86775

Công văn số 453/LĐTBXH-LĐTL về việc tham gia ý kiến đề án chế độ tiền lương đối với ngành ngoại giao do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

86775
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 453/LĐTBXH-LĐTL về việc tham gia ý kiến đề án chế độ tiền lương đối với ngành ngoại giao do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 453/LĐTBXH-LĐTL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành: 19/02/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 453/LĐTBXH-LĐTL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Đàm Hữu Đắc
Ngày ban hành: 19/02/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 453/LĐTBXH-LĐTL
V/v tham gia ý kiến đề án chế độ tiền lương đối với ngành ngoại giao  

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2009

 

Kính gửi: Bộ Ngoại giao

Trả lời công văn số 084/BNG-TCCB ngày 12/01/2009 của Bộ Ngoại giao về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Nhất trí về sự cần thiết nghiên cứu, xây dựng chế độ tiền lương mới đối với ngành Ngoại giao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên trong dự thảo Tờ trình đề nghị làm rõ một số nội dung như sau:

1. Đặc điểm, tính chất công việc, số lượng lao động; việc xếp lương, trả lương đối với cán bộ, công chức ngành ngoại giao để thấy được tính chất đặc thù so với cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung, trên cơ sở đó cần thiết xây dựng chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức ngành ngoại giao.

2. Về nội dung các chế độ tiền lương và phụ cấp:

a/ Đề nghị xem xét nguyên tắc nêu tại trang 7 thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng “Cán bộ ngoại giao đã được phong hàm, nếu được điều động về các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Ngoại giao… thì vẫn được bảo lưu hệ số lương theo hàm” vì không phù hợp với nguyên tắc xếp lương chung hiện nay là: “làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì xếp lương theo công việc đó, chức vụ đó”.

b/ Về bảng lương theo hàm đối với cán bộ, công chức mang cấp hàm ngoại giao, đề nghị xác định rõ tiêu chuẩn và đối tượng áp dụng các bậc lương của từng cấp hàm ngoại giao, tránh trường hợp mất cân đối giữa các đối tượng được phong hàm và giữa đối tượng được phong hàm với các chức danh khác trong ngành ngoại giao. Ví dụ: Thứ trưởng được phong hàm Đại sứ xếp lương bậc 3 cộng phụ cấp chức vụ 1,3 có tổng hệ số là 10,7 cao hơn lương cao nhất của Bộ trưởng 10,3 (kể cả Bộ trưởng được phong hàm Đại sứ, không có phụ cấp chức vụ lãnh đạo).

c/ Về chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức ngoại giao không mang hàm ngoại giao, đề nghị làm rõ tính chất đặc thù lao động so với cán bộ, công chức ở các cơ quan quản lý nhà nước để làm rõ sự cần thiết xây dựng chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, công chức ngoại giao không mang hàm ngoại giao. Trường hợp cần thiết, đề nghị thực hiện theo phương án tính phụ cấp đặc thù theo tỷ lệ (%) cho phù hợp với chế độ chung của Nhà nước.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để quý Bộ nghiên cứu, hoàn chỉnh lại Tờ trình Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, Vụ LĐTL (3)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đàm Hữu Đắc

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản