416176

Chương trình phối hợp 01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT năm 2019 về công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025 do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

416176
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chương trình phối hợp 01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT năm 2019 về công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025 do Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 08/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT
Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 08/05/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2019

 

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIỮA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VÀ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2019-2025

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là hai Bộ) thống nhất ký kết Chương trình phối hợp về công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường công tác phối hợp giữa hai Bộ nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước trong hoạt động giáo dục, đào tạo, tuyên truyền về bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững của đất nước gắn với bảo vệ môi trường;

b) Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường thông qua việc nâng cao nhận thức, năng lực cho toàn thể nhà giáo và người học nhằm tiếp tục đổi mới hoạt động giáo dục, đào tạo, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng các yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới;

c) Đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường và phát huy, nhân rộng những sáng kiến, giải pháp hiệu quả về bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Yêu cầu

a) Công tác phối hợp giữa hai Bộ phải đảm bảo tính thường xuyên, chủ động và kịp thời; phát huy vai trò trách nhiệm của mỗi bên, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường gắn với công tác giáo dục và đào tạo;

b) Chương trình phối hợp công tác phải được hai Bộ cụ thể hóa bằng kế hoạch; định kỳ kiểm tra, sơ kết, tng kết, kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bảo đảm thiết thực và hiệu quả.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các cấp học và trình độ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho các cấp học và trình độ đào tạo, trong đó chú trọng đưa nội dung giáo dục về giảm thiu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy;

- Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học vào Chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học của ngành giáo dục đào tạo;

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và năng lực giáo dục bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học viên, học sinh trong các cơ sở giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học;

- Giáo dục sinh viên, học viên, học sinh các cấp học, các trình độ đào tạo của các cơ sở giáo dục có hiểu biết sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện;

- Xây dựng và phát triển phương thức tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, các giải pháp, biện pháp thúc đẩy các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Tham gia góp ý, xây dựng, biên soạn tài liệu, nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các cấp học và trình độ đào tạo, trong đó chú trọng đưa nội dung giáo dục về giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy;

- Cập nhật các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, kinh nghiệm trong nước và quốc tế làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các cấp học và trình độ đào tạo.

2. Tăng cường công tác đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia về môi trường, đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tài nguyên và môi trường

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tăng cường công tác đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia về môi trường, đặc biệt ở bậc đại học và sau đại học cả về số lượng và chất lượng, nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ quản lý, giải quyết các vấn đề môi trường; đẩy mạnh kết nối giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành tài nguyên và môi trường;

- Tổ chức đánh giá, dự báo và kiến nghị Chính phủ về nhu cầu các chuyên ngành đào tạo về môi trường để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội;

- Hỗ trợ yêu cầu về kiểm định, đảm bảo chất lượng cho các trường đại học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Tăng cường nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng xây dựng luận cứ khoa học cho một số đề án lớn trong lĩnh vực môi trường.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cung cấp thông tin về số lượng chuyên gia, chuyên ngành cần đào tạo phục vụ công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với nhu cầu xã hội; đẩy mạnh kết nối giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành tài nguyên và môi trường;

- Cung cấp các nội dung cần hỗ trợ về kiểm định, đảm bảo chất lượng cho các trường đại học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Chú trọng việc cung cấp thông tin về các chương trình nghiên cứu khoa học do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì; đề xuất nhu cầu về luận cứ khoa học phục vụ xây dựng một số đề án lớn trong lĩnh vực môi trường.

3. Tiếp tục rà soát, xây dựng và phát triển hệ thống tài liệu, học liệu điện tử về giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Rà soát, xây dựng, thử nghiệm, thẩm định và phát triển hệ thống tài liệu, học liệu điện tử về giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học viên và học sinh theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học, phù hợp với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo về bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới, trong đó có cập nhật các nội dung về giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy;

- Xây dựng quy trình, tài liệu hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng cụ thể của ngành giáo dục, đào tạo về giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; tổ chức hướng dẫn, triển khai sau khi được thẩm định và ban hành;

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến tài liệu, học liệu điện tử về giáo dục bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học viên, học sinh theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.

b) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng, cung cấp các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, trong đó chú trọng nội dung giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy làm cơ sở để xây dựng hệ thống tài liệu, học liệu điện tử về giáo dục bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Cử đại diện hoặc giới thiệu chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn phù hợp tham gia góp ý, xây dựng, thẩm định tài liệu, học liệu điện tử giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

4. Tăng cường xây dựng các sáng kiến, giải pháp hiệu quả về bảo vệ môi trường, các mô hình tiên tiến, điển hình về bảo vệ môi trường, tập trung vào việc phân loại rác tại nguồn, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong các cơ sở giáo dục

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Rà soát đánh giá, xây dựng các sáng kiến, giải pháp hiệu quả về bảo vệ môi trường, mô hình tiên tiến, điển hình về giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy cho một số trường học, khu ăn, ở của giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên trong ngành giáo dục;

- Vận động tài trợ để trang bị điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực cần thiết khác nhằm phục vụ việc xây dựng và phổ biến sáng kiến, giải pháp hiệu quả về bảo vệ môi trường, các mô hình tiên tiến, điển hình về bảo vệ môi trường trong hệ thống các cơ sở giáo dục;

- Huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia xây dựng các mô hình tiên tiến, đin hình về bảo vệ môi trường trong hệ thống các cơ sở giáo dục.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức phát động phong trào chống rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy sử dụng một lần trong hệ thống các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phát động và chỉ đạo thực hiện các phong trào xây dựng mô hình tiên tiến, điển hình về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, trong đó tập trung vào các mô hình giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy trong hệ thống các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đề xuất các giải pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Vận động tài trợ để trang bị điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực cần thiết nhằm phục vụ xây dựng các mô hình tiên tiến, đin hình về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo.

5. Tăng cường triển khai các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Thường xuyên tổ chức, đa dạng hóa các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tham quan thực tế, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các cơ sở giáo dục phù hợp với nhà giáo và người học, trong đó chú trọng việc giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy;

- Cử đại diện tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các cơ sở giáo dục;

- Khen thưởng, tôn vinh các điển hình tiên tiến thuộc ngành giáo dục làm tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Tổ chức triển khai chương trình truyền thông, các khóa tham quan dã ngoại, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại các cơ sở giáo dục; đôn đốc, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Huy động các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học viên, học sinh tích cực hưởng ứng, tham gia và đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm về môi trường;

- Lựa chọn các các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý tham gia các khóa tập huấn, tham quan thực tế do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức;

- Đẩy mạnh phong trào sinh viên, học sinh, học viên nghiên cứu khoa học về các biện pháp, giải pháp, công nghệ để xử lý ô nhiễm môi trường; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong ngành giáo dục.

6. Tổ chức các cuộc thi, trao giải thưởng trong lĩnh vực giáo dục bảo vệ môi trường

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Phát động, xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện các cuộc thi, giải thưởng trong lĩnh vực môi trường dành cho học sinh, sinh viên, học viên tại các cơ sở giáo dục.

- Vinh danh, trao giải thưởng các cuộc thi, giải thưởng về môi trường cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đề xuất, giới thiệu các tổ chức, cá nhân trong các cơ sở giáo dục tham gia các cuộc thi, giải thưởng về môi trường; tổ chức triển khai tại các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện;

- Tăng cường các nội dung bảo vệ môi trường trong các cuộc thi của ngành giáo dục;

- Cử đại diện tham gia các Hội đồng chấm điểm cuộc thi, giải thưởng về môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc trong việc phối hợp, thống nhất triển khai nội dung Chương trình phối hợp công tác.

2. Giao Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm đầu mối tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo hai Bên trong việc đôn đốc, kiểm tra và thực hiện Chương trình phối hợp công tác tại văn bản này.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình phối hợp công tác tại địa phương; kinh phí được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được giao trong dự toán ngân sách hằng năm cho các địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

4. Định kỳ hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ do mỗi cơ quan chủ trì tại Chương trình, hai Bộ phối hợp xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phối hợp trước thời điểm xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp.

5. Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường giao trong dự toán ngân sách hằng năm của mỗi Bộ và các nguồn kinh phí hp pháp khác.

6. Chương trình phối hợp này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài Nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.

 

BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




Phùng Xuân Nhạ

BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG




Trần Hồng Hà

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo TƯ, Ủy ban T
Ư MTTQ Việt Nam (để báo cáo);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TNMT, Bộ GDĐT;
- Văn phòng Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TNMT, Bộ GDĐT (để thực hiện);
- Sở TNMT, Sở GDĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc T
Ư (để thực hiện);
- Các
cơ sở GDĐH trực thuộc 2 Bộ (để thực hiện);
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ TNMT, Bộ GD
ĐT;
- Lưu: VT, TCMT (B
TNMT); Vụ KHCNMT (Bộ GD-ĐT).

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản