương mại song phương nhưng phía Nhật tỏ ra không mặn mà và có ý chờ ta gia nhập WTO thì không cần ký hiệp định thương mại song phương nữa.

II. ASEAN - CER

Nội dung chủ yếu của Hội nghị tham vấn AEM - CER lần này là xem xét thông qua và ký Tuyên bố chung về Đối tác kinh tế gần gũi hơn giữa AFTA và CER.

Về vấn đề này, Bộ Thương mại đã có Tờ trình Chính phủ (Công văn số 3379/TM-ĐB ngày 26/8/2002) đề nghị phê duyệt để Bộ trưởng Bộ Thương mại tham gia ký Tuyên bố trên.

Kiến nghị: Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét phê duyệt để Bộ trưởng Bộ Thương mại sẵn sàng ký Tuyên bố tại Hội nghị tham vấn AEM - CER lần thứ 7 (14/9/2002).

III. ASEAN - TRUNG QUỐC

Nội dung chủ yếu của Hội nghị tham vấn AEM - MOFTEC lần này là xem xét cho ý kiến đối với dự thảo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc, dự kiến cần phải hoàn chỉnh để ký kết trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc vào tháng 11/2002 tại Campuchia.

Bộ Thương mại sẽ có tờ trình về vấn đề này ngay sau khi Cuộc họp lần thứ 4 của Uỷ ban đàm phán ASEAN - Trung Quốc (họp từ 29 đến 31/08/2002 tại Thượng Hải) kết thúc.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Trương Đình Tuyển

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản