25370

Công văn số 3532/TM-KHTK ngày 06/09/2002 của Bộ Thương mại về việc xây dựng báo cáo các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ một số nông sản thời kỳ đến năm 2010

25370
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 3532/TM-KHTK ngày 06/09/2002 của Bộ Thương mại về việc xây dựng báo cáo các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ một số nông sản thời kỳ đến năm 2010

Số hiệu: 3532/TM-KHTK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 06/09/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3532/TM-KHTK
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Lê Danh Vĩnh
Ngày ban hành: 06/09/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3532/TM-KHTK

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2002

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tai văn bản số 1231/VPCP-TH ngày 13 tháng 3 năm 2002 về việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đổi mới phương thức tiêu thụ, mua bán nông, lâm thuỷ sản phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành trung tâm giao dịch nông sản ở Việt Nam”; và các “Giải pháp tạo việc làm phi nông nghiệp , đẩy mạnh phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn, giảm lao động nông nghiệp còn khoảng 57% năm 2005 và 50% năm 2010”, Bộ Thương mại đã xây dựng Báo cáo Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ một số nông sản thời kỳ đến năm 2010. Bản Báo cáo này được xây dựng dựa trên cơ sở quán triệt các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước  về phát triển nông nghiệp nói chung và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản nói riêng, nâng cao sức cạnh tranh và khai thác tối đa những thế mạnh về nông sản của Việt Nam, trước hết là những sản phẩm có nhiều tiềm năng  và thế mạnh;  cập nhật một số thông tin về thị trường nông sản ở trong nước và ngoài nước; đề xuất các giải phá đẩy mạnh tiêu thụ một số nông sản thời kỳ đến năm 2010.

Bộ Thương mại kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và cho ý kiến chỉ đạo.

 

 

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lê Danh Vĩnh

 

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2002

 

 

BÁO CÁO

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MỘT SỐ NÔNG SẢN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010

Phần 1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN

I. TÍNH QUY LUẬT

Nông sản là loại hàng hóa phụ thuộc vào thời tiết. Được mùa, mất mùa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và giá cả trên thị trường. Cũng xuất phát từ đặc điểm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, sản xuất nông sản luôn mang tính thời vụ, thời gian thu hoạch không kéo dài và diễn ra vào một khoảng thời gian nhất định trong năm; song lại có thể được cất trữ, chế biến và tiêu thụ quanh năm.

Do tính đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm nông nghiệp vùng nhiệt đới, giá cả nông sản không bao giờ cùng lúc  tăng giá hoặc cùng lúc giảm giá. Bởi vì, một nông sản hàng hóa thường có rất nhiều loại sản phẩm khác thay thế, và mỗi quốc gia, mỗi địa phương sẽ chỉ có lợi thế để sản xuất một, hoặc một vài loại nông sản nhất định, không có khả năng gây đột   biến lớn thị trường.

Như vậy, xét trên tổng thể, nhu cầu và nguồn cung cấp   của các mặt hàng nông   sản tương đối ổn định. Do vậy, sự đột biến về giá cả phụ thuộc vào yếu tố khó lường là thời tiết. Thêm vào đó, những thành tựa của khoa học - công nghệ, đặc biệt trong vấn đề cải tạo giống cho năng  suất cao vừa làm tăng tính cạnh tranh vừa là nhân tố ổn định giá  cả.

II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CUNG - CẦU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

Thuỷ sản

Tình hình cung ứng

Sản lượng thuỷ sản thế giới tăng ổn định  trong nửa đầu thập kỷ 90 nhưng lại biến động không đều và tăng chậm vào nửa cuối những năm 90. Nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 1991 -  1995 là 4,25%/năm giai đoạn 1996 - 2001 giảm  xuống còn 1,5%/năm. Năm 1998 sản lượng thuỷ sản giảm 4% so với năm 1997 chủ yếu là vì sản lượng thuỷ sản đánh bắt tại Chi-lê và Pêru giảm do ảnh hưởng của El Nino. Tuy nhiên, đến các năm 2000, 2001 đã tăng trở lên 125,2 và 127,08 triệu tấn do khối lượng thủy sản nuôi trồng tăng.

Trung Quốc là nước đánh bắt thuỷ sản lớn nhất thế giới, năm 1999 đạt 17 triệu tấn, các nước đánh bắt chính khác là Pêru (8,4 triệu tấn), Nhật Bản (5,2 triệu tấn), và Chi Lê (5 triệu tấn).

Khai thác thủy sản biển chiếm hơn 90% tổng sản lượng thủy sản khai thác toàn thế giới. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tiếp tục tăng trong năm 1999 và 2000/2001 mặc dù đã giảm nhịp độ so với những năm đầu thập kỷ 90. Nhịp độ   tăng bình quân sản lượng nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn  1991 - 1995 là 10%/năm, giai đoạn 1996 - 2001 chỉ còn 4,9%/năm.

Tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ dưới dạng tươi sống chiếm 36% sản lượng, còn lại được tiêu dùng dưới dạng chế biến. Trong thủy sản tiêu thụ trực tiếp, hàng tươi sống chiếm tỷ trọng lớn nhất (45,3%), tiếp theo là hàng đông lạnh (28,8%), đồ hộp (139%). Năm 1998, tiêu thụ thủy sản tươi sống đạt 42 triệu tấn, thuỷ sản chế biến (đông lạnh, hun khói và đóng hộp) đạt hơn 51 triệu tấn.

Tổng giá trị tiêu thụ thuỷ sản của EU năm 1999 là 27 tỷ USD, tương đương 73 USD/đầu người.

Mức tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm khác nhau ở mỗi khu vực, mỗi nước do t ác động bởi nhiều yếu tố như thu nhập, thị hiếu, khẩu vị. Châu Phi chỉ tiêu dùng 5,2 triệu tấn với mức tiêu thụ bình quân đạt 7,1 kg , trong khí ở Châu Á mức tiêu thụ bình quân đầu người là 14,7kg, riêng Trung Quốc là 25,7kg.

Tình hình buôn bán

- Buôn bán thuỷ sản giảm từ 53,3 tỷ USD năm 1997 xuống còn 51,3 tỷ USD năm 1998. Năm 1999, tổng kim ngạch buôn bán thủy sản thế giới đạt 53,4 tỷ USD và có xu hướng tăng trong những năm đầu thế kỷ XXI, chủ yếu là do tăng sản lượng và giá  cả trong lĩnh vực nuôi trồng.

Tôm là mặt hàng quan trọng nhất, chiếm 20% tổng kim ngạch buôn bán thuỷ sản toàn thế giới và ổn định  trong suốt 20 năm qua, mặc dù cơ cấu thủy hải sản trong buôn bán và sản xuất có thay đổi đáng kể.

Xuất khẩu

Xuất khẩu thủy hải sản chiếm 33% sản lượng sản xuất. Các nước đang phát triển chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.

Năm 1999, EU xuất khẩu khoảng 11 tỷ USD, trong đó khoảng 83% là xuất khẩu nội khu vực. Mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất là cá tươi và cá ướp lạnh, năm 1999, con số này đạt 2,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 1998. Ngoài ra,  các sản phẩm đông lạnh, ướp lạnh, ướp muối cũng đóng một phần quan trọng trong buôn bán thuỷ sản tại EU.

Thái Lan và NaUy là hai nhà xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển tiếp tục tăng và dần rút ngắn khoảng cách thâm hụt cán cân thương mại ở mức 16 - 17 tỷ USD mỗi năm. Kim ngạch xuất khẩu cá hồi các loại như tươi sống, đông lạnh, hun khói hoặc đóng hộp đã tăng lên 7% các sản phẩm khác như bột cá, bột mực ống hoặc mực giảm xuống còn 3 - 4%.

Tình hình nhập khẩu

Năm 1998, tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản toàn cầu là 55 tỷ USD, giảm 2,8% so với năm 1997 và 3,9% so với năm 1996. Nhật Bản, Mỹ, EU chiếm hơn 77% tổng giá trị nhập khẩu. Năm 1999, EU nhập khẩu khoảng 20% tỷ USD thủy sản, trong đó chủ yếu là thuỷ sản tươi, làm lạnh hoặc cắt khúc, chiếm 36% tổng khối lượng nhập khẩu do sản lượng đánh bắt của EU không đủ đáp ứng nhu cầu. Lượng nhập khẩu thuỷ sản của EU chủ yếu do hạn ngạch và giới hạn nhập khẩu quyết định.

Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu lớn nhất, chiếm 23% tổng giá trị nhập khẩu. Nhập khẩu của Nhật Bản giảm trong năm 1997 - 1998 chủ yếu do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Mỹ là nước nhập khẩu lớn thứ hai sau Nhật Bản trong năm 1999, chiếm 16%.

Gạo

Sản lượng gạo tăng liên tục qua các năm ở hầu hết các nước sản xuất chính làm cho sản lượng gạo toàn thế giới năm 1999 tăng 7,04% so với mức trung bình của năm 1994 - 1996. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu gạo lại giảm mạnh vào năm 1999 sau khi đạt mức tăng cao của năm 1998. Nhập khẩu gạo năm 1999 của hầu hết các nước nhập khẩu chính như Băng la đét, Braxin, Inđônêxia, Philippin... đều giảm. Điều này làm cho giá gạo năm 1999 giảm mạnh so với 1998. Đây là mức giảm lần thứ ba liên tiếp kể từ mức tăng của năm 1996.

Trong năm 1999, trong khi xuất khẩu của các nước Trung Quốc, ấn Độ, Mỹ đều giảm thì xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam vẫn tăng lên.

Năm 2002, giá gạo thế giới có xu hướng  tăng lên thì Việt Nam lại có ít gạo hàng hóa để xuất khẩu.

Cà phê

Tình hình cung ứng

Tổng sản lượng cà phê toàn cầu tăng mạnh trong niên vụ 1991/1992 nhưng lại giảm đi và chỉ tăng trở lại sau niên vụ 1995/1996 và duy trì ở mức cao trong giai đoạn 1995/1996 tới 2000/2001.

Tình hình tiêu thụ

Tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng liên tục trong giai đoạn 1995/1996 - 1999/2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,05%/năm nhưng lại có xu hướng giảm đi trong niên vụ 2000/2001. Tiêu thụ cà phê của các nước nhập khẩu chiếm trên 75% tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,25%/năm. Tiêu thụ cà phê của cả nước xuất khẩu chỉ tăng khoảng 1,5%/năm trong giai đoạn 1995/1996 - 1999/2000 nhưng tiếp tục tăng trong niên vụ 2000/2001 cũng với chiến lược hướng vào thị trường nội địa của các nước sản xuất.

Tình hình xuất nhập khẩu

Xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất chủ yếu tăng mạnh trong năm 1992 nhờ sản lượng cao của niên vụ 1991/1992 nhưng lại giảm xuống trong những năm sau và  tăng trở lại vào năm 1996, nhờ sản lượng cao của vụ  cà phê 1995/1996.

Các nước nhập khẩu chủ yếu chiếm trên 90% tổng lượng cà phê nhập khẩu toàn cầu, trong đó, Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm tới 29% tổng lượng cà phê nhập khẩu.

Quả tươi các loại

Sản xuất và xuất khẩu quả tươi chủ yếu là thuộc các nước đang phát triển (95%). Tuy có xu hướng tăng lên những năm  gần đây nhưng xuất khẩu còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với số lượng sản xuất. Xuất khẩu quả tươi toàn cầu năm  1998 chỉ chiếm 3,4% so với sản lượng.

Các nước phát triển là những nhà nhập khẩu chủ yếu, chiếm 68,7% khối lượng nhập khẩu của thế giới năm 1998.

Trong đó, quả có múi

Sản lượng quả có múi của thế giới có xu hướng tăng lên nhưng không đều qua  các năm. Nước sản xuất lớn nhất là Braxin, chiếm 22% khối lượng quả có múi toàn thế giới, tiếp đến là Mỹ, chiếm 17%.

Xuất - nhập khẩu niên vụ 1998/1999 giảm đi do sản lượng giảm ở hầu hết các nước sản xuất chính. xuất khẩu quả có múi chiếm hơn 10% sản lượng sản xuất. Tây Ban Nha là nước xuất khẩu lớn nhất với hơn 30% khối lượng xuất khẩu của toàn cầu, sau đó là Mỹ chiếm 12%.

Các nước nhập khẩu chính là Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản. Năm nước này chiếm từ 45 - 50% khối lượng nhập khẩu của toàn thế giới.

Khác với các loại hàng nông sản khác, giá các loại qủa có múi có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 1994 - 1999.

Cao su

Tình hình cung ứng

Tổng diện tích cao su của thế giới hiện có khoảng 9,7 - 10 triệu ha, cho sản lượng trung bình khoảng 5,5 - 6,6 triệu tấn mủ khô. Châu Á có diện tích trồng cao su lớn nhất, chiếm đến 90% diện tích cao su thế giới, trong đó 3 năm sản xuất cao su lớn nhất là Thái Lan, Malaysia, Indonêsia chiếm khoảng 75 - 80% sản xuất lượng mủ cao su của cả thế giới.

Theo nhóm Nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), mặc dù cao su là mặt chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiền tệ nhưng sản lượng cao su thế giới thời gian qua vẫn tăng trung bình khoảng 3,2%/năm (khoảng 200 nghìn tấn/năm) do các nước sản xuất vẫn tiếp tục gia tăng diện tích và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Tình hình tiêu thụ

Khoảng 2/3 tiêu thụ cao su thiên nhiên là phục vụ cho ngành  vận tải,  đặc biệt là sản xuất các loại săm lốp. Trong những năm gần đây, tiêu thụ cao su thiên nhiên thế giới  dao động ở mức 6,5 đến 7 triệu tấn và hầu hết khối lượng tiêu thụ này đều tập trung tại các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Italia, Đức,... Nhật Bản và các nước Châu Á khác vẫn chiếm khoảng 1/3 tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu.

Tổng tiêu thụ cao su toàn cầu tăng với tốc độ 2,8%/năm trong giai đoạn 1991 - 2001, tăng khoảng 180.000 tấn/năm. Nền kinh tế tăng trưởng tai một số thị trường chính đã làm nhu cầu xe ô tô cao hơn và làm cho nhu cầu lốp xe tăng tương ứng. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong giai đoạn gần đây nên tiêu thụ cao su  tự nhiên của nước này vẫn tăng đều đặn, đặc biệt là thị trường lốp xe nội địa đang khởi sắc. Các nước tiêu thụ chủ yếu khác, bao gồm Nhật Bản,  ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia cũng đã tăng lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên. Vì vậy, tổng lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn thế giới năm 2001 cao hơn và tồn kho cao su thiên nhiên tính đến cuối năm 2001 đã giảm nhẹ so với các năm trước.

Tình hình xuất khẩu

Xuất khẩu cao su của hầu hết các nước đều tăng trong giai đoạn 1991 - 1995, nhưng lại giảm trong giai đoạn  1996 -  1998 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á. Xuất khẩu được phục hồi trong năm 1999, 2000 và giảm tiếp trong năm 2001 do những biến động lớn ở những nước nhập khẩu. Xuất khẩu của Maylaysia giảm mạnh do chi phí cao, đặc biệt là chi phí lao động.

Tình hình nhập khẩu

Nhu cầu nhập khẩu cao su phụ thuộc rất nhiều vào các cường quốc ô tô như Mỹ, Nhật Bản, Canada, chiếm 55 - 60% khối lượng nhập khẩu của toàn cầu.

Sau 5 năm liên tục nhập khẩu hơn 1 triệu tấn cao su thiên nhiên mỗi năm, Mỹ -               nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới - đã giảm đáng kể lượng nhập khẩu trong năm 2001 do nền kinh tế chững lại, đặc biệt sau vụ khủng bố ngày 11/9 vừa qua. Nhập khẩu cao su của Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2000 và 2001, cao hơn  gần gấp đối so với năm 1999. Tại Nhật   Bản, Bộ Tài chính công bố, nhập khẩu cao su của nước này giảm do tình trạng tiêu thụ trong nước giảm.

Chè

Tình hình cung ứng

Theo thống  kê của Cơ quan dự báo quốc tế (EIU), sản lượng chè các loại của toàn thế giới tăng với nhịp độ trung bình 1,75%/năm trong thời kỳ 1991 - 2000. Năm 2000, do được mùa ở các nước sản xuất chính nên tổng sản lượng các loại chè đạt gần 3 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 1999.

 Sản lượng chè đen của thế giới tăng với nhịp độ nhanh hơn so với mức tăng chung, trung bình khoảng 3,0%/năm giai đoạn 1992 - 2001 đạt  2.132 nghìn tấn vào năm 2001. Đây là kết quả của chính sách khuyến khích trồng chè ở các quốc gia, đặc biệt là trồng chè đen cho xuất khẩu.

ấn Độ, Trung Quốc, Kênia, Srilanka là các nhà sản xuất lớn nhất, chiếm  hơn 85% sản lượng chè toàn cầu.

Tình hình tiêu thụ

Tiêu thụ chè đen toàn cầu tăng trưởng với nhịp độ trung bình 2,77%/năm giai đoạn 1992 - 2001, thấp hơn so với  nhịp độ tăng của sản xuất. Tiêu thụ  chè đen đang có xu hướng chậm lại. Nhịp độ tăng của tiêu dùng chè đen giai đoạn 1997 - 2001 vào khoảng 2,16%/năm, thấp hơn so với mức chung và thấp hơn so với mức  3,25%/năm của đầu những năm 1990. Nhìn chung, tiêu thụ chè luôn luôn ở mức thấp hơn so với cung ứng trong thời kỳ.

Các nước tiêu thụ chè đen chủ yếu là Anh, ấn Độ , các nước SNG và Pakistan.

Tình hình xuất khẩu

Nhìn chung, xuất khẩu chè trong suốt thập kỷ 90  tăng liên tục và ổn định do sản lượng tăng. Kim ngạch xuất khẩu chè thế giới tăng với nhịp độ trung bình 2,75%/năm trong thời kỳ 1992 - 2000.

Các nước sản xuất chính đồng thời cũng là các nhà xuất khẩu chính là ấn Độ, Kênia, Srilanka và Trung Quốc. Bốn nước này chiếm tới 70% khối lượng xuất khẩu của toàn thế giới.

Tình hình nhập khẩu

Động thái nhập khẩu chè trong những năm 1990 diễn biến giống như xuất khẩu tuy nhịp độ tăng trung bình hàng năm thấp hơn, khoảng 2,6%/năm trong giai đoạn 1992 - 2000.

Rất nhiều quốc gia có nhu cầu nhập khẩu chè nhưng khu vực nhập khẩu chính vẫn là các nước Châu Âu, Bắc Mỹ,  Trung Đông và Châu Á. Các nước nhập khẩu nhiều nhất là Anh, Nga, Iran, Irắc, Ai Cập,  Paskistăng, Nhật Bản... Trong năm 2000, riêng  Anh và Nga mỗi nước chiếm trên  15% khối lượng chè nhập khẩu của thế giới.

Thịt và các sản phẩm từ thịt

Sản lượng thịt các loại tăng lên qua các năm trong giai đoạn 1994 - 1999. Sản lượng năm 1999 tăng 12,3% so với mức trung bình của các năm 1994 - 1996. Thị lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất (khoảng 40%) trong tổng khối lượng thịt sản xuất của thế giới. Tuy nhiên sản lượng thịt gia cầm đang tăng với nhịp độ nhanh nhất và từ năm 1997 đã thay thế thịt bò chiếm vị trí thứ hai về khối lượng sản xuất.

Xuất khẩu thịt các loại chiếm khoảng 7% sản lượng sản xuất. Xuất khẩu thịt gia cầm chiếm tỉ trọng lớn và có nhịp độ tăng trưởng nhanh. Tỉ trọng xuất khẩu thịt năm 1999: Thịt gia cầm: 40%; Thịt Bò: 35%; Thịt lợn: 20%; Thịt cừu:   4,5%; Thịt khác: 0,5%.

Các nước xuất khẩu chính là Ôxtrâylia, EU, Mỹ, Niu DiLân, Trung Quốc. Trong đó, Mỹ,  Trung  Quốc, EU vừa là nhà xuất khẩu vừa là nhà nhập khẩu lớn.

Đường

Sản lượng đường của thế giới tăng nhanh vượt quá nhu cầu tiêu thụ lần thứ năm liên tiếp cho tới niên vụ 1998/1999 làm cho dự   trữ đạt   mức kỷ lục và tiếp tục gây áp lực giảm giá. Tỉ trọng xuất khẩu so với sản lượng giảm 24,4% năm 1994 xuống 18,8% năm 1998.  Các nước đang phát triển chiếm 80% sản lượng đường của thế giới.

EU là khu vực xuất khẩu lớn nhất, chiếm trên 20% khối lượng xuất khẩu của thế giới. Tuy nhiên, 50% khối lượng đường buôn bán là xuất nhập khẩu nội khu vực.

III. CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ NHẬP KHẨU NÔNG SẢN CỦA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU NÔNG SẢN LỚN

EU

- Trợ cấp xuất khẩu nông sản: Hiện nay, EU vẫn duy trì quyết định trợ cấp xuất khẩu đối với lúa mì, bột mì, thịt  bò, sữa và các sản phẩm từ sữa. Trợ cấp xuất khẩu  được tính theo chênh lệch giữa giá nội địa và giá trung bình của thế giới.

- Trợ cấp tiêu thụ: EU trợ cấp 95 triệu euro/năm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại (tham gia triển lãm, hội chợ, hội thảo, nghiên cứu khảo sát thị trường, mặt hàng mới, thị trường mới...). Các nhóm nông sản được trợ giúp tiêu thụ là sữa và các sản phẩm   từ sữa, dầu olive, nho và rượu nho, khoai tây, quả có múi, quả nguyên vỏ, hoa tươi, cây cảnh, thịt bò và các sản phẩm thịt bò.

- Chế độ hạn ngạch nhập khẩu đối với gạo và  đường.

- Chế độ giấy phép nhập khẩu đối với một số nông  sản khi không xác định được xuất xứ.

- Hàng rào kỹ thuật: rất đa dạng, tinh vi, chủ yếu về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, nhãn mác, bao bì, chất lượng hàng hóa, phương tiện vận chuyển,... đặc biệt sữa, ngũ cốc, mật ong, rau quả tươi và khô, đồ hộp, thịt các loại..

Nga

Hiện nay, Nga không có chính sách  trợ cấp trực tiếp cho nông nghiệp. Tuy nhiên, một số hàng hóa thương mại phi thuế quan vẫn dang được áp dụng, cụ thể bao gồm:

- Cấm nhập khẩu: áp dụng đối với mặt hàng trứng.

- Giấy phép nhập khẩu: áp dụng đối với rượu vodka và rượu cồn, kể cả bia có nồng độ rượu trên 28%, đặc biệt là vodka hoa quả. Giấy phép được cấp sau khi đã đóng thuế.

- Các yêu cầu  tiêu chuẩn và kỹ thuật khác: yêu cầu nhãn mác đối với thực phẩm.

Ba Lan

Chính sách quản lý nhập khẩu của Ba Lan đang được hình thành chủ yếu theo những cam kết với WTO và có tính tới triển vọng được gia nhập EU trong tương lai trung hạn. T rợ cấp xuất khẩu nông sản của Ba Lan trong giới hạn cho phép của WTO và đang được giảm dần. Hiện nay, Ba Lan trợ cấp cho 1/3 sản lượng đường xuất khẩu (tương đương với khoảng 104 nghìn tấn), chủ yếu xuất sang SNG và Trung Đông.

Các nước Đông Âu

- Đối với hàng xuất khẩu không có trợ cấp, bù giá.

- Đối với hàng nhập khẩu:

+ Tuỳ theo đối tác (EU, CEFTA), hàng năm có hạn ngạch dành riêng với mức thuế thấp, còn lại điều tiết bằng thay đổi mức thuế hàng năm.

+ Đối với các nước được hưởng GS PC (Hiệp định tổng thể về ưu đãi thương mại), trong đó có Việt Nam, một số loại nông  sản nhiệt đới được hưởng thuế ưu đãi.

+ Thuốc lá, rượu, cà phê phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao.

Hoa Kỳ

Tổng thống Hoa Kỳ vừa thông qua ngân sách trợ cấp nông nghiệp và phát triển nông thôn 10 năm, trị giá 180 tỷ USD, tăng 70% trên ngân sách dành cho các chương trình hiện hành, thông qua các hình thức trợ cấp gián tiếp như hỗ trợ lãi suất và trợ cấp trực tiếp qua giá, bồi thường để cải thiện môi trường, trợ cấp doanh nghiệp do nông dân làm chủ...

Các nước Mỹ Latinh

Nhìn chung, cho đến nay những nước này:

- Không áp dụng hạn ngạch thuế quan cũng như thuế mùa vụ đối với các sản phẩm nông nghiệp và hạn ngạch cho từng mặt hàng.

- Không hạn ché nhập khẩu vì mục đích cân bằng cán cân thanh toán.

I-rắc

Hàng năm I-rắc có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam 500 nghìn tấn và do 1 công ty nhà nước đảm trách.

I-rắc cũng có chính sách phát triển nông nghiệp, cấy  trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực nhưng do điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước ngọt bị hạn chế do vậy các chính sách trên chỉ là thể hiện ý chí của các nhà lãnh đạo còn trên thực tế không có hiệu quả và giữa năm 2001 Chính phủ I-rắc  đã có lệnh hạn chế diện tích trồng cấy lúa để dành nước đảm bảo nước sinh hoạt cho dân.

Nói tóm lại, đây là thị tường dài đối với mặt hàng chè và gạo. Trong giai đoạn  2002 - 2005 chưa có thay đổi gì về chính sách đối với nông nghiệp và bảo hộ sản xuất trong nước.

I-ran

Hàng năm I-ran nhập khẩu  từ   800 nghìn đến 1 triệu tấn gạo, I-ran có chính sách bảo vệ sản xuất trong nước một cách triệt để; cấm nhập khẩu các hàng nông sản mà sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng nhu cầu.

Đối với 4 mặt hàng chính thuộc nhóm lương thực phẩm mà sản xuất trong nước chưa  đáp ứng gồm:  mì, gạo, dầu ăn, đường thì nhà nước độc quyền nhập khẩu (Công ty Thương mại Chính phủ GTC). Các hợp đồng chỉ được ký kết và thực hiện sau khi đã được Uỷ ban Mua sắm Quốc gia xem xét  các điều kiện giá cả, chất lượng, quan hệ  chính trị.

Số lượng nhập khẩu được điều chỉnh trên cơ sở  sản lượng thu hoạch của mỗi năm với điều kiện phải mua  hết sản phẩm nông nghiệp do nông dân sản xuất ra.

Chính phủ  đầu tư cho công tác nghiên cứu tạo giống cây có năng suất cao, mời chuyên gia nông nghiệp nước ngoài, đầu tư vào thủy lợi...

Tuy vậy, trong 10 năm tới, I-ran vẫn phải nhập khẩu  các mặt hàng trên với số lượng    tương đối ổn định:

Gạo: 800 nghìn tấn - 1 triệu tấn

Đường: 600 nghìn tấn - 800 nghìn tấn

Dầu ăn: 500 nghìn tấn - 800 nghìn tấn

Thuế nhập khẩu các mặt hàng trên bằng 0% vì nhà nước độc quyền  nhập khẩu và bán bù lỗ cho dân.

I-ran thường nhập khẩu gạo 5% tấm, hạt dài của Việt Nam. Tuy n hiên, cần lưu ý: gạo 5% tấm xuất khẩu cho I-ran tương đương loại 0% tấm xuất khẩu sang thị trường khác và I-ran thường cử giám định viên vào kiểm tra hàng khi xuống tầu ở cảng đi hoặc giám định lại tại cảng đến.

Với thực tế xuất khẩu gạo cho I-ran trong thời gian cho thấy việc thực hiện nghiêm túc các hợp đồng là yêu cầu tiên quyết để duy trì thị trường. Hàng năm ta có thể xuất khẩu sang I-ran từ 200 nghìn đến 300 nghìn  tấn gạo.

Senegal

Hàng năm Senegal nhập khẩu từ 600 nghìn tấn - 800 nghìn tấn gạo, trong đó chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp 3% - 100% tấm.

Gạo nhập khẩu vào Senegal có nguồn gốc chủ yếu từ   3 nước: Thái Lan, ấn Độ và Việt Nam. Lượng gạo nhập khẩu từ 3 nước này vào Senegal chiếm trên 80% tổng lượng nhập khẩu gạo vào Senegal. Từ năm 1996 đến năm 1999, lượng gạo có nguồn gốc Việt Nam  nhập khẩu vào Senegal thường xuyên chiếm từ 15% - 20% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này, tức là khoảng trên dưới 100 nghìn tấn.

- Từ năm 1995, Chính phủ Senegal xoá bỏ độc quyền nhập khẩu gạo của công ty nhà nước từ năm 1995 trở về trước chỉ có 1 công ty nhà nước nắm độc quyền nhập khẩu  gạo) và tự do hoá hoàn toàn việc nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng gạo. Hiện tại trên thị trường Senegal có khoảng 10 công ty tư nhân lớn chuyên kinh doanh gạo năm giữ khoảng 90% lượng gạo nhập khẩu vào nước này.

Do khả năng thanh toán kém nên hiện nay tất cả các công ty nhập khẩu gạo của Senegal đều không thể trực tiếp nhập khẩu gạo từ các nước cung cấp mà phải nhập khẩu qua các nước trung gian châu Âu (chủ yếu là các công ty Pháp, Thụy sĩ, Đức và một số ít các công ty của Libăng và Aicập). Kể cả các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan và ấn Độ cũng chưa trực tiếp xuất khẩu gạo vào thị trường này mà phần lớn vẫn phải xuất khẩu qua các công ty trung gian của châu Âu.

Gạo nhập khẩu vào Sengal chịu 2 loại thuế chính là: thuế nhập khẩu và thuế bảo hộ sản xuất gạo trong nước. Thuế nhập khẩu đánh vào gạo không cao (10%) nhưng thuế bảo hộ lại rất cao, mức cao nhất là 30%. Thuế bảo hộ được tính theo giá CIF nhập khẩu và theo nguyên tắc “giá nhập khẩu càng cao thì chịu mức thuế càng thấp, giá nhập khẩu càng thấp thì mức thuế càng cao”, biểu thuế giao động từ 0% - 30%. Chính phương thức tính thuế này làm giảm tính cạnh tranh về giá và khuyến khích việc lập hoá đơn giả nâng giá nhập khẩu gạo vào Senegal để trốn thuế.

Senegal cũng tập trung vào việc phát triển sản xuất lúa gạo: thông qua FAO để tranh thủ kỹ thuật, chuyên gia quốc tế để thực hiện chủ trương này.

Gạo của Việt Nam đã trở nên quen thuộc và được người tiêu dùng Senegal ưa chuộng vì giá rẻ hơn các loại gạo khác và có chất lượng phù hợp với khẩu vị của người Senegal.

Phương thức nhập khẩu gạo vào thị trường Senegal

Phương thức nhập khẩu gạo vào thị trường Senegal

Phương thức nhập khẩu gạo vào thị trường Senegal khác hẳn với phương thức nhập khẩu gạo thông thường vẫn được áp dụng tại các nước nhập khẩu gạo ở Châu Á, Châu Âu và các khu vực khác. Cũng chính phương thức kinh doanh này giải thích tại sao các công ty Việt Nam cũng như Thái Lan chưa thể bán gạo trực tiếp vào thị trường này, cụ thể là:

- Các Công ty nhập khẩu gạo của Senegal không đủ khả năng tài chính để mở L/C cho cả một tàu gạo từ 5.000 tấn trở lên (hợp đồng 5.000 tấn gạo xuất khẩu sang Senegal sẽ không có hiệu quả vì giá cao). Trên thực tế, phương thức mở L/C cho các hợp đồng nhập khẩu gạo không được sử dụng ở Senegal.

- Tất cả các hợp đồng nhập khẩu gạo vào Senegal đều theo phương thức "người giữ hàng thứ 3" với sự tham gia của 4 chủ thể gồm: Công ty nhập khẩu Senegal, công ty xuất khẩu gạo (công ty trung gian Châu Âu), ngân hàng và công ty giao nhận - kho vận hoặc các công ty vận tải biển có hệ thống kho hàng ở cảng hoặc trong đất liền của Senegal (người giữ hàng thứ 3). Theo phương thức này, công ty nhập khẩu gạo của Senegal phải ký đồng thời 2 hợp đồng: một hợp đồng với công ty xuất khẩu gạo vào hợp đồng được gọi là "thỏa thuận giữ hàng và cung cấp dịch vụ" với sự tham gia của ngân hàng và công ty giữ hàng. Theo hợp đồng nhập khẩu và "thỏa thuận giữ hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty nhập khẩu Senegal sẽ trả trước một phần giá trị giá hợp đồng cho công ty xuất khẩu (thông thường là 10%), sau khi hàng về đến cảng Senegal công ty giữ hàng sẽ đứng ra nhận hàng và đưa hàng về bảo quản tại kho hàng của mình, công ty nhập khẩu Senegal nộp tiền vào ngân hàng đến đâu thì được nhận hàng đến đó, phần tiền trả trước sẽ được trừ vào lần nhận hàng cuối cùng. Số lượng mỗi lần nộp tiền và nhận hàng được quy định cụ thể tại "thỏa thuận giữ hàng và cung cấp dịch vụ", thông thường là trong vòng không quá 3 tháng công ty nhập khẩu Senegal phải nhận hết hàng và trả hết tiền.

Hiện tại có gần khoảng 20 công ty Châu Âu (chủ yếu là các công ty Pháp), trong đó phần lớn các công ty vận tải biển và giao nhận - kho vận thực hiện chức năng "người giữ  thứ 3" tại Senegal. Các công ty này có hệ thống kho hàng hoàn chỉnh tại Senegal, các kho hàng này không chỉ phục vụ cho việc nhập khẩu gạo vào Senegal mà còn phục vụ cho việc nhập khẩu các mặt hàng khác vào thị trường này vì nhiều mặt hàng khác cũng được nhập khẩu vào Senegal theo phương thức "người giữ hàng thứ 3". Ngoài ra, các kho hàng này còn làm nhiệm vụ thu gom hàng xuất khẩu của Senegal (bông,hạt điều, hải sản...).

Hiện các ngân hàng Pháp và Mỹ kiểm soát toàn bộ các hoạt động thanh toán và tài chính của Senegal. Gần như 100% các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Senegal do các ngân hàng này thực hiện.

Senegal không có đồng tiền riêng mà dùng đồng Franc CFA lấy đồng Franc Pháp làm bản vị. Các công ty trung gian của Châu Âu sẵn sàng dùng đồng FCFA trong việc thanh toán các hợp đồng gạo vì các công ty này có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng Châu Âu và nắm vừng cơ chế vận hàng của đồng FCFA. Đây cũng chính là điểm mạnh của các công ty Châu Âu mà các công ty xuất khẩu gạo của Thái Lan, ấn Độ và Việt Nam không có được.

Ngoài ra các công ty Châu Âu còn có một số thế mạnh khác nữa, đó là khả năng tài chính mạnh. Các công ty này có thể mua gạo thường xuyên với số lượng lớn và giá rẻ tại các nước sản xuất như Việt Nam, Thái Lan, Pakistan... sau đó bán lại cho các công ty Senegal với giá cạnh tranh và thanh toán dần trong khoảng 3 - 5 tháng.

Như vậy, muốn trực tiếp xuất khẩu gạo vào thị trường Senegal, các công ty Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là chấp nhận phương thức phổ biến trên của thị trường này hoặc tối thiểu phải có đại diện nằm ở Senegal.

Các nước liên minh kinh tế - tiền tệ tây phi (UEMOA)

Các nước thành viên của UEMOA (bao gồm Benin,  Burkina Faso, Cote d'Ivoire, Guinee Bissau, Mali, Negier, Senegal và Togo) đều là các nước láng giềng của Senegal, tất cả các nước này đều có quan hệ thương mại chặt chẽ với Senegal. Senegal là điểm chung chuyển hàng hóa quan trọng của các nước không có cảng biển như: Mali, Nigier và Burkina Faso.

Tổng dân số của các nước UEMOA khoảng 60 triệu người và tất cả các nước này đều là các nước phải nhập khẩu gạo với số lượng tương đối lớn. Theo ước tính của cơ quan quản lý và giám sát thị trường gạo Senegal thì hàng năm các nước UEMOA phải nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn gạo.

Về phương thức kinh doanh gạo ở các nước này cũng tương tự như ở Senegal. Do vậy, nếu các công ty Việt Nam thành công trong việc thâm nhập thị trường gạo Senegal thì cũng đồng thời mở ra được hướng xuất khẩu gạo trực tiếp vào các nước khác thuộc UEMOA.

Thị trường Nigieria

Nigieria là một thị trường nhập khẩu gạo lớn nhưng dung lượng chính xác là bao nhiêu thì tại thời điểm này không ai xác định được, chỉ ước lượng khoảng từ 700 nghìn - 900 nghìn tấn. Sở dĩ có điều này là do các cơ quan quản lý nhà nước Nigieria không giám sát được lượng nhập khẩu gạo thực tế vào nước này vì gạo được nhập từ nhiều nguồn khác nhau và nạn buôn lậu từ các nước láng giềng sang Nigieria rất phổ biến và không thể kiểm soát nổi.

Theo đánh giá của các nhà nhập khẩu gạo lớn của Nigieria và các công ty nước ngoài có kinh doanh mặt hàng gạo với Nigieria thì lượng gạo nhập khẩu hàng năm vào nước này có thể lên đến trên 1,5 triệu tấn.

Nhu cầu gạo trên thị trường rất đa dạng, tất cả các loại phẩm cấp và nguồn gốc gạo đều được chấp nhận.

Hiện nay trên thị trường Nigieria có bán nhiều loại gạo khác nhau nhưng phổ biến nhất là gạo có nguồn gốc từ Mỹ, Thái Lan và ấn Độ. Gạo của Việt Nam cũng đã có bán ở thị trường Nigieria nhưng số lượng còn rất ít và khó xác định qua con đường nào mà gạo của Việt Nam đã có mặt ở thị trường Nigieria.

Do khả năng thanh toán của thị trường Nigieria bị giảm sút nhiều so với thời gian trước đây (trong những năm 70 và 80) nên hình thức mua bán thông qua mở L/C cũng bị thu hẹp và phương thức  "trả tiền - nhận hàng" được mở rộng.

Phương thức và cơ chế nhập khẩu gạo vào thị trường Nigieria

Hiện tại việc nhập khẩu gạo vào thị trường Nigieria do các công ty tư nhân kiểm soát, chính phủ không can thiệp trực tiếp vào việc kinh doanh gạo mà chỉ điều tiết bằng thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng gạo tương đối cao (bình quân là 55%).

Gạo được nhập khẩu vào Nigieria theo nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên phổ biến là theo 3 phương thức chính sau:

- Các công ty lớn: Hiện nay, tại Nigieria có một vài công ty lớn kinh doanh các mặt hàng nông sản trong đó có các mặt hàng gạo. Ước tính các công ty này hàng năm nhập khẩu vào Việt Nam khoảng 400 tấn đến 500 tấn thóc và gạo. Các công ty này có đầy đủ các cơ sở kinh doanh từ nhà máy xay xát, xí nghiệp đóng gói, hệ thống vận tải và phân phối. Vì có các nhà máy xay xát và đóng gói tại Nigieria nên các công ty này có chủ trương nhập khẩu thóc để tận dụng lao động địa phương và đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và bao gói đảm bảo đưa ra thị trường loại gạo có chất lượng cao.

Qua tìm hiểu được biết hiện nay nguồn cung cấp thóc chủ yếu cho các công ty này là Thái Lan và gạo chủ yếu từ Mỹ.

Hầu hết các công ty này có sự tham gia về vốn và quản lý của các công ty châu Âu và đã có nguồn cung cấp hàng ổn định. Thực chất các công ty này do người Châu Âu chi phối.

Do có khả năng tài chính tốt nên phương thức thanh toán của các công ty này là mở L/C qua các ngân hàng châu Âu hoặc Mỹ hoặc L/C qua các ngân hàng địa phương và được các ngân hàng Âu - Mỹ xác nhận.

Nếu các công ty Việt Nam thiết lập được quan hệ với các công ty này thì sẽ có thể tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh và đảm bảo làm ăn lâu dài.

- Bán hàng qua kho ngoại quan: Đây là phương thức được các công ty nước ngoài kinh doanh tại Nigieria áp dụng tương đối phổ  biến. Theo phương thức này, gạo được nhập khẩu vào Nigieria để tại các kho ngoại quan, chủ hàng bán hàng  đến đâu thu tiền đến đấy, người nhập khẩu chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan  nhận hàng và đóng thuế. Phần lớn các công ty nước ngoài kinh doanh theo phương thức này đều mở văn phòng tại Nigieria, một số còn liên quan với đối tác Nigieria xây dựng hệ thống kho hàng riêng tại các khu miễn thuế.

Để có thể kinh doanh được theo phương thức này, nhất thiết phải có hệ thống khách hàng ổn định, có quan hệ lâu dài và nhất là phải thông thạo và quan hệ tốt với chính quyền địa phương. Để có được điều này thì đầu tư ban đầu rất tốn kém.

- Bán hàng qua biên giới: Hiện tại có nhiều công ty bán gạo gián tiếp vào thị trường Nigieria thông qua các nước láng giềng của Nigieria, chẳng hạn như Cameroon, sau đó người mua Nigieria sang mua theo cách "tiền trao đến đâu hàng trao đến đó". Phần lớn lượng gạo này sẽ được đưa lậu vào Nigieria.

Nam Phi

Việt Nam có thể xuất khẩu 3 mặt hàng vào Nam Phi đó là gạo, cà phê, hạt tiêu.

Hàng năm Nam Phi nhập khẩu 500 nghìn tấn đến 700 nghìn tấn gạo nhưng chủ yếu là gạo đồ. Cả 3 mặt hàng trên đều có thuế nhập khẩu bằng 0%. Nam Phi không có chính sách bảo hộ đặc biệt nào đối với các mặt hàng này.

Tuy ta chưa có gạo đồ xuất khẩu sang Nam Phi nhưng ta có thể xuất khẩu gạo sang Nam Phi để đưa vào 5 nước thuộc Liên minh quan thuế ở vùng Nam châu Phi này.

IV. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

Thuỷ sản

Sản lượng năm 2001 đạt 2,41 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 710 nghìn tấn, sản lượng đánh bắt đạt 1,7 triệu tấn. Dự kiến đến 2010, tổng sản lượng đạt khoảng 3 triệu tấn (tăng bình quân 2,2%/năm), trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 1,5 triệu tấn và sản lượng đánh bắt đạt 1,5 triệu tấn.

Hoạt động đánh bắt chủ yếu vẫn diễn ra ở ven bờ. Nhà nước đã đầu tư nhiều vốn cho Chương trình đánh bắt hải sản xa bờ, nhưng hiệu quả đạt được còn thấp. Vì vậy, giai đoạn từ nay đến 2010, cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ để tăng năng suất và hiệu quả đánh bắt.

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, tập trung ở các tỉnh ven biển. Sản lượng nuôi trồng hàng năm tăng từ 8 - 10%, trong đó tăng nhanh nhát là hoạt động  nuôi tôm (phục vụ xuất khẩu chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam). Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản như: cung ứng giống, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm...

Các loại thủy sản đánh bắt và nuôi trồng chủ yếu gồm: tôm, mực, bạch tuộc, cá tra, cá basa, cá ngừ...

Thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc...

Lúa gạo

Sản lượng lúa năm 2001 đạt 32 triệu tấn. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng lúa đạt mức 36 triệu tấn, bình quân tăng 1,2%/năm. Trong đó, tăng chủ yếu ở các loại lúa có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu vào một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo của Việt Nam thời gian qua vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai xảy ra thường xuyên (lũ lụt, hạn hán...). Bên cạnh đó, tuy có nhiều giống lúa đạt năng suất cao nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường. Công nghệ sau thu hoạch, bảo quản chế biến và các loại hình dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp vẫn còn yếu kém, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chế biến và xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam là Inđônêxia, Philipin Malaixia, Hoa Kỳ, Nga, EU, Trung Đông, Châu Phi.

Cà phê

Sản lượng cà phê năm 2001 đạt 844 nghìn tấn. Dự kiến đến 2010, sản lượng cà phê nước ta sẽ đạt khoảng 1 triệu tấn, tăng bình quân 1,7%/năm.

Thời gian qua, tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của nước ta gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự sụt giảm trầm trọng giá cà phê trên thị trường thế giới. Nhiều địa phương, nông dân đã chuyển sang trồng các loại cây nông nghiệp khác có hiệu quả hơn như hạt điều, hạt tiêu, rau quả... Việt Nam là nhà sản xuất cà phê vối đứng đầu thế giới (chiếm 95% tổng sản lượng cà phê sản xuất của cả nước). Năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha, là mức cao nhất thế giới. Tuy nhiên, chất lượng cà phê của Việt Nam vẫn còn thấp do chất lượng hạt không đồng đều, tỷ lệ hạt vỡ cao, công nghệ chế biến và bảo quản lạc hậu... Cà phên chủ yếu dùng để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước chỉ chiếm 5% tổng sản lượng.

Hướng phát triển trong thời gian tới là ổn định quy hoạch diện tích trồng cà phê ở mức khoảng 500 nghìn ha, trong đó khoảng 400 nghìn ha cà phê vối và 100 nghìn ha cà phê chè. Như vậy, diện tích trồng mới trong thời gian tới tập trung vào cà phê chè và giảm bớt diện tích cà phê vối ở những nơi thiếu nguồn nước tưới, điều kiện chăm sóc kém.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của cà phê Việt Nam là EU, Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản...

Rau quả

Sản lượng ra quả năm 2001 đạt 10 triệu tấn, trong đó 4 triệu tấn quả, 6 triệu tấn rau. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng rau quả nước ta sẽ đạt khoảng 17 triệu tấn, tăng bình quân 5,4%/năm.

Các loại rau quả chủ yếu gồm: chuối, dứa, thanh long, nhãn, vải, xoài, dưa hấu, dưa chuột, măng ta, ngô bao tử...

Hiện nay, diện tích các vùng trồng rau quả không ngừng được mở rộng. Cộng với thuận lợi về điều kiện thời tiết có thể sản xuất được rau quả quanh năm, đặc biệt là các loại rau quả vụ đông để cung cấp cho các nước không sản xuất được.

Tuy nhiên, năng suất và chất lượng vẫn luôn là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và tiêu thụ rau quả của nước ta. Thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác vẫn còn phổ biến, khiến cho chất lượng sản phẩm giảm sút đáng kể. Còn ít vùng sản xuất rau quả sạch quy mô lớn để phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến kém, tỷ lệ hao hụt rất cao (20 - 30%).

Hướng phát triển trong thời gian tới là kết hợp tăng sản lượng rau quả với Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và các Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Tăng nhanh sản lượng và nâng cao chất lượng rau quả; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp; liên doanh với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Ixaren, Đài Loan, Hà Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... để xây dựng những vùng chuyên canh rau quả sạch phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nga, Australia.

Hạt tiêu

Sản lượng hạt tiêu năm 2001 đạt 45 nghìn tấn. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng hạt tiêu nước ta sẽ đạt khoảng 90 nghìn tấn, tăng bình quân 7,1%/năm.

Việt Nam chủ yếu vẫn sản xuất loại hạt tiêu đen, xuất thô, giá thấp. Do giá hạt tiêu trên thị trường thế giới tăng giảm thất thường nên diện tích và sản lượng hạt tiêu của nước ta không ổn định và khó có khả năng tăng nhanh.

Trong thời gian tới, cần chú trọng mở rộng diện tích trồng loại hạt tiêu trắng, là loại hạt tiêu có chất lượng tốt, giá cao, để đáp ứng thị hiếu của một số thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh khâu chế biến, nâng cao tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU...

Cao su

Sản lượng cao su mủ khô năm 2001 đạt 300 nghìn tấn. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng cao su mủ khô nước ta sẽ đạt khoảng 500 nghìn tấn, tăng bình quân 5,2%/năm.

Vì cao su là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao và Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển loại cây trồng này, do vậy trong thời gian qua, nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân đã đầu tư  phát triển mở rộng diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng. Sản lượng cao su tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 20%, còn lại 80% dành cho xuất khẩu. Tuy thị trường cao su ngày càng được mở rộng nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng 40 - 50% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam).

Tuy nhiên, cao su cũng là mặt hàng bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến động giá cả trên thị trường. Đặc biệt, nhu cầu của Trung Quốc cũng tăng giảm thất thường và hiện tại vẫn đang áp dụng hạn ngạch về mặt hàng này đối với nước ta. Để giải quyết được vấn đề này, Việt Nam cần sớm mở rộng và chuyển dịch cơ cấu thị trường, tránh tình trạng bị phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động của một hoặc một vài thị trường.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, EU, Malaixia, Hà Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Nga...

Chè

Sản lượng chè búp khô năm 2001 đạt 83 nghìn tấn. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng chè búp khô nước ta sẽ đạt khoảng 120 nghìn tấn, tăng bình quân 3,8%/năm.

Hiện nay diện tích trồng chè của Việt Nam ở mức khoảng 95 nghìn ha. So với các nước khác, năng suất và chất lượng chè của nước ta thấp hơn nhiều, do vậy giá xuất khẩu có nhiều thu thiệt. Thời gian qua, nhu cầu và giá cả sản phẩm chè trên thị trường thế giới có nhiều biến động, đã ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và khả năng xuất khẩu của nước ta. Thêm vào đó, chủng loại sản phẩm chè của Việt Nam còn đơn điệu, chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô, các loại sản phẩm chế biến sâu và chè sạch còn rất ít.

Hướng sắp tới là tăng nhanh diện tích, năng suất, chất lượng; đẩy mạnh hoạt động chế biến, liên doanh với một số đối tác nước ngoài như ấn Độ, Srilanka, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản... để sản xuất được ngày càng nhiều chủng loại chè có hàm lượng chế biến sâu và chè sạch. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin, hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác tiên tiến, tránh thói quen sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu trong chăm sóc loại cây này.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Irắc, Nga, EU, Nhật Bản, Đài Loan, ASEAN, Hoa Kỳ...

Hạt điều

Sản lượng hạt điều năm 2001 đạt 220 nghìn tấn. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng hạt điều nước ta sẽ đạt khoảng 360 nghìn tấn, tăng bình quân 5,1%/năm.

Đây là mặt hàng rất có tiềm năng phát triển và khả năng cạnh tranh cao của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu hạt điều. Tuy nhiên, cũng như nhiều sản phẩm nông nghiệp khác, đây là mặt hàng chịu sự tác động rất lớn của sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Thêm vào đó, hạn hán thường xuyên xảy ra, nhân dân ít đầu tư thâm canh nên sản lượng và chất lượng vẫn ở mức thấp, biến động thất thường và chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh. Cơ cấu các chủng loại hạt điều chưa hợp lý, loại hạt điều trắng có giá cao còn chiếm tỷ lệ thấp. Hạt điều chủ yếu dùng để xuất khẩu, tiêu dùng trong nước chỉ chiếm khoảng 10% sản lượng.

Trong thời gian tới, sẽ tập trung tăng nhanh diện tích trồng điều ở những khu vực có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi và kết hợp với các chương trình của Chính phủ như  Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và các Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, xoá đói giảm nghèo. Tăng nhanh diện tích trồng loại điều có nhân trắng, đẩy mạnh các hoạt động chế biến sâu, để nâng cao giá trị xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu chính loại mặt hàng này là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Australia...

Thịt lợn

Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 đạt 1,5 triệu tấn, chủ yếu dùng để tiêu thụ trong nước, tỷ lệ dành cho xuất khẩu còn rất ít (năm 2001 là 32 nghìn tấn). Dự kiến đất năm 2001, sản lượng thịt lợn nước ta sẽ đạt khoảng 2 triệu tấn, tăng bình quân 2,9%/năm.

Hiện tại, đàn lợn của cả nước đã đạt trên 21 triệu con và vẫn đang trên đà tăng trưởng. Nông dân có rất nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn. Trong những năm gần đây, đã có nhiều trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn và  công nghệ hiện đại, khiến đàn lợn ngày càng có năng suất và chất lượng cao. Nhà nước cũng đã quan tâm đầu tư về vốn, giống, và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi mới cho các hộ gia đình.

Tuy nhiên, chủ yếu hoạt động chăn nuôi vẫn diễn ra nhỏ lẻ, chưa đạt quy mô công nghiệp, chi phí sản xuất cao nên khả năng cạnh tranh thấp. bên cạnh đó, đa số các giống lợn của Việt Nam là các giống nhỏ, tỷ lệ nạc thấp, chất lượng thịt chưa cao để đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hồng Kông, Nga, Malaixia, Trung Quốc... Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, trong khi nhu cầu và giá thịt lợn đang có xu hướng tăng lên trên thị trường thế giới thì ta lại thiếu hàng để xuất khẩu.

Mía đường

Năm 2001, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, trong đó đường tinh luyện đạt 760 nghìn tấn và 300 nghìn tấn đường thô. Dự kiến đến năm 2010, sản lượng đường nước ta sẽ đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng bình quân 4,1%/năm.

Chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường đã và đang góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng nhanh sản lượng nông nghiệp nói chung và sản lượng mía nói riêng, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch nóng vội, triển khai có tính chất phong trào , chưa tính toán kỹ khả năng và điều kiện sản xuất của địa phương, nên hiệu quả của Chương trình này còn thấp. Giá  thành sản xuất đường từ mía của nước ta còn rất cao so với mức bình quân thế giới (cao hơn 30 - 40%) nên chưa thể xuất khẩu được.

Phương hướng sắp tới là tìm cách giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng mía để nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng đường.

Hàng thủ công mỹ nghệ

Đây  là mặt hàng truyền thống và có nhiều tiềm năng của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đã hình thành được nhiều làng nghề chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như Bát Tràng, Đồng Kỵ, Vạn Phúc... Giá trị hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong thời gian gần đây tăng nhanh. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 235 triệu USD. Dự kiến đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt mức 1 tỷ USD, bình quân tăng 15,6%/năm.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam vẫn chủ yếu được các hợp tác xã, hộ gia đình, hoặc các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất nên thường gặp phải khó khăn về vốn, cơ sở, mặt bằng sản xuất, quy mô và công nghệ sản xuất. Ngoài ra, mẫu mã, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng cũng như vấn để xử lý kỹ thuật đối với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mối mọt của nước ta đã khiến cho các mặt hàng này thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 133 thị trường, trong đó chủ yếu là: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nga, ASEAN, Australia...

Phương hướng trong thời gian tới là tập trung tổ chức tại sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, gắn với việc phát triển các làng nghề và phát triển công nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ và môi trường vào sản xuất. Nhà nước cần có các chương trình hỗ trợ, đặc biệt là về vốn, về công tác nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thế giới.

Phần 2

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI

I. DỰ BÁO NHU CẦU, GIÁ CẢ VÀ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA THẾ GIỚI THỜI KỲ 2001 - 2010

Theo dự báo của FAO, mức tăng sản lượng và nhu cầu về lương thực và các mặt hàng nông sản sẽ tăng bình quân 2%/năm, cao hơn so với giai đoạn trước và cao hơn so với mức tăng dân số. Tuy nhiên, nếu tính bình quân đầu người, sản lượng và tiêu dùng chỉ tăng khoảng 0,7%/năm. Đối với các nước đang phát triển, sản lượng và tiêu thu các mặt hàng nông sản chủ yếu bình quân đầu người dự báo  sẽ tăng 1,4%/năm, thấp hơn so với thập kỷ trước - sản lượng tăng 1,6%/năm và tiêu thụ 1,7%/năm.

Tăng trưởng thương mại hàng nông sản thế giới dự báo sẽ giảm từ 2,5%/năm trong giai đoạn 1984 - 1994 còn 2,2%/năm trong giai đoạn đến 2005, mặc dù có những ảnh hưởng thuận lợi do cải cách chính sách. Vai trò trong mạng lưới buôn bán hàng nông sản của các nước đang phát triển có nguy cơ chuyển từ các nhà cung cấp thành các nhà nhập khẩu nông sản trong tương lai do xu hướng tăng tiêu thụ và chế biến tại các nước này, cũng như tốc độ tăng dân số và thu nhập cao hơn so với các nước phát triển. Dự báo nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển   sẽ đạt 162 tỷ USD, chiếm 49% nhập khẩu hàng nông  sản toàn cầu vào năm 2005 và vào năm 2010 sẽ là 190,5 tỷ USD chiếm 51%.

Triển vọng về giá: giá hàng nông sản sẽ có những biến động trong giai đoạn dự báo, trong đó, giá hàng lương thực sẽ tăng mạnh do dự trữ giảm, dự báo giá ngũ cốc sẽ tăng 2,7 đến 6% so với thập kỷ trước; giá các mặt hàng thực phẩm tăng nhẹ hơn, dự báo giá thịt các loại tăng  từ 2,8% đến 5,5% trong giai đoạn dự báo.

Thủy sản

Sản lượng: Trong hai thập kỷ gần đây, nhịp độ tăng của sản lượng thủy sản đã có xu hướng giảm dần. Nếu như trong thập kỷ 80, nhịp độ tăng sản lượng thủy sản đạt bình quân 3,3%/năm, thì sang thập kỷ 90, nhịp độ tăng sản lượng bình quân chỉ là 2,7%/năm. Mặc dù sản lượng thủy sản nuôi trồng được gia tăng nhanh chóng, nhưng do sự cạn kiệt của các nguồn lợi tự nhiên đã dẫn tới sự suy giảm chung của nhịp độ tăng sản lượng thủy sản. Trong thập kỷ tới, những cố gắng nhằm cải thiện môi trường chung và phục hồi nguồn lợi thủy sản tự nhiên nói riêng cũng như khả năng gia tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng chưa thể mang lại nhịp độ tăng chung của sản lượng thủy sản ở mức cao. Dự báo sản lượng thủy sản sẽ tăng với nhịp độ bình quân 2,0%/năm trong giai đoạn 1995 - 2000 và sau đó tiếp tục giảm còn 1,7%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010.

Trong số các nước sản xuất thuỷ sản chính, Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 20% sản lượng thủy sản thế giới) và duy trì được sản lượng khá cao trong giai đoạn 1995 - 2005, nhưng sau đó cũng rơi vào tình trạng giảm, trong khi Mỹ, các nước châu  Âu, Nhật Bản và các nước SNG vẫn tiếp  tục trong tình trạng suy giảm về sản lượng thủy sản: sản lượng thuỷ sản của các nước đang phát triển vẫn gia tăng với nhịp độ cao nhưng chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Tiêu thụ: Thủy sản được xem là nguồn thực phẩm “lành” đối với người tiêu dùng và chính điều đó cùng với sự cải thiện về thu nhập đã tạo nên xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu dùng các loại thủy sản trên thế giới. Theo đánh giá chung, tiêu thụ thủy sản thế giới hiện nay được phân chia như sau:

- Các nước Đông Bắc và Đông Nam Á chiếm khoảng 50%

-  Các nước Tây Âu chiếm khoảng 11%

- Khu vực Bắc Mỹ chiếm khoảng 9%

- Liên Xô cũ chiếm khoảng 7%

- Các nước khác khoảng 23%

Trong giai đoạn dự báo, tiêu thụ thủy sản thế giới vẫn có xu hướng gia tăng nhanh nhờ triển vọng tăng trưởng kinh tế và thu nhập cao ở các nước đang phát triển. Theo dự báo của FAO về tiêu thụ thuỷ sản phân theo nhóm nước cho thấy: trong giai đoạn 2001 - 2--5, nhịp độ  tăng tiêu thụ thủy sản ở  cá nước đang phát triển đạt 2,9%/năm và của các nước phát triển đạt 1,2%/năm; trong giai đoạn 2006 - 2010, nhịp độ tăng tiêu thụ tương ứng là 2,1%/năm và 1,0%/năm.

Tiêu thụ thuỷ sản các nước đang phát triển tăng với nhịp độ cao hơn là do sự gia tăng nhanh hơn về dân số và thu nhập. Ngược lại, đối với các nước phát triển những yếu tố hạn chế nhịp độ tăng sản lượng chính là nhịp độ tăng dân số thấp hơn và mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người đã ở mức cao.

Cùng với sự khác biệt về nhịp độ tăng tiêu thụ thủy sản theo nhóm nước phát triển và đang phát triển là sự thay đổi về cơ cấu tiêu thụ theo khu vực trong giai đoạn dự báo. Trong đó, khu vực Đông Bắc Á, ngoại trừ Nhật Bản,  các nước còn lại sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm); tiếp đến là khu vực các nước ASEAN và các nước châu Á khác; các nước Tây Âu, Bắc Mỹ sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thủy sản thấp nhất.

Giá cả: So với nhiều mặt hàng thực phẩm khác, trong thập kỷ qua, thủy sản có xu hướng tăng giá ổn định và có mức  tăng cao hơn. Trong giai đoạn 1990 - 1999, giá thủy sản trên thị trường thế giới tăng bình quân 5,4%/năm. Dự báo, xu hướng giá hàng thủy sản sẽ tiếp tục tăng do áp lực trong quan hệ cung cầu trong giai đoạn dự báo. Trong giai đoạn 2001 - 2005, giá thủy sản sẽ tăng với nhịp độ bình quân 36%/năm và trong giai đoạn 2006 -  2010 là 3,7%/năm.

Xu hướng giá thủy sản tai các thị trường tiêu thụ chính: tại Nhật Bản, nhịp độ tăng giá thủy sản có thể cao hơn so với mức chung, đạt bình quân 3,8%/năm trong giai đoạn dự báo: tại các nước Tây Âu Là 3,7%/năm; tại khu vực Bắc Mỹ chỉ là 3,5%/năm.

Buôn bán thủy sản thế giới: Buôn bán hàng thủy sản thế giới đã tăng mạnh trong thập kỷ 80  và đầu những năm 90 với nhịp độ xuất khẩu bình quân 11,75% trong giai đoạn 1985 - 1995. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhịp độ buôn bán hàng thuỷ sản đã  giảm xuống, xuất khẩu chỉ tăng bình quân 1,8%/năm trong các năm 1995 - 1999. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tác đọng của khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 cùng với xu hướng mở rộng nhu cầu tiêu thụ ở các nước đang phát triển đã hạn chế sự gia tăng xuất khẩu của các nước này.  Đồng thời, đối với  các nước phát triển, mặc dù có xu hướng giảm xút về sản lượng, nhưng do mức tiêu thụ bình quân đầu người đã ở mức cao đã hạn chế   cả    về xuất và nhập khẩu thủy sản của các nước này.  Tình trạng giảm nhịp độ buôn bán hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới sẽ còn tiếp tục trong thập kỷ đầu của thiên niên kỷ mới.

Trong giai đoạn  dự báo,  xuất nhập khẩu thủy sản thế giới sẽ được phục hồi ở những khu  vực chịu ảnh hướng nặng nề của khủng hoảng kinh tế châu Á. Dự báo, xuất nhập khẩu thủy sản thế giới sẽ có nhịp độ tăng bình quân 2,8%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005, nhưng sau đó áp lực giá làm chuyển hướng tiêu dùng sang các sản phẩm thay thế, nhịp độ tăng xuất nhập khẩu thủy sản sẽ giảm chút ít và  đạt nhịp độ tăng 2,5%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ vẫn duy trì được giá trị kim ngạch xuất khẩu ở mức cao, nhưng sẽ phải chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan...  Trong nhập khẩu, Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu hàng đầu thế giới, chiếm khoảng dưới 30% giá trị nhập khẩu thủy sản thế giới, tiếp đến là Mỹ khoảng 15% Pháp và Tây Ban Nha từ 5 - 6%. Tỷ trọng nhập khẩu thủy sản của các nước phát triển vẫn chiếm trên 80% nhập khẩu thuỷ sản thế giới. Tuy nhiên,  trong giai đoạn dự báo sự gia tăng nhanh về nhập khẩu thủy sản thuộc về các nước đang phát triển.

Tôm

Sản lượng: Trong số các mặt hàng thủy sản, tôm là mặt hàng có nhịp độ gia tăng sản lượng nhanh nhất với nhịp độ tăng bình quân đạt 5,3%/năm trong giai đoạn 1985 - 1995. Yếu tố quyết định đối với  sự gia tăng nhanh của sản lượng tôm thế giới là sự bù đắp của sản lượng tôm nuôi. Do đó, trong giai đoạn dự báo, khả năng duy trì nhịp độ tăng sản lượng tôm thế giới vẫn có thể ở mức cao. Tuy nhiên, so với nhịp độ tăng sản lượng vẫn thấp hơn so với thời kỳ 1985 - 1995, được xem là thời kỳ bùng phát của sản lượng tôm nuôi, đặc biệt là ở Trung Quốc. Dự báo, sản lượng tôm thế giới sẽ tăng bình quân 3,5%/năm trong giai đoạn 1995 - 2005 và 3,2%/năm giai đoạn 2006 -  2010.

Trong 10 nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới, sự gia tăng nhanh về sản lượng thuộc các nước sản xuất tôm ấm như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Ecuađo. Trong khi đó, các nước Mỹ, Nhật Bản, Brazil và nước sản xuất tôm lạnh (Nauy) sẽ tiếp tục xu hướng giảm sản lượng tôm trong giai đoạn dự báo.

Tiêu thụ: Cùng với xu hướng tăng nhanh của sản lượng  tôm, và ở mức giá tương đối rẻ, tiêu thụ tôm trên thế giới ngày càng trở nên phổ biến hơn ở các nước và trong các hộ gia đình . Tuy nhiên, tôm vẫn là mặt hàng thuộc đối tượng tiêu dùng có mức thu nhập cao. Dự báo nhịp độ tăng tiêu thụ tôm trên thế giới sẽ tăng bình quân  3,2%/năm trong giai đoạn 1995 - 2005 và 3%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên, tiêu thụ tôm sẽ tăng mạnh ở các nước kinh tế mới nổi thuộc châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông...

Giá cả: Sau thời kỳ (1994 - 1998) tăng giá mạnh trên thị trường thế giới do sự giảm sút mức cung ứng của Trung Quốc, giá tôm trên thị trường thế giới đã bị hãm lại do khủng hoảng kinh tế làm giảm sút tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản. Trong giai đoạn dự báo, do triển vọng cung cấp tôm không còn ở mức cao trong khi nhu cầu tiêu thụ tại Nhật Bản lại được phục hồi, nên giá tôm trên thị trường thế giới vẫn sẽ được duy trì ở mức cao trong giai đoạn trung hạn.

Xuất - nhập khẩu: Nhịp độ tăng giá trị xuất nhập khẩu tôm trên thế giới trong giai đoạn bùng nổ (1985 - 1995) đạt 14%/năm. Trong giai đoạn dự báo, do xu hướng bão hòa trong những năm gần đây tại các thị trường tiêu thụ tôm chủ yếu trên thế giới như Nhật, Mỹ và các nước Tây Âu nên khả năng tăng nhanh xuất nhập khẩu tôm của thế giới rất khó xảy ra. Dự báo nhịp độ tăng xuất khẩu tôm thế giới trong giai đoạn 2001 - 2005 chỉ đạt 2,8%/năm và sau đó còn 2,5% trong giai đoạn 2006 - 2010. Các nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới như Thái Lan, ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc, Ecuado vẫn  tăng cường xuất khẩu tôm nước ấm, trong khi Nauy và Grinlen vẫn là những nước xuất khẩu hang đầu tôm nước lạnh.

Tại các nước nhập khẩu tôm hàng đầu: Triển vọng phát triển kinh tế Nhật trong thập kỷ này sẽ là động lực chủ yếu làm phục hồi nhu cầu tiêu dùng vì nhập khẩu tôm vào nước này. Dự báo nhập khẩu  tôm sẽ tăng bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 1999 - 2005 đạt 302,5 ngàn tấn vào năm 2005, tương đương với mức nhập khẩu cao nhất 303,0 ngàn tấn năm 1994. Thị trường Mỹ khó có khả năng gia tăng nhịp độ nhập khẩu tôm trong giai đoạn  dự báo do sự duy trì đều mức hàng nhập khẩu tôm trong thập kỷ qua đẩy thị trường đến mức bão hòa, dự báo lượng tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ chỉ tăng dưới 1%/năm trong giai đoạn dự báo, đạt mức 325 ngàn tấn năm 2010. Thị trường các nước Tây Âu cũng sẽ gia tăng nhập khẩu tôm trong giai đoạn dự báo, nhưng sẽ ở mức thấp hơn so với thị trường Mỹ.

Gạo

Sản lượng  gạo thế giới đạt 429 triệu tấn vào năm 2009 tăng 2,7%/năm giai đoạn 1999 - 2009. Sản lượng gạo tăng chủ yếu do năng suất tăng 2,1%/năm, trong khi diện tích chỉ tăng thêm 0,51%/năm và chủ yếu ở các vùng đất cao và vung đầm lầy của châu Phi.

Nhu cầu tiêu dùng gạo bình quân đầu người có xu hướng giảm xuống ở một số nước châu Á có mức thu nhập tăng nhanh. Trong đó, nhu cầu về loại gạo cao cấp sẽ tăng nhanh hơn so với khả năng cung cấp, trong khi nhu cầu về loại gạo trung bình và thấp cấp sẽ giảm (nếu không có thiên tai hay khủng hoảng kinh tế), tuy nhiên, bù lại nhu cầu về loại gạo dùng cho chăn nuôi sẽ có chiều hướng tăng lên.

Dự đoán thương mại gạo toàn cầu sẽ tăng khoảng trên 2%/năm trong giai đoạn  1999 - 2009, nhưng thấp hơn so với tăng sản lượng, đạt 22,5 triệu tấn vào năm 2002 và  26,7 triệu tấn vào năm 2009.

Xu hướng giá gạo trên thị trường thế giới  sẽ có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn dự báo, giá gạo tại Houston (Mỹ) sẽ tăng từ 414 USD/tấn năm 1997 lên 447 USD/tấn năm 2009 và tương tự, gạo 5% tấm tại Băng KoK (Thái Lan) tăng từ 353 USD/tấn lên 371 USD/tấn.

Các nước nhập khẩu chính: Châu Á vẫn là khu vực nhập khẩu gạo lớn nhất, chiếm 49% tổng lượng nhập khẩu của thế giới. T rong đó, Philippin và Inđônêxia sẽ tăng nhập khẩu mạnh do sản lượng gạo trong nước tăng chậm; tiếp đến là Hàn Quốc và A.rập Xêut. Châu Phi sẽ tăng nhập khẩu gạo do cắt giảm hàng rào thuế quan theo Hiệp định Nông nghiệp dự báo đạt 30% tổng lượng gạo nhập khẩu của thế giới.

Các nước xuất khẩu chính: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, ấn Độ vẫn sẽ là các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới. Mặc dù, Thái Lan tiếp tục dẫn đầu trong số các nước xuất khẩu chính, nhưng thị phần sẽ giảm do sự cạnh tranh của Việt Nam. Các nước tham gia xuất khẩu  khác như Pakistan, Miến Điện, Campuchia và các nước Mỹ Latinh cũng sẽ gia tăng xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ, ấn Độ và Trung Quốc sẽ giảm sản lượng xuất khẩu gạo.

Cà phê

Sản lượng cà phê thế giới dự báo sẽ tăng 2,7%/năm giai đoạn 1994 - 2005 do giá cà phê trên thị trường thế giới giữa những năm 90 cao đã kích  thích mở rộng diện tích, nhưng sau đó sẽ giảm và đạt nhịp độ  tăng 1,9% trong giai đoạn 2005 - 2010. Theo FAO, sản lượng cà phê toàn cầu dự tính đạt 7,31 triệu tấn vào năm 2005 và 8,0 triệu tấn vào năm 2010.

Nhu cầu tiêu dùng cà phê trên thế giới tăng mạnh trong thập kỷ 80 do mức tăng thu nhập của nhiều thị trường truyền thống (Mỹ và châu Âu). Tuy nhiên, mức tiêu thụ tại các thị trường này đã có xu hướng bị giảm sút vào cuối những năm 90. Dự báo, nhu cầu tiêu dùng cà phê trong giai đoạn dự báo sẽ có nhịp độ tăng chậm hơn so với mức tăng sản lượng, đạt mức tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2000 -  2010. Trong đó, châu Âu vẫn là khu vực chiếm tỷ trọng tiêu dùng lớn nhất, bằng   52% mức tiêu dùng thế giới, tiếp đến là Nhật Bản 9%, các nước SNG 3%, các nước Bắc Mỹ    24%, các nước đang phát triển 9% và các nước khác chiếm khoảng 30%.

Xu hướng giá cà phê trên thị trường thế giới khó có thể phục hồi  được mức giá cao vào giữa những năm 90. Năm 1995, trên thị trường thế giới, giá cà phê Arbrica là 3.420 USD/tấn và cà phê Robusta là 2.820 USD/tấn, nhưng đến năm 1999 mức giá xuống thấp, cà phê Arbrica là 2.420 USD/tấn và cà phê Robusta là 1.500 USD/tấn. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, mức giá cà phê vào năm 2005 sẽ là 2.540 USD/tấn cà phê Arbrica và 1.860 USD/tấn cà phê Robusta.

Xuất khẩu cà phê theo ước tính của FAO, xuất khẩu cà phê năm 2005 đạt 5,7 triệu tấn, so với 4,76 triệu tấn năm 1997 đạt mức tăng bình quân 2%/năm và đến năm 2010 sẽ đạt mức xuất khẩu 6,3triệu tấn với mức tăng bình quân 2,2%/năm. Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe vẫn sẽ  là khu vực xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, chiếm 66% năm 2005 và 65,4% năm 2010; Các nước châu Phi sẽ giảm còn 16% lượng cà phê xuất khẩu của thế giới vào năm 2005 và có thể phục hồi chút ít vào năm 2010 với tỷ trọng 16,5%; Các nước châu Á sẽ tăng cường xuất khẩu cà phê lên trên một triệu tấn, đưa tỷ trọng lên 17% vào năm 2005 và 17,1% vào năm 2010; các nước khác chiếm khoảng 1% lượng  cà phê xuất khẩu thế giới.

Nhập khẩu cà phê thế giới ước tính tăng 1,9%/năm trong giai đoạn đến năm 2005 và khoảng 2%/năm trong các năm tiếp theo. Khối lượng cà phê nhập khẩu (không kể lượng nhập khẩu để tái xuất) năm 2005 sẽ là 5,15 triệu tấn và năm 2010 là 5,7 triệu tấn. Nhập khẩu cà phê của các nước đang phát triển năm 2005 đạt đạt 468 ngàn tấn bằng 9% tổng lượng nhập khẩu thế giới năm 2010 sẽ là 600 ngàn tấn bằng 10,6%. Nhập khẩu cà phê của các nước phát triển sẽ tăng chậm hơn: dự báo nhập khẩu của các nước Bắc Mỹ và EU vẫn duy trì mức tăng 1,3%/năm; nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giảm hơn so với thập kỷ trước, dự kiến đạt 2,5%/năm. nhập khẩu của Nga và các nước Đông Âu chỉ tăng trên 1%/năm do mức tăng trưởng kinh tế yếu.

Rau, quả

Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), trong thời kỳ 2001 - 2010 nhu cầu tiêu dùng rau, quả hàng năm trên thế giới tăng với tốc độ cao hơn tăng sản lượng; trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng bình quân 3,6%/năm thì sản lượng rau, quả chỉ tăng 2,8%/năm.

Nhu cầu tiêu thụ rau,quả của thế giới phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

- Tốc độ tăng dân số: dự báo dân số thế giới tăng hàng năm 1,5%; đến năm 2005 đạt 6,5 tỷ người, năm 2010 đạt 7tỷ người.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế - thương mại: theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, tốc độ phát triển kinh tế thế giới tăng 3 - 4%/năm,tốc độ phát triển thương mại tăng 6 - 7%/năm trong thời kỳ 2001 - 2010.

- Trình độ phát triển về mặt dân trí và xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi cơ cấu bữa ăn, người dân sẽ giảm tiêu dùng các loại thức ăn nhiều chất béo, chất tinh bột mà tăng tiêu dùng các loại rau, quả, rượu, bia và nước giải khát. Nhu cầu tiêu dùng rau quả sạch, có chất lượng cao ngày càng tăng do đời sống của nhân dân các nước không ngừng được cải thiện.

- Ở những nơi thời tiết khắc nghiệt (bão tuyết, bão lụt, bão cát, sa mạc, đất đai khô cằn...) thì sản xuất rau quả gặp khó khăn, bởi vậy, giá cả sẽ tăng cao.

Dự báo nhu cầu nhập khẩu các loại rau tươi

Trong những năm qua, số lượng rau tươi nhập khẩu tăng bình quân 1,8%/năm. Theo dự báo của Tổ chức Nông - Lương thế giới, với tốc độ  này, đến năm 2010 số lượng rau nhập khẩu toàn thế giới sẽ đạt khoảng 17 triệu tấn. Các nước nhập khẩu  chủ yếu là Pháp, Đức, Canada, khoảng trên 1.550 ngàn tấn, mỗi nước; Anh, Hoa Kỳ, Bỉ, Hồng Kông, Singapore, khoảng trên 1.200 ngàn tấn mỗi nước; các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất là Bêlarus, khoảng 500 ngàn tấn mỗi nước.

Đến năm 2010 khối lượng rau tươi xuất khẩu trên thế giới khoảng 18 triệu tấn. Các nước xuất khẩu rau chủ yếu là: Trung Quốc 6.090 ngàn tấn; Hoa Kỳ trên 2.440 ngàn tấn; Italia và Hà Lan trên 1.400ngàn tấn mỗi nước.

Dự báo năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi (theo giá USD hiện tại) khoảng 526 USD/tấn, giá nhập khẩu rau tươi khoảng 703 USD/tấn.

Dự báo nhu cầu nhập khẩu các loại quả tươi

Dựa trên tốc độ tăng về nhu cầu nhập khẩu trái cây trong các năm gần đây, dự báo các thị trường nhập khẩu trái cây nhiều nhất đến năm 2010 là:

- Chuối: theo nhận định của các nhà chuyên môn, thương mại  chuối thế giới tăng trung bình 1,5%/năm trong thời kỳ 2001 - 2010, nhịp độ thương mại có phần giảm xuống so với thập kỷ trước do nhu cầu nhập khẩu của các nước công nghiệp giảm.

Dự đoán các nước công nghiệp Anh, Hoa Kỳ, Bỉ, Nhật Bản, Đức và Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường nhập chuối lớn, đến năm 2010 sẽ chiếm khoảng 81% khối lượng nhập khẩu của thế giới; các nước Đông Âu, Nga và SNG sẽ tăng nhanh hơn những năm qua, tỷ lệ nhập khẩu của các nước này trên thị trường thế giới tăng từ 2% năm 1998 lên 15% năm 2010.

Nhịp độ gia tăng nhập khẩu chuối của Nga, các nước SNG và khu vực Đông Âu cũ sẽ tăng nhanh nhất, do những biến động trong hệ thống kinh tế. nhập khẩu chuối cũng sẽ gia tăng ở các nước Trung  Đông. Xu thế nhập khẩu chuối của Tây Âu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng với tốc độ không cao như trước.

Nhu cầu nhập khẩu chuối của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng, tuy với nhịp độ thấp do mức tiêu dùng bình quân đầu người đã cao (khoảng 11,2 kg/người/năm) và nhịp độ tăng dân số thấp (0,7%/năm).

Tóm lại, nhập khẩu chuối trên thế giới sẽ tăng từ 7,9 triệu tấn năm 1995 lên 10 triệu tấn năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 1,5% so với 2,3% của thập kỷ trước.

- Dứa: Hoa Kỳ, Pháp, Italya, Nhật Bản, Anh, Bỉ, Đức, Singapore, Hàn Quốc...

- Xoài: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Malaysia, Ả Rập Xêút...

- Dưa hấu: Hoa Kỳ, Đức, Italya, Hồng Kông, Singapore, Cô-oét, Ba Lan, Canada...

Dự báo các nước nhập khẩu chính đến năm 2010 của một số loại trái cây:

- Chuối: Mêhicô, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Malaysia...

- Dứa: Costa Rica, Cốt-đi-voa, Philippines, Pháp, Hôn-đu-rát, Malaysia...

- Xoài: Mêhicô, ấn Độ, Brazil, Philippines, Pháp, Hôn-đu-rát, Malaysia...

- Dưa hấu: Hoa Kỳ, Hy Lạp, Guatemala, Italysia, Tây Ban Nha...

Do nhu cầu về các loại trái cây tăng ổn định phù hợp với khả năng sản xuất của các nước sản xuất: việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh trái cây giúp đạt năng suất cao, vì vậy giá trái cây hầu như không tăng đột biến trong những năm tới.

Hạt tiêu

Sản lượng: Sự bấp bênh về mùa vụ trong sản xuất hạt tiêu làm cho khả năng gia tăng sản lượng trong giai đoạn dự báo cũng không ổn định và nhìn chung nhịp độ tăng bình quân về số lượng hạt tiêu thế giới sẽ không cao.

Dự báo, Sản lượng hạt tiêu thế giới đạt 233,7 ngàn tấn vào năm 2005, nhịp độ tăng bình quân chỉ đạt 1,4%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005. Năm 2010, sản lượng thế giới đạt 248 ngàn tấn với nhịp độ tăng bình quân 1,2%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Các nước sản xuất chính như ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam và Malaysia chiếm tới trên 85% sản lượng hạt tiêu thế giới.

Tiêu thụ: Các nước sản xuất chính cũng là các nước tiêu thụ hạt tiêu chính trên thế giới. Dự báo tiêu thụ sẽ tăng mạnh ở ấn Độ, các nước Trung Đông và Inđônêxia. Dự báo nhịp độ tăng tiêu thụ hạt tiêu trên thế giới chỉ tăng bình quân 1,3%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005, đạt mức 235,1 ngàn tấn vào năm 2005 và  tăng 1,1%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010, đạt mức tiêu thụ  247,1 ngàn tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, do mức tiêu thụ hạt tiêu hiện nay đã trội hơn chút ít so với sản lượng, nên mức dự trữ hạt tiêu thế giới sẽ giảm từ 24,4 ngàn tấn năm 2000 còn 20,0 ngàn tấn vào năm 2005.

Giá cả: Nhìn chung giá cả hạt tiêu trên thị trường thế giới thường dao động mạnh do tác động của yếu tố mùa vụ lên sản lượng. Xu hướng giảm giá trên thị trường trong những năm gần đây sẽ còn tiếp tục trong vài năm tới,nhưng sau đó sẽ phục hồi chút ít do sự thiếu hụt trong dự trữ. Dự báo giá hạt tiêu đen sẽ ở mức 4.800 USD/tấn vào năm 2005 tăng khoảng dưới 1% so với giá năm 2000, giá hạt tiêu trắng vẫn duy trì ở mức cao hơn so với hạt tiêu đen khoảng 30%.

Xuất khẩu: Xuất khẩu hạt tiêu thế giới năm 2000 đạt 155,5 ngàn tấn, trong đó ấn Độ, Inđônêxia, Malaysia, Brazil và Việt Nam chiếm tới 90% lương xuất khẩu toàn thế giới. Dự báo trong giai đoạn 2001 - 2005, xuất khẩu hạt tiêu thế giới sẽ tăng bình quân 1,3%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005, đạt 165,8 ngàn tấn vào năm 2005 và 176 ngàn tấn vào năm 2010, tăng bình quân 1,2%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010.

Nhập khẩu: Dự báo nhập khẩu hạt tiêu thế giới tăng bình quân 1,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010 đạt 161,5 ngàn tấn vào năm 2005 và 175 ngàn tấn vào năm 2010. Các nước nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu trên thế giới bao gồm các nước châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ và Trung Quốc chiếm tới 60% lượng hạt tiêu nhập khẩu thế giới.

Cao su

Dự báo trong những năm tới, cầu lớn hơn cung trên thị trường cao su thế giới nên giá cao su có xu hướng tăng lên. Mặc dù còn thiếu nhiều bất động, nhưng 3 nước  sản xuất cao su lớn nhất thế giới là Thái Lan, Inddonesia và Malaysia có nhiều hướng  tăng cường hợp tác nhằm cải thiện giá cao su trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó do nền kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục và tăng trưởng trở lại sẽ góp phần làm cho nhu cầu cao su có xu hướng tăng dần lên với tốc độ ngày càng nhanh. Dự báo thị trường cao su thế giới có xu hướng tăng trưởng trong năm 2001 và sẽ tăng nhanh hơn trong các năm tiếp theo, do đó giá cao su có xu hướng tăng lên. Theo dự tính của các chuyên gia, đến năm 2005 từ 1.500 - 1.600 USD/tấn.

Triển vọng cung:

Đến năm 2005, ba nước sản xuất cao su chủ yếu là: Indonesia, Malaysia và Thái Lan sẽ sản xuất 7,2 triệu tấn, chiếm khoảng 73% sản lượng thế giới. Châu Phi cũng là một vùng có tiềm năng về cây cao su. Ở đây nông dân đã bắt đầu chú trọng đến việc sản xuất loại cây này hơn là sản xuất ca cao và cà phê. Đến năm 2005, toàn thế giới xuất khẩu 5.598.000 tấn. Các nước xuất khẩu chủ yếu Malaysia 1.512 nghìn tấn, Indonesia 1.643 nghìn tấn, Thái Lan 1.518 nghìn tấn Sri Lanca 125 nghìn tấn, các nước Châu Phi 284 nghìn tấn, Việt Nam 300 nghìn tấn.

Triển vọng cầu:

Theo dự tính, từ nay đến năm 2005 nhu cầu trên thế giới tăng 2,2%/năm. Vào năm 2005, tổng mức nhập khẩu toàn thế giới 5.598 nghìn tấn. Nhu cầu nhập khẩu của một số thị trường chủ yếu như sau: Hoa Kỳ: 1.040 nghìn tấn; Canada 101 nghìn tấn; Đức 303 nghìn tấn; Pháp 206 nghìn tấn; Anh 141 nghìn tấn; Nhật Bản: 900 nghìn tấn; ấn Độ 113 nghìn tấn; Trung Quốc 430 nghìn tấn; Brazil 187 nghìn tấn; SNG và Đông Âu   515 nghìn tấn.

Các nước đang phát triển Châu Á có mức tăng trưởng về cầu lớn nhất (mức tăng trưởng trung bình hàng năm 3,3%, lên tới 3,1 triệu tấn). Do vậy, mức tăng nhập khẩu của các nước này là 3,1%/năm (2,1 triệu tấn).

Chè

Các chương trình mở rộng sản xuất chè của các nước sản xuất chè chính đã làm tăng sản lượng chè thế giới trong những năm  gần đây và xu hướng này tiếp tục được duy trì. Theo dự báo của FAO, sản lượng chè thế giới tăng từ 2,7 triệu tấn năm 1999 lên 3,6 triệu tấn vào năm 2005 và 4,1 triệu tấn vào năm 2010. Sản lượng chè khô sẽ tăng từ 2 triệu tấn năm 1999 lên 2,7 triệu tấn vào năm 2005 với nhịp độ tăng bình quân 2,8%/năm và sau đó đạt 3,07 triệu tấn vào năm 2010 với nhịp độ tăng bình quân 2,6%/năm. Trong đó, sản lượng chè của một số nước sản xuất chính là ấn Độ chiếm  41,3%, Sri Lanka 14,5%, Kenya 14%, Trung Quốc 9,3%, Indonexia 7% và các nước khác chiếm 13,9%.

Nhu cầu tiêu thụ chè thế giới dự kiến tăng bình quân 2,8%/năm đạt 2,67 triệu tấn vào năm 2005 và 3 triệu tấn vào năm 2010 với nhịp độ tăng 2,4%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2000 - 2005. Trong đó, tiêu thụ chè của ấn Độ tiếp tục tăng mạnh, tốc độ tăng 3,2%/năm và chiếm khối lượng lớn nhất, bằng 34,1% lượng chè tiêu thụ toàn cầu; các nước SNG chiếm 9,6%, Pakistan chiếm 5,3%, Vương quốc Anh chiếm  4,3% và các nước khác chiếm 39,9%.

Dự báo xuất khẩu chè thế giới sẽ tăng bình quân 2,5%/năm và đạt 1,3 triệu tấn vào năm  2005, sau đó tăng lên 1,47 triệu tấn vào năm 2010. Các nước xuất khẩu chè chính, như Trung Quốc, ấn Độ, Inđônêxia, Sri Lanka và Kenya chiếm tới 78% khối lượng chè xuất khẩu thế giới. Đồng thời xuất khẩu chè của các nước châu Phi như Malawi, Tazania, Zimbabwe và các nước khác sẽ tăng mạnh, với nhịp độ tăng bình quân khoảng 2,8%/năm.

Trong những năm vừa qua, dự trữ chè thế giới đã có xu hướng chuyển dịch từ các nước xuất khẩu chính sang các nước nhập khẩu chính, đặc biệt là đối với chè chất lượng cao; khả năng cung ứng thường cao hơn so với tiêu thụ. Do đó, nhập khẩu chè trong giai đoạn tới sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn chút ít so với xuất khẩu. Dự đoán nhập khẩu chè thế giới năm 2005 đạt 1,27 triệu tấn, tăng bình quân 2,3%/năm và năm 2010 đạt 1,42 triệu tấn, tăng bình quân 2,2%/năm.

Theo khuyến cáo của FAO, do thị trường chè có xu hướng dư thừa, trong khi các thị trường chè tiềm năng hiện có mức thuế rất cao, do đó để tăng tiêu thụ các nước xuất khẩu chè nên tập trung vào khai thác các thị trường chè tiềm năng.

Hạt điều

Sản lượng: giá điều trên thị trường thế giới trong các năm 1998 - 1999 ở mức cao sẽ kích thích sự gia tăng sản xuất trong những năm tiếp theo. Dự báo, sản lượng điều thô thế giới sẽ gia tăng với nhịp độ cao, bình quân 8,95%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 và sau đó giảm xuống chút ít còn 7,2%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Sản lượng điều thô thế giới tăng từ 915 ngàn tấn năm 2000 lên 1.405 ngàn tấn năm 2005 và 1.990 tấn năm 2010. Cùng với sự gia tăng sản lượng hạt điều thô, cải tạo giống cây điều là sự gia tăng sản lượng điều nhân cao hơn nhờ hiệu quả chế biến, thu hồi điều nhân.

Tiêu thụ: Nhu cầu tiêu dùng trên thị trường thế giới luôn gia tăng ở nhịp độ cao, tuy nhiên ở mức giá cao như vài năm gần đây đã phần nào ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ. Dự báo tiêu thụ điều nhân trên thị trường thế giới có nhịp độ tăng bình quân 8,4%/năm, thấp hơn so với nhịp độ tăng sản lượng trong giai đoạn 2001 - 2005 và đạt 309 ngàn tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, mức giảm về nhịp độ tăng tiêu thụ điều trong giai đoạn 2006 - 2010 lại thấp hơn so với sản lượng, duy trì ở mức 7,8%/năm và đạt tới 450 ngàn tấn năm 2010. Các nước tiêu thụ chủ yếu ở Mỹ (chiếm khoảng 30% lượng tiêu thụ điều thế giới), ấn Độ, Trung Quốc và các nước EU.

Giá cả: Trong giai đoạn2001 - 2005, do sự gia tăng nhanh của sản lượng so với nhu cầu tiêu thụ, nên giá cả điều nhân  trên thị trường thế giới sẽ có xu hướng giảm từ 6.200 USD/tấn năm 2000 còn 5.500 USD/tấn vào năm 2005, sau đó có thể phục hồi chút ít ở mức giá 5.700 USD/tấn vào năm 2010.

Xuất khẩu: Dự báo xuất khẩu điều nhân thế giới sẽ gia tăng với nhịp độ 7%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt mức xuất khẩu 244,5 ngàn tấn vào năm 2005 và sau đó là 5,7%/năm, đạt mức xuất khẩu 322,5 ngàn tấn vào năm 2010. Các nước xuất khẩu điều nhân chủ yếu trên thị trường thế giới là ấn Độ, Brazil và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam sẽ có mức gia tăng xuất khẩu nhanh nhất và vương lên vị trí thứ hai.

Nhập khẩu: Các thị trường nhập khẩu điều nhân chủ yếu trên thị trường thế giới là các nước phát triển. Nước nhập khẩu lớn nhất là Mỹ, tiếp đến là EU và Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc sẽ có nhịp độ gia tăng xuất khẩu  nhanh nhất trong giai đoạn dự báo, bình quân tăng 14,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005. Dự báo khối lượng điều nhân nhập khẩu của thế giới năm 2005 là 238,4 ngàn tấn, tăng 6,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 và năm 2010 là 312,7 ngàn tấn, tăng 5,6%/năm trong giai đoạn  2006 - 2010.

Lạc nhân

Sản lượng: Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, do yếu tố  mùa vụ thất thường không khuyến khích tăng sản xuất, sản lượng lạc thế giới chỉ tăng bình quân 2,5%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 đạt 33,5 triệu tấn vào năm 2005 và 2,2% năm trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 37, 3 triệu tấn vào năm 2010.  Trung Quốc, ấn Độ và Mỹ là những quốc gia sản xuất lạc chủ yếu trên thế giới, chiếm tới trên 70% sản lượng lạc thế giới, riêng Trung Quốc chiếm trên 40%. Trong giai đoạn dự báo Trung Quốc và ấn Độ vẫn tiếp tục tăng nhanh sản lượng.

Tiêu thụ: Dự báo, tiêu thụ lạc thế giới có nhịp độ tăng xấp xỉ với nhịp độ tăng sản lượng trong giai đoạn dự báo. Tiêu thụ lạc toàn cầu năm 2005 sẽ đạt 33,3 triệu tấn năm 2010 là 37,1 triệu tấn. Các nước sản xuất chính như Trung Quốc, ấn Độ và Mỹ cũng như các nước tiêu thụ lạc chủ yếu trên thế giới, chiếm trên 70% mức tiêu thụ toàn cầu. Xu hướng tiêu dùng lạc ở các nước Châu Á (chủ yếu dưới dạng "sauce") và các nước châu Âu và Mỹ (dưới dạng hạt như một loại thực phẩm hay sản xuất bánh kẹo) vẫn tương đối ổn định. Nhìn chung, tiêu dùng của thế giới dưới dạng thực phẩm chiếm khoảng 48% và dưới dạng dầu lạc và các sản phẩm từ lạc chiếm 52% sản lượng lạc thế giới.

Giá cả: giá cả trên thị trường lạc thế giới thường biến động mạnh do yếu tố mùa vụ và thứ đến là quan hệ cung cầu lạc trên thị trường khó lường trước.

Xuất khẩu: Lượng lạc dành cho xuất khẩu thường chiếm khoảng dưới 6% so với sản lượng và nhìn chung, mức tăng trưởng về xuất khẩu lạc thế giới ở mức khá thấp. Dự báo xuất khẩu lạc chỉ tăng bình quân 1,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010, đạt mức xuất khẩu 1.703 ngàn tấn vào năm 2005 và 1.812 ngàn tấn vào năm 2010. Bảy nước xuất khẩu hàng đầu,  bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Achentina, ấn Độ, Việt Nam, Nam Phi và Dămbia vẫn thống trị xuất khẩu lạc thế giới, chiếm trên 85% khối lượng xuất khẩu toàn cầu.

Nhập khẩu: Dự báo nhập khẩu lạc thế giới sẽ đạt 1.653 ngàn tấn vào năm 2005 và 1.761 ngàn tấn vào năm 2010. Các nước nhập khẩu lạc chủ yếu trên thế giới, bao gồm các nước EU, Canada, Nhật và các nước Đông Nam Á (chiếm khoảng 75% lượng nhập khẩu thế giới) sẽ vẫn chiếm vị trí cao trong số các nước nhập khẩu lạc trong giai đoạn dự báo.

Thịt

Trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, sản xuất, tiêu thụ và thương mại thịt toàn cầu có nhịp độ gia tăng khá cao, đặc biệt đối với thịt gia cầm. Trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế châu Á và suy thoái kinh tế ở Nga - nước nhập khẩu  thịt lớn trên thế giới - đã ảnh hưởng đến thị trường thịt thế giới. Tuy nhiên, triển vọng thị trường thịt thế giới, đặc biệt đối với gia cầm và thịt lợn trong giai đoạn dự báo sẽ sáng sủa hơn nhờ khả năng phục hồi kinh tế và chính sách mở cửa thị trường của các nước.

Sản lượng: Dự báo sản  lượng thịt thế giới sẽ tăng với nhịp độ bình quân 3%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005 đạt 27,1 triệu tấn vào năm 2005 và 2,7%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 309,6 triệu tấn vào năm 2010. Trong đó, sản lượng thịt lớn thế giới sẽ tăng với nhịp độ bình quân 2,3%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005 đạt 101,5 triệu tấn vào năm 2005 và 2,2%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 121,0 triệu tấn vào năm 2010; sản lượng thịt gia cầm thế giới, tương tự là 6,5%/năm đạt 92,9 triệu tấn vào năm 2005 và 5,7%/năm đạt 122,6 triệu tấn vào năm 2010.

Tiêu thụ: Nhịp độ tăng tiêu thịt trên thế giới trong hai thập kỷ vừa qua khoảng 3%/năm; tuy nhiên, lượng thịt tiêu thụ trên thế giới tính bình quân đầu người chỉ tăng với nhịp độ bình quân 1,35%/năm. Trong giai đoạn dự báo, cùng với sự giảm về nhịp độ tăng dân số thế giới, tiêu thụ thịt tính bình quân đầu người sẽ được cải thiện hơn, với nhịp độ tăng bình quân 1,7%/năm (2001 - 2005), đạt 38 kg/người năm 2005 và 1,9%/năm (2006 - 2010) đạt 41,7 kg/người năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng tiêu thụ chung của thế giới vẫn chỉ ở nhịp độ 3,6%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 và 2,7%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010.

Tiêu thụ thịt lợn thế giới sẽ tăng bình quân 2,2%/năm trong giai đoạn 2001 - 2005 và còn 2.0%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010. Tương tự, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm tăng bình quân và 5,6%/năm.

Xuất khẩu: Lượng thịt dành cho xuất khẩu của thế giới chỉ chiếm khoảng 7% sản lượng thịt hiện nay. Trong giai đoạn dự báo, tỷ trọng sản lượng thịt dành cho xuất khẩu sẽ tăng lên nhờ nỗ lực của WTO nhằm thực hiện các quy định về cắt giảm trợ cấp và hàng rào quan thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp nói chung và các sản phẩm thịt nói riêng. Dự báo xuất khẩu thịt thế giới sẽ tăng bình quân 3,5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005 đạt 19,4 triệu tấn năm 2005 và 3,35%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 22,9 triệu tấn năm 2010. Tỷ trọng sản lượng thịt dành cho xuất khẩu  sẽ tăng 7,2% năm 2005 và 7,4% năm 2010. Trong đó: xuất khẩu thịt lợn có nhịp độ tăng khá hơn so với thịt cừu và thịt bò, nhưng chỉ đạt tốc độ tăng bình quân 1,9%/năm trong giai đoạn 2000 - 2005, đạt 3,45 triệu tấn vào năm 2005 và tăng 1,7%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010, đạt  3,75 triệu tấn năm 2010. Các nước xuất khẩu thịt lợn chủ yếu trên thế giới vẫn là các nước phát triển do mức trợ cấp ở các nước này đã giảm đối với người sản xuất nhưng vẫn còn ở mức độ cao.

Xuất khẩu thịt gia cầm vẫn duy trì được nhịp tăng cao nhất so với các sản phẩm thịt khác trong giai đoạn dự báo. Dự báo trong giai đoạn 2000 - 2005, xuất khẩu thịt gia cầm thế giới sẽ tăng  bình quân 6,7%/năm và đạt 9,34 triệu tấn năm 2005, tương tự trong giai đoạn 2006 - 2010 là 6,5%/năm và đạt mức xuất khẩu 12,93 triệu tấn năm 2010.

Nhập khẩu: Triển vọng tăng trưởng kinh tế và cải thiện thu nhập ở khu vực các nước đang phát triển sẽ tăng tiêu thụ các sản lượng thịt và nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng cao, đặc biệt là nhập khẩu thịt vào  các nước Singapore, Hàn Quốc, Nga... sẽ tăng mạnh. Dự báo nhập khẩu thịt năm 2005 đạt 19,26 triệu tấn và năm 2010 là 22,73 triệu tấn, tương tự nhập khẩu thịt lợn là 3,39 triệu tấn và 3,72 triệu tấn, nhập khẩu gia cầm là 9,3 triệu tấn và 12,90 triệu tấn.

Giá cả: Trong thập kỷ 90 giá xuất khẩu các sản phẩm thịt đã liên tục suy giảm, đặc biệt từ năm 1997đến năm 1999, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ châu Á. Tuy nhiên, đến cuối năm 1999, giá xuất khẩu đã bắt đầu có xu hướng phục hồi khá đối với thịt lợn và thị bò, còn với thịt gia cầm mức độ phục hồi chậm hơn. Theo dự báo của FAO, mặc dù giá thức ăn gia súc tăng bình quân 6%/năm trong giai đoạn đến năm 2005, nhưng giá xuất khẩu thịt sẽ tăng thấp hơn, đối với thịt lợn khoảng 2,8%/năm và thịt gia cầm khoảng 4,2%/năm. Giá xuất khẩu của Mỹ đối với thịt lợn có thể ở mức 2.618 USD/tấn và thịt gia cầm là 843USD/tấn vào năm 2005.

Đường

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong niên vụ 2000/2001 sản lượng đường thế giới có xu hướng giảm đạt 124,4 triệu tấn, giảm 6% so với niên vụ 1999/2000. Khu vực giảm sản lượng mạnh nhất là các nước EU, dự đoán do các cam kết với WTO nên sản xuất đường sẽ giảm, dẫn đến diện tích trồng củ cải đường giảm 5% và sản lượng giảm tới 14,5%. Thời tiết khô hạn cuối năm 1999 đã làm diện tích mía đường giảm 7% cùng với năng suất cũng giảm dẫn tới sản lượng đường của Barazil giảm tới 26%. Sản lượng đường Châu Mỹ giảm 7,7%; Châu á giảm 2% và Châu Đại Dương giảm 2,3%. Dự báo sản lượng Châu Phi tăng nhẹ, đạt 8,45 triệu tấn, tăng 8%.

Dự báo trong năm 2001, do sản lượng đường giảm nên xuất khẩu đường có xu hướng giảm. Các nước xuất khẩu chính giảm mạnh như: Barazil giảm 45%, EU giảm  21% và Australia vẫn giữ nguyên. Trong khi đó xuất khẩu đường sẽ tăng có một số nước như Mexico tăng 11%, Cu Ba tăng 13%.

Về nhu cầu nhập khẩu đường của Trung Quốc có xu hướng tăng. Trong niên vụ 2000/2001, mặc dù sản lượng đường thế giới có xu hướng giảm nhưng do dự trữ còn lớn, ước tính dự trữ đường năm 2000 đạt 62,4 triệu tấn, nên vẫn đủ bù đắp cho nhu cầu tiêu thụ đường đang có xu hướng tăng lên. Do nguồn cung hạn chế dẫn đến xuất khẩu giảm trong khi cầu vẫn có xu hướng tăng, nên trong năm 2001 giá đường trên thị trường thế giới tiếp tục có xu hướng tăng lên.

Trong trung và dài hạn, nếu các thỏa thuận trong WTO thành công nhằm giảm hàng rào thuế qua và phi thuế quan, giá đường và thương mại đường thế giới sẽ có xu hướng tăng.

Hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tuy đã xuất khẩu dưới 133 thị trường nhưng chưa xuất được nhiều vào các thị trường có nhu cầu và dung lượng lớn. Khả năng mở rộng thêm thị trường mới và tranh thủ mọi cơ hội để khai thai thác sâu thêm các thị trường có nhu cầu lớn và thường xuyên là khả năng thực hiện,  ta cần phấn đấu trong những năm tới.

Dự báo nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường trong nước và thế giới ngày càng tăng theo mức cải thiện đời sống của dân cư, sự phát triển quan hệ thương mại, giao lưu văn hóa giữa các nước và mở rộng hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

Gạo

Giá gạo thế giới có xu hướng vững dần lên so với năm 2000 do cầu có triển vọng tăng nhanh hơn cung. Tuy nhiên giá gạo xuất khẩu bình quân có thể vẫn thấp hơn năm 1998. Cạnh tranh giữa Việt Nam, Thái lan và ấn Độ trong việc bán gạo càng gay gắt hơn. Dự  báo xuất khẩu 3 - 4 triệu tấn/năm, đạt gần 1 tỷ USD/năm.

Cần chủ động đàm phán để ký hợp đồng  cấp Chính phủ đối với các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, nghiên cứu áp dụng biện pháp đổi hàng, xuất trả chậm, để duy trì và ràng buộc khách hàng nhập khẩu lớn. Chú trọng cải tạo giống đi đối với đầu tư khoa học công nghệ sau thu hoạch, chống thất thoát trong quá trình giao hàng, đầu tư chế biến tốt để nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh: phấn đấu đạt giá  gạo xuất khẩu xấp xỉ với giá gạo của Thái Lan.

Dự kiến xuất khẩu vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 51% (trong đó các nước ASEAN chiếm 48%); vào thị trường Trung Đông và Châu Phi 35%; Châu Mỹ 10% và Châu Âu 4%.

Cà phê

Giá cà phê thế giới ở mức thấp do nhu cầu tăng chậm hơn sản lượng cà phê thế giới (sản lượng cà phê tăng nhanh tại một số nước sản xuất chủ yếu như Brazil, Colombia, Inđônêsia, Việt Nam...). Dự báo số lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng khoảng 0,7%/năm; năm 2001 đạt 931 nghìn tấn, năm 2010 đạt 1 triệu tấn; giá cà phê sẽ xấp xỉ với cà phê Inđônêsia và các nước khác; các thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản.

Nhân điều

Dự báo nhân điều Việt Nam sẽ bị nhân điều ấn Độ và Brazil cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, nhu cầu và giá hạt điều thế giới đang vững lên; tốc độ tăng xuất khẩu nhân điều hàng năm khoảng 10%; năm 2001 đạt 44 nghìn tấn, năm 2010 đạt 70nghìn tấn. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Australia, ASEAN, Nhật Bản.

Cao su

So kinh tế thế giới hồi phục nên nhu cầu ô tô  sẽ tăng lên, công nghiệp sản xuất săm lốp cũng tăng tương ứng. Dự báo nhu cầu cao su thời kỳ này sẽ cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 tốc độ tăng xuất khẩu cao su hàng năm 8%; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá của cả nước.

Với Trung Quốc, sẽ tiếp tục chỉ định thầu mối xuất khẩu và áp dụng phương thức hàng đổi hàng để đảm bảo ổn định giá bán, tránh rủi ro. Tiếp tục củng cố và mở rộng các thị trường có nhu cầu lớn về cao su nguyên liệu như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Nga... Dự kiến xuất khẩu cao su tăng hàng năm 4,9%; năm 2001 đạt 308 nghìn tấn, năm 2010 đạt 500 nghìn tấn. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Singapore, EU, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Liên Bang Nga.

Chè

Dự báo số lượng chè xuất khẩu tăng 3,9%/năng; năm 2001 đạt 68 nghìn tấn, năm 2010 đạt 100 nghìn tấn; giá xuất khẩu sẽ cao hơn thời kỳ 1996 - 2000 do có khả năng tìm được một số thị trường tiêu thụ với khối lượng lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Irắc, Nga, EU, Nhật Bản, Đài Loan, ASEAN, Hoa Kỳ.

Hạt tiêu

Việt Nam có sản lượng sản xuất chiếm khoảng trên 10% và sản xuất chiếm 15% tổng lượng hạt tiêu buôn bán trên toàn thế giới. Dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ đứng ở mức thấp, xuất khẩu hạt tiêu của nước ta tăng 3,4%/năm; năm 2001 đạt 57 nghìn tấn, năm 2010 đạt 80 nghìn tấn; giá xuất khẩu đạt xấp xỉ giá xuất khẩu của các nước. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU...

Rau quả

Dự báo nhu cầu rau, quả trên thị trường thế giới sẽ tăng khoảng 5%/năm; xuất khẩu rau, quả (không kể hạt tiêu và gia vị) của Việt Nam sẽ  tăng 11,7%/năm; năm 2001 đạt 330 triệu USD, năm 2010 đạt 1 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, ASEAN, Autralia, Nga.

Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại để tìm và mở thị trường tiêu thụ. Chú trọng liên doanh sản xuất, bảo quản, chế biến, vận chuyển với các đối tác nước ngoài (ở những thị trường lớn nêu trên). Khi đã tổ chức được thị trường ổn định cần quy hoạch giành diện tích thích đáng cho sản xuất rau, quả.

Thuỷ - hải sản

Dự báo giá thủy - hải sản trên thị trường thế giới có xu hướng vững lên những thuỷ - hải sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Inđônêxia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... dự kiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này tăng 5,3%/năm, năm 2001 đạt 1.778 triệu USD, năm 2010 đạt 3 tỷ USD.

Tiếp tục nâng cao chất lượng thủy - hải sản để có vị thế ổn định trên thị trường thế giới, nhất là với các nước EU. Tiếp tục đàm phán với EC để đưa thêm một số doanh nghiệp Việt Nam vào nhóm I các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU. Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm sú và tôm càng xanh vào hai thị trường lớn là Nhật Bản và Hoa Kỳ; tận dụng cơ hội Trung Quốc cấm đánh bắt cả ở một số khu vực biển để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc.

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc.

Hàng thủ công mỹ nghệ

Dự báo nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ trên thị trường thế giới có xu hướng tăng, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sẽ tăng hàng năm 15,5%/năm, năm 2001 đạt 235 triệu USD, năm 2010 1 tỷ USD. Đây là nhóm sản phẩm góp phần giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nên ý nghĩa xã hội của ngành hàng này rất lớn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Nga.

Cần quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất; có chính sách đối với làng nghề, nghệ nhân, đào tạo thợ thủ công truyền thống kết hợp mở rộng hình thức Liên doanh với nước ngoài để nâng cao chất lượng, mẫu mã hàng hóa. Đa dạng hóa phương thức xuất khẩu, hỗ trợ mạnh xúc tiến thương mại mở thị trường mới. Nhà nước cần đầu tư thích đáng xây dựng các cơ sở sản xuất với trang bị đầy đủ và hiện đại ở rộng khắp ba miền nhất là những trung tâm đông dân cư.

Lạc nhân

Năm 2001 xuất khẩu 78 nghìn tấn, năm 2010 xuất khẩu 100 nghìn tấn, tăng bình quân mỗi năm 2,5%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Philippines, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga.

Thịt

Năm 2001 xuất khẩu 32 nghìn tấn, năm 2010 dự kiến xuất khẩu 100 nghìn tấn tăng bình quân mỗi năm 12%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ.

Đường

Sản xuất chủ yếu phục vụ nhu vầu trong nước, sản lượng đường các loại đến năm 2010 đạt 1,5 triệu tấn. Do giá thành  sản xuất còn quá cao nên trong thời kỳ 2001 - 2010, đường của Việt Nam sản xuất chưa thể xuất khẩu được.

Phần 3

CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010

Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có quan hệ hết sức chặt chẽ và là hệ quả của nhau. Do vậy, để có thể đẩy mạnh tiêu thụ được sản phẩm, cần phải gắn liền với việc tìm ra hướng đi đúng cho khâu sản xuất. Xuất phát từ định hướng đó, Bộ Thương mại xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ một số nông sản chủ yếu của Việt Nam thời kỳ đến 2010.

I. ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

- Về chính sách đối với thị trường trong nước: định hướng chung là tiếp tục thực hiện tự do lưu thông hàng hóa, xóa bỏ tình trạng kiểm tra, kiểm soát tuỳ tiện trên đường vận chuyển; hoạt động của các ngành công an, thuế, quản lý thị trường, kiểm lâm phải tạo điều kiện hơn nữa  cho hàng hóa lưu thông giữa các vùng, miền; giảm bớt phí cầu, đường và các loại phí khác đối với nông sản.

- Tổ chức tốt thị trường trong nước và lưu thông hàng hóa của mọi thành phần kinh tế; đồng thời, phát huy vai trò của thương nhân Nhà nước và hợp tác xã trên địa bàn nông thôn. Về vấn đề này, Bộ Thương mại đã có Đề án trình Chính phủ phê duyệt.

- Về thuế, từ nay đến năm 2005, đề nghị:

+ Miễn toàn bộ thuế VAT đối với sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm tươi sống và chế biến trong nước.

+ Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với sản xuất và kinh doanh nông sản thực phẩm trong nước, nhưng có cơ chế quản lý để tái hỗ trợ đầu tư sản xuất nông sản thực phẩm.

-  Đề nghị đầu tư trong nước đối với nông sản thực phẩm được hưởng ưu tiên như đối với đầu tư nước ngoài cộng với được ưu đãi các khoản thuế như trên.

- Tổ chức các kênh lưu thông hợp lý, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, nhất là thị trường nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp kích cầu:

+ Xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hoá phù hợp với quy hoạch phát triển dân cư, quy hoạch phát triển đô thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và cũng để chuẩn bị đối phó khi các kinh doanh nước ngoài thực hiện  quyền phân phối trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 3/1/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/1/1998 của Chính phủ về công tác thương mại miền núi.

+ Xây dựng mạng lưới bán nông sản tươi và chế biến đạt tiêu chuẩn về: chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh thực phẩm, hệ thống bảo quản (quầy lạnh và kho lạnh)... để đáp ứng nhu cầu cho các hộ tiêu thụ lớn như khu công nghiệp, khu du lịch, khu chế xuất...

+ Tập trung trợ giá, trợ cước vào một số mặt hàng có hiệu quả cao như: muối iốt, giống cây trồng, phân bón, chuyển dần từ hỗ trợ giá hàng bán  cho nhân dân miền núi sang hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho miền núi sản xuất ra.

+ Tổ chức lại hệ thống doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản, gắn sản xuất - chế biến với thị trường, bên cạnh các cơ sở chế biến cần có các xí nghiệp cung cứng, dịch vụ; tích cực tìm kiếm nguồn nông sản trong cả nước để bổ sung cho cơ cấu, chủng loại.

+ Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản nên áp dụng mô hình kinh doanh theo quy trình kép kín: "sản xuất  - mua gom - chế biến - tiêu thụ" đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng thành công.

+ Tiếp tục và mở rộng các chương trình kích cầu qua đầu tư như xây dựng đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng trường học, bệnh viện, trạm sá, trung tâm thương mại, chợ... theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

+ Đẩy mạnh đầu tư và triển khai đúng tiến độ các chương trình, dự án lớn của Nhà nước như Chương trình trồng mới 5 triệu héc ta rừng, Chương trình xoá giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Chương trình định canh định cư và vùng kinh tế mới...

+ Nhà nước tăng cường hỗ trợ vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho thương nghiệp ở nông thôn (như các điểm mua gom nông sản, chế biến nông sản, chợ, hợp tác xã thương mại - dịch vụ trung tâm thương mại, trung tâm tiếp thị và xúc tiến thương mại...)

+ Dành nguồn lực thích đáng để mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lực lượng lao động đông đảo ở nông thôn, góp phần "kích cầu" khu vực này.

+ Xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm thông tin, trung tâm kiểm tra chất lượng, chợ bán buôn nông sản ở các vùng có sản lượng hàng hóa lớn để cung ứng nông sản và các thông tin về: kỹ thuật  sản xuất, chế biến, bảo quản, giống cây trồng, vật nuôi, đối tác thương mại và đầu tư, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm.

- Quy hoạch sản xuất kết hợp với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường, nhằm giảm giá thành, giảm tỷ lệ hao hụt trong và sau thu hoạch, tiêu thụ được sản phẩm với khối lượng lớn. Hướng quy hoạch sẽ là: hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh sử dụng các loại giống có năng suất chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường để nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thị trường. Cần hình thành vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến. Mỗi địa phương cần chọn 4 - 5 cây, con có khả năng phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương mình, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một loại cây, con

- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến và công nghệ sau thu hoạch nhằm tăng trị sản phẩm và nâng vị thế của nông sản trên thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu). Phát triển công nghiệp chế biến nông sản phải được coi là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta. Theo Bộ Nông sản giai đoạn sắp tới ở mức khoảng 4 tỷ USD, chiếm 55,3% tổng mức vốn đầu tư cho toàn bộ khu vực nông nghiệp nông thôn. Chương trình này sẽ tập trung nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở chế biến, gắn các cơ sở chế biến với thị trường. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng, khôi phục các cơ sở, các làng nghề truyền thống về chế độ nông sản, từng bước tạo sự kết hợp chặt chẽ với người sản xuất và cơ sở chế biến ở các vùng nguyên liệu tập trung.

- Khuyến khích kinh tế hợp tác xã, trang trại, kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa với quy mô lớn. Để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, hình thành các vùng sản xuất nông - lâm - thuỷ sản chuyên canh lớn, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

+ Về vốn: hướng trung là tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Thủ tục cho vay cần được rà soát lại và các bước vay tiền cần được đơn giản hóa và chuẩn hóa để giúp nông dân vay vốn đúng thời vụ; lượng tín dụng cho vay lên được xác định theo ngành sản xuất; cung cấp nhiều thông tin về các cơ hội tín dụng và tư vấn cho nông dân về việc sử dụng vốn và các hoạt động theo dõi thường xuyên tại đồng ruộng để có thể giúp nông dân sử dụng hiệu quả đồng vốn và tạo lợi nhuận.

+ Về khoa học và công nghệ: Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các trung tâm giống, cây, con. Tổ chức tốt hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm giúp đỡ, hướng dẫn các chủ trang trại trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

+ Khuyến khích hình thành các hợp tác xã dịch vụ trên cơ sở liên kết các chủ trang trại trong việc cung ứng vật tư hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm hiện đại hóa nông thôn, tạo điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp và lưu thông các sản phẩm nông nghiệp; nội dung này rất rộng, nhưng liên quan đến hoạt động tiêu thụ nông sản hàng hóa và cung ứng vật tư hàng hóa ở khu vực nông thôn tập trung chính là: giao thông, trung tâm thương mại dịch vụ, chợ, kho bảo quản, dự trữ...

- Tổ chức thực hiện tốt Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.

II. ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT  VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

2.1. Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư vốn, công nghệ, cán bộ để đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường và xúc tiến thương mại.

- Xây dựng mạng thông tin thị trường nông sản thế giới. Đề nghị Chính phủ bố trí ngân sách cho mạng thông tin này. Khi mạng này hoạt động tốt sẽ phát triển thành Trung tâm dữ liệu thông tin thị trường.

- Đẩy mạnh công tác dự báo, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại bằng các nguồn vốn: nhà nước, doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài và trong nước.

- Xây dựng, phát triển và nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị và cá nhân tham gia Hiệp hội ngành hàng.

- Xây dựng Trung tâm giới thiệu sản phẩm giao dịch nông sản ở các thành phố lớn, các trung tâm thương mại, kho ngoại quan ở nước ngoài.

- Chính phủ tiếp tục đàm phán về các Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Hiệp định về kiểm dịch động vật và thực vật, đàm phán trả nợ nước ngoài bằng nông sản... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài. Gắn đàm phán nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị với xuất khẩu nông sản...

- Nghiên cứu thành lập Quỹ Xúc tiến thương mại có sự đóng góp của các doanh nghiệp để tiến hành hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động hội chợ, triển lãm, giới thiệu hàng mẫu...

2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất - nhập khẩu

- Chuyển dẫn hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu thông qua các yếu tố cấu thành đầu ra sang hỗ trợ các yếu tố cấu thành đầu vào.

- Nhà nước thành lập các Quỹ Bảo hiểm cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ cho người sản xuất trong trường hợp rủi ro bất khả kháng như: sâu bệnh gây thiệt hại mùa màng, thiên tai...

- Nghiên cứu phương án xây dựng Trung tâm giao dịch một số loại nông sản như gạo, cà phê, chè, hạt điều, thủy sản xuất khẩu nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng này. Thực hiện và mở rộng các loại hình kinh doanh theo phương thức thị trường kỳ hạn.

- Bộ Thương mại đang soạn thảo văn bản pháp quy về hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá giá, chống trợ cấp và sẽ trình Chính phủ trong thời gian tới.

- Xây dựng một số kho bảo quản nông sản tươi sống (kho lạnh, kho mát) tại các khu sản xuất nông sản tập trung, cửa khẩu, cảng; phát triển các phương tiện vận chuyển có thiết bị lạnh... để chủ động xuất khẩu hàng tươi sống.

2.3. Xúc tiến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với nhu cầu thị trường

- Những mặt hàng cung đã vượt cao so với cầu, giá xuống quá thấp (như lúa, cà phê...), cần theo dõi sát, dự báo đúng thị trường để có giải pháp phù hợp, kể cả việc ngừng hoặc hạn chế mở rộng diện tích, lấy nâng cao chất lượng và hiệu quả là chính, để tăng khả năng cạnh tranh; chuyển sang sản xuất các cây, con khác có hiệu quả hơn.

- Nhà nước có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh như chính sách về đất đai, vốn, tín dụng, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.

2.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về thương mại

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật thương mại đã có như: Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước...

- Ban hành và tổ chức thực hiện tốt các luật mới phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế như: Pháp lệnh về chế độ đối xử Tối huệ quốc (MFN), Đối xử quốc gia (NT); Pháp lệnh về các biện pháp tự vệ trong thương mại hàng hóa; Luật Cạnh tranh; Luật Chống bán phá giá và Chống trợ cấp; Luật Chống chuyển giá (transfer pricing)...

- Tổ chức thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp; sửa đổi Luật Phá sản cho phù hợp với tình hình mới.

- Các cơ quan thông tin đại chúng chấn chỉnh việc đưa tin không có lợi cho hàng Việt Nam (như dịch bệnh tôm, gạo, cao su, thuỷ sản lẫn tạp chất...).

2.5. Nâng cao khả năng cạnh trạnh của hàng hóa, doanh nghiệp và nền kinh tế

- Kiên trì thực hiện chiến lược phát triển kinh tế "hướng về xuất khẩu"; chú trọng quy hoạch phát triển các khu chuyên canh và vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình nâng cao khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế.

- Hết sức coi trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tỷ trọng hàng hóa chế biến sâu và chất lượng hàng hóa, nhất là hàng xuất khẩu; giảm dần tỷ trọng hàng hóa sơ chế và hàng hóa bán qua các thị trường trung gian.

- Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế - thương mại theo hướng rõ ràng, ổn định, minh bạch, phù hợp với yêu cầu hội nhập.

III. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

- Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động.

- Nhà nước đầu tư vốn nhiều hơn để phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn như: điện, bưu chính viễn thông, đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm xá, chợ, huy động nguồn nhân lực của các thành phần kinh tế, thực hiện chính sách "Nhà nước và nhân dân" cùng tham gia phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn.

- Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, hình thành và phát triển công nghiệp nông nghiệp nông thôn với quy mô thích hợp cho từng ngành; khôi phục và phát triển các  làng  nghề truyền thống. Thực hiện nguyên tắc “giỏi nghê nào làm  nghề ấy”, “ly nông bất ly hương” trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.  Phẫn đấu giảm lao động nông nghiệp còn khoảng 57% vào năm 2005, 50% năm 2010.

- Nâng  cao năng suất và hiệu quả trong nông nghiệp, tăng nhanh giá trị sản lượng trên mỗi héc ta canh tác và doanh thu của từng lao động. Đây là cơ sở để chuyển lao động trồng trọt sang chăn nuôi, chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

- Đẩy mạnh đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cán bộ cho hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Đổi mới nhận thức cho nhân dân trong việc định hướng nghề  nghiệp, đặc biệt coi  trọng các ngành lao động kỹ thuật (công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ). Huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế, thực hiện chính sách “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân” cùng tham gia đào tạo nguồn nhân lực.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính cung cấp tài chính cho Bộ Thương mại xây dựng và phát triển mạng thông tin thị trường, dự báo và xúc tiến thương mại.

2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tăng thêm kinh phí cho hoạt động thông tin thị trường, dự báo và xúc tiến thương mại (trong đó có hoạt động của Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài). Trong kế hoạch giao chi ngân sách cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần ghi rõ phần giành cho hoạt động xúc tiến thương mại.

3. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tăng thêm kinh phí cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại như: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, kho tàng bảo quản nông sản, trung tâm giao dịch nông sản...

4. Thành lập ngân hàng Xuất khẩu, nhập khẩu để hỗ trợ cho vay sản xuất hàng xuất khẩu, bán chịu, trả chậm...

5. Xây dựng và phát triển Quỹ hỗ trợ Xúc tiến thương mại để trợ giúp thương nhân tìm kiếm thị trường, bán hàng xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm theo tinh thần Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.

6. Đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xúc tiến thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi, các trung tâm thương mại giới thiệu sản phẩm, tư vấn thương mại, đầu tư và cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước theo tinh thần Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg (đã dẫn).

7. Chính phủ có chính sách thưởng, hỗ trợ cho các hàng hóa xuất khẩu có hàm lượng chế biến sâu. Hiện nay chính sách này mới chỉ dừng ở mức thưởng, hỗ trợ cho một số loại hàng hóa xuất khẩu dựa trên chỉ tiêu số lượng và chưa tính đến hàm lượng chế biến trong nước.

8. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ Bộ Thương mại triển khai một số dự án nghiên cứu, triển khai các hoạt động về thương mại dịch vụ, là một lĩnh vực được Đảng và Nhà nước quan tâm và đang trong giai đoạn đầu phát triển ở nước ta, cần được tăng cường nghiên cứu, tổ chức và quản lý.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản