40790

Chỉ thị 08/1997/CT-NH5 về chấn chỉnh hoạt động hùn vốn liên doanh, mua cổ phần của các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành

40790
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 08/1997/CT-NH5 về chấn chỉnh hoạt động hùn vốn liên doanh, mua cổ phần của các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu: 08/1997/CT-NH5 Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành: 23/07/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 08/1997/CT-NH5
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành: 23/07/1997
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/1997/CT-NH5

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG HÙN VỐN LIÊN DOANH, MUA CỔ PHẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Thời gian vừa qua, hoạt động hùm vốn liên doanh, mua cổ phần của các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển (Sau đây gọi chung là các Ngân hàng Thương mại - viết tắt là NHTM) đã thu được một số kết quả nhất định, vừa đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của các NHTM vừa góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của các Ngân hàng quốc doanh (Viết tắt là NHQD) trong hệ thống các Tổ chức tín dụng (Viết tắt là TCTD). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hùn vốn liên doanh, mua cổ phần của các NHTM còn có một số tồn tại cần được khắc phục như sau:

1- Nhiều trường hợp hùn vốn, liên doanh mua cổ phần vượt quá tỷ lệ 10% vốn Doanh nghiệp theo quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính. Một số Ngân hàng quốc doanh hùn vốn, liên doanh mua cổ phần vượt quá 50% vốn tự có theo quy định tại Điều 7 của Quy chế bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng đối với TCTD ban hành kèm theo Quyết định 107/QĐ-NH5 ngày 9/6/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), một số NHTM cổ phần hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 34.2, Điều 34, Quy chế về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của các TCTD cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 275/QĐ-NH5 ngày 7/11/1994 của Thống đốc NHNN.

2- Một số trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần chưa chấp hành đầy đủ các thủ tục và hồ sơ pháp lý theo quy định của Pháp luật liên quan đến lĩnh vực này; Vì vậy, có những trường hợp dẫn đến rủi ro, khó thu hồi vốn.

3- Việc lựa chọn đối tác để tham gia hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần làm chưa tốt dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, chưa thể hiện được tính tích cực của loại hình hoạt động kinh doanh mới này, thậm trí một số trường hợp có nguy cơ rủi ro, mất vốn.

4- Việc hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần trong nhiều trường hợp mang tính chất thụ động, nhằm xử lý các khoản nợ của người vay vốn không trả được khi đến hạn, vì vậy không phản ánh đúng thực chất nghiệp vụ hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần.

5- Việc hạch toán theo dõi và báo cáo về hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần thực hiện chưa chính xác và đầy đủ, làm ảnh hưởng tới việc đánh giá chính xác chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.

6- Việc cử người có năng lực tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành của Doanh nghiệp có vốn góp thực hiện chưa tốt nên đã hạn chế hiệu quả theo dõi việc sử dụng vốn góp.

Những tồn tại trên cũng là nguyên nhân cản trở việc thực hiện và theo dõi quản lý chặt chẽ hoạt động hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHTM. Để khắc phục tình trạng trên đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHTM, Thủ trưởng các Vụ, Cục có liên quan, Giám đốc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng trong lĩnh vực hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần như sau:

I- ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP ĐÃ HÙN VỐN, LIÊN DOANH, MUA CỔ PHẦN:

Các Ngân hàng Thương mại phải rà soát lại toàn bộ những trường hợp đã hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần để phân loại xử lý theo hướng sau:

1. Các trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần chưa thực hiện đúng quy định:

1.1- Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần vượt tỷ lệ 10% vốn doanh nghiệp (trừ trường hợp góp vốn thành lập Ngân hàng liên doanh với Ngân hàng nước ngoài): cần phải tìm mọi biện pháp để chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh hoặc chuyển nhượng cổ phần để đảm bảo tỷ lệ góp vốn theo quy định hiện hành.

1.2- Các Ngân hàng quốc doanh có tổng số các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần vượt quá mức giới hạn 50% vốn tự có và quỹ dự trữ và các Ngân hàng Thương mại cổ phần có tổng số các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phiếu vượt quá 20% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: cần tìm biện pháp tăng vốn tự có hoặc chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh, chuyển nhượng cổ phần để đảm bảo chấp hành đúng giới hạn quy định. Trong khi chưa rút được tỷ lệ xuống dưới mức quy định thì không được tiếp tục thực hiện nghiệp vụ dầu tư này.

1.3- Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHQD chưa thực hiện đầy đủ thủ tục và hồ sơ pháp lý: cần phải có văn bản xin ý kiến chấp thuận của NHNN, đồng thời báo cáo cơ quan tài chính Nhà nước theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 10 của Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ.

Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHTM cổ phần chưa thực hiện đầy đủ thủ tục và hồ sơ pháp lý phải chấp hành nghiêm túc các quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 của Quy chế cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của các TCTD cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 275/QĐ-NH5 ngày 7/11/1994 của Thống đốc NHNN.

1.4- Những trường hợp hạch toán không đúng tính chất hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần: cần hạch toán lại để đảm bảo đúng thực chất và có biện pháp xử lý cho phù hợp.

1.5- Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần xét thấy không có hiệu quả: cần có biện pháp chuyển nhượng phần vốn góp liên doanh hoặc chuyển nhượng cổ phẩn để thu hồi vốn.

1.6- Những trường hợp chưa cử người đại diện cổ đông hoặc người tham gia quản lý Doanh nghiệp có vốn góp: cần chọn và cử người có đủ năng lực quản lý để tham gia vào các đối tác đã hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần; có biện pháp đồng bộ để củng cố, tăng cường sự giám sát, quản lý hoặc theo dõi đối với hoạt động của các đơn vị này.

2. Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần đã thực hiện đúng theo quy định hiện hành:

Cần chấp hành nghiêm túc việc cử người đại diện cổ đông hoặc người tham gia quản lý phần vốn góp và có biện pháp tăng cường sự giám sát, quản lý hoặc theo dõi đối với hoạt động của đơn vị có vốn góp nhằm nâng cao hiệu quả của phần vốn góp.

3. Các NHTM cần nghiêm túc chấp hành các biện pháp chấn chỉnh nói trên và báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước trước ngày 31/8/1997 (các NHTM cổ phần gửi báo cáo về chi nhánh NHNN trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp báo cáo về NHNN Trung ương. Các NHQD gửi báo cáo về NHNN Trung ương: Thanh tra NHNN và Vụ các Định chế tài chính). Những trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo thực trạng hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, những công việc đã triển khai chấn chỉnh, lý do không xử lý được, các kiến nghị, đề xuất để NHNN nghiên cứu, chỉ đạo tiếp tục xử lý.

II- ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HÙN VỐN, LIÊN DOANH, MUA CỔ PHẦN TRONG THỜI GIAN TỚI

Những trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các Ngân hàng thương mại đều phải tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Pháp luật. Đối với các Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích việc các Ngân hàng này hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần vào các Doanh nghiệp không phải TCTD; Trường hợp liên doanh, mua cổ phần vào các TCTD thì cần xem xét, ưu tiên những trường hợp thực hiện theo sự chỉ đạo của NHNN. Tất cả các trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHQD, ngoài việc chấp hành các quy định chung của pháp luật còn phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước về chủ trương, nguyên tắc, điều kiện và đối tác tham gia hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần.

III- ĐỐI VỚI VIỆC BÁO CÁO THƯỜNG KỲ VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TỰ CÓ ĐỂ HÙN VỐN, LIÊN DOANH, MUA CỔ PHẦN

Các Ngân hàng quốc doanh phải chấp hành nghiêm túc việc gửi báo cáo về tình hình hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

IV- ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG HÙN VỐN, LIÊN DOANH, MUA CỔ PHẦN:

Thanh tra NHNN Trung ương và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác thành tra, giám sát hoạt động hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHTM và xử lý theo hướng sau:

1. Đối với việc xử lý các trường hợp hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần chưa thực hiện đúng quy định:

1.1. Thanh tra NHNN Trung ương kiểm tra việc tự xử lý chấn chính hoạt động hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHQD nêu tại điểm 1, mục I của Chỉ thị này và tổng hợp tình hình kiểm tra tự xử lý của toàn bộ hệ thống NHTM báo cáo Ban lãnh đạo NHNN trước ngày 30/9/1997.

1.2. Thanh tra của các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc tự xử lý, chấn chỉnh hoạt động hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của NHTM trên địa bàn (kể cả các chi nhánh NHQD - nếu có) theo nội dung quy định tại điểm 1.1 trên đây; tổng hợp báo cáo tình hình kiểm tra tự xử lý của các NHTM trên địa bàn để báo cáo Thanh tra NHNN Trung ương, đồng gửi Vụ các Định chế tài chính trước ngày 15/9/1997.

Những trường hợp có khó khăn vướng mắc cần báo cáo cụ thể và kiến nghị biện pháp xử lý để Thanh tra NHNN Trung ương xem xét, chỉ đạo giải quyết.

2. Đối với việc kiểm tra thường kỳ hoạt động hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần của các NHTM:

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước các cấp có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm trong hoạt động hùn vốn, liên doanh mua cổ phần của các NHTM theo đúng quy định hiện hành.

 

 

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản