28039

Công văn số 696/DSGDTE-PC ngày 25 tháng 06 năm 2003 của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em về Nội dung tuyên truyền Pháp lệnh Dân số

28039
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 696/DSGDTE-PC ngày 25 tháng 06 năm 2003 của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em về Nội dung tuyên truyền Pháp lệnh Dân số

Số hiệu: 696/DSGDTE-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em Người ký: Lê Thị Thu
Ngày ban hành: 25/06/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 696/DSGDTE-PC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em
Người ký: Lê Thị Thu
Ngày ban hành: 25/06/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN DÂN SỐ GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 696/DSGDTE-PC
V/v Nội dung tuyên truyền Pháp lệnh Dân số

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2003

 

Kính gửi: 

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố,
- Uỷ Ban Mặt trận tổ Quốc Việt Nam,
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam,
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

 

Pháp lệnh Dân số được Uỷ Ban thường vụ Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 09/01/2003 và ngày 22/01/2003 Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố số 01/2003/L/CTN,
Pháp lệnh Dân số có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2003.

Trong thời gian qua, Uỷ Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cá cơ quan truyền thông đại chúng ở Trung ương và địa phương đã chủ động, tích cực tuyên truyền giới thiệu Pháp lệnh Dân số (PLDS), góp phần nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về những nội dung của PLDS và chính sách dân số của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, ở một số nơi việc tuyên truyền PLDS chưa toàn diện, thiếu định hướng hoặc còn thực hiện lệch một chiều, tạo nên dư luận xã hội không thuận lợi cho việc thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, thậm chí còn hiểu sai tinh thần và mục đích của PLDS.

Để việc tuyên truyền, giáo dục PLDS được đầy đủ và định hướng dư luận xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn những nội dung cơ bản trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PLDS như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PLDS

1. Mục đích

Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung PLDS tới các tầng lớp nhân dân, để mọi người hiểu và nắm được chủ trương, chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chính sách dân số: Duy trì mỗi cặp vợ chồng có từ một đến hai con để ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.

2. Yêu cầu

2.1. Tiếp tục duy trì xu thế giảm sinh vững chắc để đạt mức sinh thay thế tiến thới ổn định quy mô dân số hợp lý.

2.2. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PLDS và chính sách dân số của Đảng và Nhà nước, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2003 nhằm thực hiện kế hoạch năm 2003 theo mục tiêu Quốc hội đã đề ra và mục tiêu cụ thể của từng Bộ, ngành và địa phương.

2.3. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục PLDS tập trung vào những vấn đề như chất lượng dân số, xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và những vấn đề mang tính thời sự cấp bách nhằm tạo dư luận xã hội đính hướng đúng việc thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.

2.4. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục PLDS bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng, chú trọng hiệu quả, không phô trương, hình thức.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIAO DỤC PLDS

1. Những vấn đề chung của PLDS

1.1. PLDS là văn bản quy phạm pháp luật, là cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện công tác dân số và nâng cao trách nhiệm của công dân, gia đình, Nhà nước và xã hội trong công tác dân số.

1.2. PLDS điều chỉnh toàn diện vấn đề dân số bao gồm quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân cư và chất lượng dân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số.

1.3. PLDS đặt con người vào vị trí trung tâm và là động lực của sự phát triển, bảo đảm việc chủ động, tự nguyện của mỗi công dân trong việc phát triển toàn diện bản thân phù hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước.

1.4. PLDS đã thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực dân số, trong đó đặt công tác dân số là một cuộc vận động lớn, lấy tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục làm giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân sô.

1.5. PLDS phù hợp với công ước, điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã tham gia ký kết.

2. Một số nội dung cụ thể theo đính hướng của PLDS

2.1. Chương I. Những quy định chung cần định hướng các nội dung sau:

a) Công tác dân số vó ba nguyên tắc cơ bản là bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong việc thực hiện mục tiêu chính sách dân số và nguyên tắc kết hợp giữa quyền lợi, lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội bằng việc thực hiện gia đình ít con, no ấm bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Như vậy, xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững là mục tiêu để hướng tới, để trở thành chuẩn mực xã hội và đảm bảo hài hoà lợi ích cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

b) Việc quy định quyền, nghĩa vụ của công dân về công tác dân số thể hiện tư tưởng chủ đạo coi con người là mục tiêu là động lực của sự phát triển. Bảo đảm quyền lựa chọn các biện pháp để thực hiện quyền con người của chính bản thân mỗi người, bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ cua mỗi công dân không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình mà còn đem lại lợi ích cho Nhà nước, xã hội và cộng đồng. Quyền đi đôi với nghĩa vụ và phù hợp với các quy định pháp luật.

c) Quy định các hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo đảm sự tự nguyện của nhân dân, hạn chế việc lợi dụng công tác dân số để thực hiện những hành vi làm tổn hại đến sức khoẻ, trái với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trái với quy định của pháp luật.

2.2. Mục 1. Quy mô dân số cần định hướng các nội dung sau:

a) Mục đích điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, tài nguyên, môi trường, mà trực tiếp là duy trì vững chắc xu thế giảm sinh, sớm đạt mức sinh thay thế, tiến thới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, tạo điều kiện để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

b) Chính sách dân số của nước ta từ năm 1961 đến nay là nhất quán nhằm giảm tỷ lệ sinh, điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc.

c) Biện pháp để điều chỉnh mức sinh là thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Kế hoạch hoá gia đình là cuộc vận động rộng lớn nhằm bảo đảm cho cặp vợ chồng, cá nhân được tiếp nhận thông tin đầy đủ, chính xác để giải quyết tự nguyện và có trách nhiệm về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Thời gian sinh con tốt nhất là từ 22 đến 35 tuổi đối với phụ nữ, khoảng cách sinh con hợp lý là từ 3 đến 5 năm và mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con để nuôi dạy cho tốt. Mỗi cặp vợ chồng có từ một đến hai con là cơ sở bảo đảm trong toàn xã hội thực hiện được mục tiêu sinh lời thay thế, tiến tới ổn định quy mô dân số hợp lý và sự phát triển bền vững của đất nước.

d) Biện pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch hoá gia đình là tuyên truyền, vận động, giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có chất lượng thuận tiện, an toàn và đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân, huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.

e) PLDS còn định hướng rõ quyền hạn trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc quyết định chương trình, dự án về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức và địa phương.

2.3. Mục 2. Cơ cấu dân số

a) Mục đích điều chỉnh cơ cấu dân số n hằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý, nhất là cơ cấu về giới tính, độ tuổi và việc bảo toàn, phát triển một số dân tộc ít người.

b) Nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức nhằm bảo đảm bình đẳng giới, cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên và ổn định trật tự xã hội trong hiện tại và tương lai.

c) Do giảm sinh và tuổi thọ tăng, làm giảm cơ cấu dân số nước ta chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Vì vậy, phải tính phát triển các loại dịch vụ xã hội phục vụ người cao tuổi ngày càng tăng về số lượng và tỉ trọng trong tương lai.

d) Bảo vệ và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển, thực hiện xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện sinh sản và nuôi dạy con có khoa học, nâng cao chất lượng dân số.

2.4. Mục 3. Phân bố dân cư

a) Mục đích điều chỉnh phân bổ dân cư nhằm bảo đảm sự cân đối giữa phân bổ dân cư với phát triển kinh tế- xã hội ở các khu vực, vùng địa lý kinh tế, đơn vị hành chính. Thực hiện quản lý dân cư thống nhất trong phạm vi cả nước.

b) Biện pháp điều chỉnh phân bố dân cư là chủ động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội khai thác tiềm năng vùng mật độ dân cư thấp, tạo động lực thu hút dân cư từ nơi có mật độ dân cư cao, hạn chế động lực di dân tự phát, quản lý lao động lưu động tại các thành phố, thực hiện các chương trình, dự án di dân có kế hoạch để xây dựng vùng kinh tế mới, định canh định cư, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ, khu dân cư mới có điều kiện sống và sinh hoạt thuận lợi.

2.5. Chương III. Chất lượng dân số

a) Mục đích điều chỉnh chất lượng dân số nhằm nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần của mỗi người dân và toàn bộ dân số. Nâng chỉ số phát triển con người của nước ta lên mức trung bình tiên tiến của thế giới.

b) Biện pháp nâng cao chất lượng dân số là tuyên truyền, giáo dục và giúp đỡ nhân dân thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số; đa dạng hoá các loại hình cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng; hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

c) Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng dân số, trước hết là đối với chất lượng dân số của cộng đồng. Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, bảo đảm điều kiện học tập, rèn luyện, giải trí, phát triển toàn diện và tổ chức cuộc sống, sinh hoạt theo phương pháp khoa học.

d) Khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn, kiểm tra sức khoẻ bệnh di truyền đối với người có tiền sử gia đình về bệnh tâm thần, di tật bẩm sinh, người bị nhiễm chất độc hoá học nguy hiểm... để tư vấn và giúp đỡ họ hiểu biết về ảnh hưởng của bệnh tật đối với việc sinh con.

e) Tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ gia đình xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Tuyên truyền, giáo dục nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt giới, phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Khuyến khích duy trì gia đình nhiều thế hệ để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong hiện tại và tương lai.

III. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LỆNH DÂN SỐ

1. Khi tuyên truyền, giáo dục PLDS cần nắm vững tính thống nhất và lôgíc của từng điều khoản, từng quy định liên quan chặt chẽ với nhau, không cắt đoạn hoặc suy diễn trái với mục đích điều chỉnh của PLDS.

2. Chính sách dân số của Đảng và Nhà nước ta là tuyên truyền, vận động và giáo dục để nhân dân thực hiện các quyết định một cách tự nguyện và có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, không nên nhấn mạnh một cách thiên lệch về quyền hoặc nghĩa vụ nhằm tránh cách hiểu thiên lệch về tự do hay bắt buộc như “không hạn chế số con”, “đẻ thoải mái” hoặc cho rằng nếu sinh con một bề thì được sinh con thứ ba... Đó là những dư luận không đúng cần được uốn nắn kịp thời.

Pháp luật dành cho mỗi cá nhân, cặp vợ chồng quyền quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh, nhưng đây là một quyền có điều kiện. Quyết định tự nguyện và có trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng trong việc sinh đẻ vừa phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng, vừa phải phù hợp với mục tiêu chính sách dân số và điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Chỉ khi quyết định của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng phù hợp với các điều kiện trên thì quyết định đó mới thực sự đúng đắn, hài hoà và được tôn trọng, bảo vệ.

3. Sự gương mẫu thực hiện mục tiêu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Đảng viên, cán bộ, công chức Nhà nước, sĩ quan và chiến sĩ lực lượng vũ trang là yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo cho cuộc vận động toàn thể nhân dân thực hiện mục tiêu này. Truyền thống tốt đẹp “cán bộ, Đảng viên đi trước. làng nước theo sau” đã được hình thành trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng tổ quốc do Đảng ta lãnh đạo. Do vậy, Đảng viên, cán bộ, công chức Nhà nước, sĩ quan và chiến sĩ lực lượng vũ trang có trách nhiệm gương mẫu thực hiện chính sách dân số, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoa VII) về chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, chỉ thị 50-CT/TW ngày 03/3/1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng.

4. Dân số là vấn đề nhạy cảm, vì vậy không nên bình luận thiên lệch về việc khen thưởng và xử phạt khi thực hiện chính sách dân số, vì dễ dấn đến việc hiểu không đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước vốn được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng và đảm bảo quyền con người.

5. Dân số nước ta hiện đã có quy mô hơn 80 triệu người và vẫn tiếp tục tăng nhiều trong tương lai, chất lượng dân số còn thấp, phân bổ dân cư và cơ cấu dân số chưa thật hợp lý. Vì vậy, việc điều chỉnh hợp lý quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bổ dân cư không phải là giải pháp ngắn hạn mà là chính sách và luật pháp có tác dụng đính hướng lâu dài, đòi hỏi khả năng dự báo, nhằm đưa ra những chính sách, ké hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đề nghị các Bộ, Ban ngành, đoàn thể Uỷ ban nhân dân các cấp nghiên cứu, quan triệt để chỉ đạo tốt việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến chính sách dân số của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, đảm bảo tính khả thi của Pháp lệnh dân số./.

 

 

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM




Lê Thị Thu

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản