80987

Công văn số 4301/CT-NV về việc quy trình, thủ tục giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

80987
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 4301/CT-NV về việc quy trình, thủ tục giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 4301/CT-NV Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thị Phương Dung
Ngày ban hành: 11/08/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4301/CT-NV
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Thị Phương Dung
Ngày ban hành: 11/08/2000
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 4301/CT-NV
V/v: quy trình, thủ tục giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2000

 

Kính gửi: Sở Lao động Thương binh và Xã hội  

Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch UBND/TP về công tác chính sách lao động nữ trong các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM tại văn bản số 1666/LĐTBXH-CV ngày 01/8/2000 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cục Thuế TP xin thông báo về quy trình thủ tục xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, để Quý Sở đưa vào “tập tài liệu về công tác lao động nữ” như sau:

I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT:

- Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Điều 21, chương IV quy định: “giảm thuế thu nhập cho các cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của Chính phủ”.

- Căn cứ Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Điều 35 chương IV quy định: “Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ và số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động nữ thường xuyên của doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập bằng mức chi phí tăng thêm cho lao động nữ”.

- Căn cứ Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, tại điểm 9 mục I Phần D quy định: “Cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức giảm thuế tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ dưới đây:

a) Chi thêm cho công tác đào tạo lại nghề cho chị em nữ công nhân viên, nếu nghề cũ không còn phù hợp để chuyển sang nghề khác theo quy hoạch phát triển của doanh nghiệp. Khoản chi thêm này bao gồm: học phí đi học (nếu có) + chênh lệch tiền lương ngạch bậc (đảm bảo 100% lương cho người đi học).

b) Chi phí tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho cô giáo dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý. Số cô giáo này được xác định theo định mức do hệ thống giáo dục đào tạo quy định.

c) Chi phí do tổ chức thêm một lần tổ chức khám sức khỏe trong năm (ngoài số lần khám đã được quy định) chủ yếu là khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa mà nữ công nhân mắc phải.

d) Chi bồi dưỡng thêm 1 lần cho người lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc lần thứ hai. Mức chi không quá 300.000 đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp ở Thành phố, thị trấn, thị xã và không quá 500.000 đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp ở vùng sâu, xa, hải đảo để giúp đỡ người mẹ khắc phục phần khó khăn do sanh đẻ.

đ) Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan nào đó mà không về cho con bú, ở lại làm việc cho doanh nghiệp, thì thời gian này được trả theo chế độ phụ cấp làm thêm giờ theo chế độ hiện hành.

Các khoản chi cho lao động nữ nêu trên được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với điều kiện phải có chứng từ thực chi và có chữ ký của người nhận tiền.

Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng vận tải được coi là sử dụng nhiều lao động nữ khi có một trong các điều kiện sau:

a) Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp, cơ quan văn phòng thuộc Tổng Công ty Nhà nước có đủ điều kiện nêu trên nhưng không trực tiếp làm công việc kinh doanh thì không được giảm thuế theo điểm này.

II. THỦ TỤC XÉT GIẢM THUẾ:

Cơ sở kinh doanh thuộc diện được giảm thuế phải gởi bộ hồ sơ cho cơ quan thuế có thẩm quyền (trực tiếp quản lý thu thuế), hồ sơ gồm:

- Công văn đề nghị của cơ sở kinh doanh nêu rõ lý do giảm thuế.

- Bản liệt kê danh sách lao động có mặt thường xuyên của cơ sở kinh doanh trong đó có lao động nữ. Bản liệt kê danh sách lao động phải có xác nhận của cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền.

- Bản liệt kê các khoản chi phí tăng thêm cho lao động nữ có xác nhận, kiểm tra của cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

- Báo cáo quyết toán tài chính và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh.

III. THẨM QUYỀN XÉT GIẢM THUẾ:

Cục trưởng Cục Thuế quyết định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc địa phương.

Cục thuế TP thông báo đến Quý Sở để có hướng dẫn đơn vị thực hiện.

 

 

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Thị Phương Dung

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản