21258

Chỉ thị 170-KH năm 1958 về việc cho vay thanh toán trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã do Ngân Hàng Quốc Gia ban hành

21258
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 170-KH năm 1958 về việc cho vay thanh toán trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã do Ngân Hàng Quốc Gia ban hành

Số hiệu: 170-KH Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia Người ký: Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 07/05/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 02/07/1958 Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 170-KH
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Ngân hàng quốc gia
Người ký: Lê Viết Lượng
Ngày ban hành: 07/05/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 02/07/1958
Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 170-KH

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 1958 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHO VAY THANH TOÁN TRONG KHU VỰC KINH TẾ QUỐC DOANH VÀ HỢP TÁC XÃ

Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt về các giao dịch hàng hóa và cho vay thanh toán là hai mặt của công tác thanh toán của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế trong khu vực quốc doanh và hợp tác xã. Trong thời gian thanh toán, lúc hàng hóa đang vận chuyển trên đường, các xí nghiệp sẽ thiếu vốn, Ngân hàng sẽ cho vay thanh toán để giúp các xí nghiệp giải quyết khó khăn, làm cho sản xuất và kinh doanh của các xí nghiệp được liên tục bảo đảm, không vì vốn đọng trong hàng hóa đang vận chuyển trên đường mà bị gián đoạn.

Chấp hành nghị định số 144-TTg ngày 9/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã ban hành ngày 7/5/1957 chỉ thị số 168-KH quy định các nguyên tắc và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng về các giao dịch hàng hóa giữa các tổ chức kinh tế. Nay Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban hành chỉ thị này quy định các hình thức cho vay thanh toán cần thiết cho các tổ chức kinh tế trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

I. MỤC ĐÍCH CHO VAY THANH TOÁN.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cho vay thanh toán đối với các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, nhằm các mục đích:

a) Giải quyết nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế, đảm bảo thanh toán tiền hàng được kịp thời, để hoạt động kinh doanh của họ không bị gián đoạn vì thiếu vốn trong thời gian thanh toán.

b) Thông qua công tác cho vay thanh toán, Ngân hàng Quốc gia tổ chức thực hiện các thanh toán không dùng tiền mặt, theo dõi, tiến lên kiểm soát tình hình mua bán, tình hình vận động hàng hóa của tổ chức kinh tế.

c)  Nhờ Ngân hàng Quốc gia cho vay thanh toán, Nhà nước không phải cấp cho xí nghiệp vốn lưu động trong qúa trình thanh toán. Điều đó tiết kiệm được vốn cấp phát của Nhà nước, thúc đẩy các tổ chức kinh tế tăng gia tốc độ luân chuyển của hàng hóa và tiền tệ, khắc phục được mọi hiện tượng tín dụng thương mại giữa các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ các hình thức thanh toán quy định trong chỉ thị số 168-KH về thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Quốc gia tạm thời quy định các hình thức cho vay thanh toán sau đây:

1. Cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi (hay là cho vay thanh toán trong hình thức thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả).

2. Cho vay để thanh toán theo thư tín dụng.

3. Cho vay để thanh toán theo tài khoản đặc biệt.

II. CÁC HÌNH THỨC CHO VAY THANH TOÁN.

A. CHO VAY VỀ GIẤY TỜ THANH TOÁN TRÊN ĐƯỜNG ĐI (HAY CHO VAY THEO LỐI THANH TOÁN NHỜ THU NHẬN TRẢ).

Loại thanh toán giữa hai địa phương khác nhau:

Hình thức cho vay về giấy tờ thanh toán về hàng hóa trên đường đi chỉ áp dụng cho những đơn vị bán hàng trong cách thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả tiền giữa hai địa phương.

Đơn vị bán sau khi đã gửi hàng hóa cho đơn vị mua, hàng hóa còn đang trên đường đi và đơn vị mua chưa kịp trả tiền. Việc thanh toán giữa đôi bên sẽ làm theo lối nhờ thu nhận qua ngân hàng. Trong trường hợp này, Ngân hàng cho đơn vị bán vay.

Để đơn giản bớt thủ tục và trong điều kiện, không trở ngại gì đến việc luân chuyển vốn của xí nghiệp, tất cả những số tiền nhờ thu hộ dưới 500.000 đồng Ngân hàng Quốc gia không cho vay.

a) Đối tượng cho vay.

1. Ngân hàng Quốc gia cho vay thanh toán theo lối nhờ thu nhận trả về các giấy tờ thanh toán sau đây:

- Các giấy đòi nợ xuất trình Ngân hàng để nhờ thu nhận trả về các thanh toán hàng hóa ở các địa phương khác nhau.

- Các hóa đơn gộp những số tiền nhỏ dưới mức tối thiểu đã ấn định trên về các thanh toán ở các địa phương khác nhau.

Sau khi đã gửi hàng xong, đơn vị bán hàng muốn vay tiền phải tới Ngân hàng xuất trình các giấy tờ trên đây cùng với các chứng từ vận tải, giấy chứng minh phẩm chất hàng hóa (nếu có), giấy nộp thuế (nếu có) để làm bảo đảm cho việc vay Ngân hàng.

2. Thời hạn tới Ngân hàng xuất trình các giấy tờ trên đây ấn định là ba ngày lao động (không tính ngày nghỉ) kể từ ngày chuyên chở hàng hóa cho đơn vị mua (không tính ngày gửi). Trường hợp đơn vị bán ở xa Ngân hàng 50 cây số, thời hạn đó có thể dài hơn, nhưng không qúa 5 ngày.

Qúa thời hạn kể trên, sẽ không được ngân hàng cho vay thanh toán, các giấy tờ đó chỉ được Ngân hàng nhận để thu hộ.

b) Mức cho vay:

Ngân hàng cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi căn cứ vào hóa đơn bán hàng hoặc giấy đòi nợ. Ngân hàng không cho vay toàn bộ số tiền gửi trên hóa đơn hay giấy đòi nợ, mà chỉ cho vay các khoản sau đây:

- Giá thành hàng hóa theo kế hoạch.

- Chí phí vận tải (nếu đơn vị bán phải ứng trước cho đơn vị mua).

- Chi phí về đóng gói bao bì (sẽ đòi ở người mua).

- Tiền thuế (trong trường hợp phải nộp tiền thuế hàng hóa ngay trước khi xuất kho giao hàng chuyển đi).

Như vậy khi cho vay, Ngân hàng sẽ trừ bớt phần lợi nhuận thực tế, nếu lúc đó chưa tính được chính xác thì Ngân hàng sẽ trừ bớt phần lợi nhuận theo kế hoạch.

Mỗi lần xin vay, đơn vị bán hàng phải kê khai rõ ràng các khoản kể trên. Ví dụ:

- Giá thành kế hoạch

1.000.000đ

- Chi phí vận tải

100.000đ

- Chí phí đóng gói

100.000đ

- Thuế hàng hóa

300.000đ

- Lợi nhuận

200.000đ

Cộng hóa đơn:

1.700.000đ

Ngân hàng trừ phần lợi nhuận (200.000đ) và chỉ cho vay 1.500.000đ.

Nếu đơn vị mua cử người đến nhận hàng rồi tự chuyên chở về và đóng luôn thuế hàng hóa, thì Ngân hàng trừ thêm phần chi phí vận tải và thuế hàng hóa (100.000 + 300.000) và chỉ còn cho vay giá thành và chi phí đóng gói: 1.100.00.

Về lợi nhuận, thường thường các xí nghiệp cuối mỗi quý nộp cho Nhà nước một lần, cho nên trong qúy này có thể lấy tỷ lệ lợi nhuận quý trước làm tỷ lệ khấu trừ trong quý này. Để tiện cho Ngân hàng tính toán số tiền cho vay, cuối mỗi quý các xí nghiệp cần báo cáo cho Ngân hàng biết tỷ lệ lợi nhuận nộp cho Nhà nước.

c) Thời hạn cho vay:

1) Thời hạn cho vay về các thanh toán giữa hai địa phương khác nhau căn cứ vào thời gian cần thiết phương hướng khác căn cứ vào thời gian cần thiết cho việc thanh toán theo lối nhờ thu nhận giữa hai địa phương đó, nghĩa là:

- Thời gian hai lần bưu điện giữa Ngân hàng phục vụ đơn vị bán và ngân hàng phục vụ đơn vị mua đi và về tuỳ xa gần : x ngày.

- Thời gian cần thiết để đơn vị mua chấp nhận và trả tiền: 5 hay 7 ngày.

- Thời gian làm thủ tục thanh toán trong hai ngân hàng: 2 ngày.

Nếu số tiền nhờ Ngân hàng thu hộ được chuyển bằng điện tín, thời gian luân chuyển giấy tờ căn cứ vào thời gian của một lần chạy giấy tờ theo đường bưu điện cộng thêm thời gian của giấy tờ chạy theo điện tín. Thí dụ: Từ Hà Nội đi Nam Định, thời gian của một lần chạy giấy của giấy tờ chạy theo điện tín là 1 ngày, cộng là: 2 + 1 = 3 ngày.

Thời gian cho vay được tính từ sau ngày đơn vị bán giao nộp đầy đủ vào Ngân hàng.

Thí dụ: đơn vị bán xuất trình Ngân hàng hóa đơn hay giấy đòi nợ vào ngày 1 tháng 9, nếu thời hạn cho vay là 16 ngày, việc thu hồi nợ sẽ làm vào ngày 17 tháng 9 là thời hạn cuối cùng (không tính ngày 1 tháng 9).

2) Mặc dù thời hạn cho vay ấn định theo thời gian cần thiết để thanh toán, nhưng nếu đơn vị thanh toán được sớm thì số tiền cho vay cũng phải hoàn trả lại sớm, chứ không nhất định theo ngày tháng ghi trên khế ước. Trong trường hợp này, Ngân hàng có thể tiến hàng thu hồi vốn trước khi hết hạn.

Trường hợp từ chối nhận hoặc thiếu phương tiện trả:

Trường hợp đơn vị mua từ chối chấp nhận một phần vì đơn vị bán tính sai trong hóa đơn hay giấy đòi nợ, ngân hàng sẽ tự động thu hồi một phần số tiền vay tương đương với số tiền tính sai mặc dù chưa đến hạn trả nợ.

Trường hợp nợ đã hết hạn, nhưng Ngân hàng phục vụ đơn vị bán cũng chưa nhận được giấy tờ gì về việc đơn vị mua thiếu phương tiện để trả hay từ chối chấp nhận, thì Ngân hàng bên bán sẽ chờ đến khi nhận được giấy báo của Ngân hàng bên mua về lý do chưa trả mới tiến hành thu hồi số tiền đã cho vay.

Trường hợp nợ đến hạn, nếu được Ngân hàng bên mua báo cho biết rằng đơn vị mua chưa trả được, hoặc trả một phần do nguyên nhân từ chối chấp nhận hoặc thiếu phương tiện, Ngân hàng bên bán sẽ tự động thu hồi toàn bộ số tiền cho vay trong tài khoản thanh toán của đơn vị bán. Nếu tài khoản thanh toán hết tiền, Ngân hàng chuyển số tiền đó qua tài khoản “nợ qúa hạn”.

d) Cách thức cho vay và thủ tục giấy tờ:

 a) Đối với những tổ chức kinh tế bán hàng ít, 5, 7 ngày mới bán một chuyến hàng, Ngân hàng cho vay theo từng chứng từ chấp nhận. Đơn vị bán sau khi đã gửi hàng đi, mang hóa đơn và giấy đòi nợ tới Ngân hàng nhờ thu hộ và xin vay tiền. Khi đơn vị mua hàng trả tiền, Ngân hàng thu nợ về. Lần sau muốn vay, đơn vị bán phải làm đơn xin vay lại. Đó là cách cho vay thanh toán từng lần đối với những tổ chức kinh tế bán hàng không thường xuyên đều đặn. Mỗi một giấy xin vay là một kỳ hạn nợ.

2) Đối với những tổ chức kinh tế bán hàng nhiều (chủ yếu là những đơn vị thương nghiệp) có những chuyến chở sản phẩm thường xuyên đều đặn, Ngân hàng có thể cho vay theo tài khoản định kỳ có điều chỉnh.

Theo cách cho vay này, đơn vị bán hàng lần đầu tiên phải làm đơn xin vay kèm với hóa đơn và giấy đòi nợ gửi ngân hàng giữ tài khoản của mình. Ngân hàng xét và mở cho đơn vị bán một “Tài khoản cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi”. Trên tài khoản này Ngân hàng cho vay liên tục và không bắt buộc đơn vị bán phải làm giấy nhận nợ có thời hạn riêng cho từng trường hợp.

Thời hạn cho vay được ghi ngay trong giấy nhờ, thu hộ của đơn vị bán, và giấy nhờ đòi nợ được dùng làm đảm bảo cho tài khoản cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi.

Trong phương pháp cho vay thanh toán theo tài khoản, định kỳ có điều chỉnh, Ngân hàng mở hai tài khoản:

- Một tài khoản trong bản cân đối (tài khoản cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi) để kế toán theo dõi tình hình các số tiền vay và trả nợ.

- Và một tài khoản ngoài bảng cân đối để kế toán theo dõi tình hình các giấy tờ đòi nợ nhờ Ngân hàng thu hộ dùng làm bảo đảm.

Số dư chênh lệch giữa hai tài khoản trên làm căn cứ để Ngân hàng cho vay và thu hồi nợ.

Việc điều chỉnh đó làm như sau:

Lấy tổng số nợ trong tài khoản cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi so với số dư đảm bảo của các giấy đòi nợ trong tài khoản ngoài bản cân đối. Nếu số tiền đảm bảo của các giấy đòi nợ trong tài khoản ngoài bảng cân đối (không kể lợi nhuận) nhiều hơn số nợ trong tài khoản cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi, đơn vị bán hàng có quyền vay không được nhiều hơn tổng số tiền ghi trên các giấy tờ dùng làm đảm bảo (giấy nhờ thu). Ngân hàng cho vay và ghi số tiền vay thêm vào tài khoản cho vay và ghi số tiền vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi, rồi chuyển số tiền vay đó qua tài khoản thanh toán của đơn vị bán.

Nếu số tiền đảm bảo của các giấy đòi nợ trong tài khoản ngoài bảng cân đối ít hơn số nợ trong tài khoản cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi, đơn vị bán bắt buộc phải trả một phần số tiền vay bằng số tiền chênh lệch. Ngân hàng sẽ tự động trích số tiền trả đó trong tài khoản thanh toán của đơn vị bán.

Trường hợp tài khoản thanh toán của đơn vị bán không có tiền, Ngân hàng chuyển số nợ qua tài khoản “nợ qúa hạn”.

3. Nếu đơn vị bán có những nợ nần bên ngoài cần phải thu hồi một  cách bắt buộc. Ngân hàng cứ cho vay thêm trong phạm vi số thừa đảm bảo, mặc dù đơn vị bán không nhận tiền vay. Ngân hàng sẽ dùng số tiền vay đó để trả những số nợ khác của đơn vị bán theo trật tự trước sau như đã quy định trong chỉ thị số 168-KH ngày 7/5/1958 của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.

Việc điều chỉnh tài khoản cho vay về giấy tờ thanh toán trên đường đi làm theo định kỳ: một tuần lễ một lần vào ngày thứ mấy do sự thỏa thuận của đơn vị bán và Ngân hàng.

Loại thanh toán trong một địa phương.

 Trường hợp đơn vị bán hàng cho đơn vị mua cùng ở một địa phương, trong lúc chưa đòi được tiền bán hàng, xẩy ra thiếu vốn hoạt động, Ngân hàng có thể cho vay. Đối tượng mức cho vay, các thủ tục giấy tờ và các điều khoản khác, thi hành đúng như hình thức cho vay giấy tờ thanh toán trên đường đi giữa hai địa phương khác nhau đã nói ở trên.

Về thời hạn cho vay thì tính từ ngày gửi giấy tờ nhờ thu hộ để xin vay tiền đến ngày thu hồi được nợ tiền bán hàng, cụ thể là:

- Thời gian cần làm việc ở hai ngân hàng

- Thời gian chấp nhận

- Thời gian chuẩn bị trả tiền

2 ngày

2 ngày

2 ngày

 

6 ngày

B. CHO VAY THANH TOÁN THEO THƯ TÍN DỤNG.

a) Đối tượng:

1. Ngân hàng quốc gia chỉ cho vay thanh toán theo thư tín dụng đối với đơn vị mua hàng khác địa phương với đơn vị bán.

Ngân hàng cho đơn vị mua vay để thanh toán theo thư tín dụng trong hai trường hợp sau đây:

- Khi đơn vị mua phải thanh toán với đơn vị bán về việc mua hàng hóa từng lần, bên bán chưa có quan hệ thường xuyên với bên mua, hoặc bên bán thiếu tín nhiệm bên mua, đều phải dùng hình thức thư tín dụng.

Những hàng hóa mua đó phải là những hàng hóa trực tiếp cần thiết cho hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp. Ngân hàng quốc gia không cho vay để thanh toán theo thư tín dụng đối với việc mua vật liệu kiến thiết cơ bản.

Khi đơn vị mua phải thanh toán bằng thư tín dụng như đã quy định trước trong hợp đồng giao dịch hàng hóa giữa hai bên.

2. Đơn vị mua muốn xin vay để thanh toán theo thư tín dụng về các việc mua hàng hóa từng lần, phải xuất trình Ngân hàng quốc gia giấy báo của đơn vị bán cho biết hàng hóa đã sẵn sàng để chuyên chở. Nếu xin vay để thanh toán theo thư tín dụng do hợp đồng quy định trước, phải xuất trình Ngân hàng bản sao hợp đồng.

3. Trường hợp đơn vị mua có nợ qúa hạn với Ngân hàng hay với đơn vị bán, nói chung không được Ngân hàng cho vay để thanh toán theo thư tín dụng. Song, để giúp đỡ các tổ chức kinh tế giải quyết các khó khăn tạm thời và thủ tiêu tình trạng nợ nần lẫn nhau, Ngân hàng quốc gia có thể cho vay theo lệ ngoại trong các trường hợp sau đây:

1) Đơn vị mua dữ trữ thành phẩm qúa mức tiêu chuẩn vì nguyên nhân:

- Thiếu phương tiện vận tải (hoặc đường vận tải bị nghẽn như bão lụt…) cho nên số thành phẩm đó chưa có điều kiện giao cho một đơn vị khác.

- Những khách hàng của đơn vị này (đơn vị này mua để bán lại cho người khác) không thanh toán sòng phẳng nên đơn vị này phải đình chỉ không chuyên chở hàng nữa, vì thế mà xẩy ra thiếu vốn phải có nợ qúa hạn ở Ngân hàng.

2) Đơn vị mua có mức quy định về dữ trữ vật tư theo mua và cần được vay theo thư tín dụng để mua các vật tư đó.

Nhưng nếu những khó khăn đó có tính chất lâu dài, ngân hàng không cho vay để thanh toán theo thư tín dụng.

b) Mức cho vay:

Số tiền cho vay là số tiền của thư tín dụng. Số tiền cho vay không bao giờ được nhiều hơn số tiền ghi trong thư tín dụng. Sau khi đã sử dụng xong thư tín dụng, nếu hai bên mua và bán muốn tiếp tục sử dụng thư tín dụng lần thứ hai, chứ không được tiếp vốn thêm vào thư tín dụng lần thứ nhất.

c) Thời hạn cho vay:

 1) Thời hạn cho vay để thanh toán theo thư tín dụng là thời hạn có giá trị của thư tín dụng cộng với thời gian gửi thư tín dụng giữa Ngân hàng phục vụ đơn vị bán và Ngân hàng phục vụ đơn vị mua.

Thời gian có giá trị của thứ tín dụng

30 ngày

Thời gian của hai lần chạy giấy tờ theo đường bưu điện

x  ngày

 

30 + x ngày

(Nếu gửi bằng điện báo, chỉ tính một lần bưu điện từ ngân hàng bên bán Ngân hàng đến mua).

Trường hợp đặc biệt, thời hạn có giá trị của thư tín dụng có thể dài hơn, những không qúa 45 ngày.

2) Đơn vị bán có thể gửi một lần là hết tất cả số hàng hóa theo hợp đồng hay giấy đặt hàng cho đơn vị mua và nhận một lần toàn bộ số tiền ghi trong thư tín dụng hoặc nếu cần, có thể chuyển giao hàng làm hai lần thì nhận tiền theo thư tín dụng làm hai lần, trước khi hết thời hạn có giá trị của thư tín dụng.

Vì vậy, đơn vị mua nhận được hàng hóa chừng nào, phải trích trong tài khoản thanh toán trả lại ngay vốn cho Ngân hàng chừng ấy, không được chờ đợi hết thời hạn thư tín dụng mới trả.

3) Việc điều chỉnh và thu hồi nợ thư tín dụng quy định như sau:

- Mỗi lần được Ngân hàng phục vụ đơn vị bản gửi giấy báo là đã trả tiền cho đơn vị bán rồi, Ngân hàng phục vụ đơn vị mua sẽ căn cứ vào đó mà thu hồi dần số tiền đã cho vay, không phải đợi hết thời hạn có giá trị của thư tín dụng mới thu hồi toàn bộ.

- Nếu đến hết hạn của thư tín mà số tiền thư tín dụng không sử dụng hết, Ngân hàng cũng thu hồi nốt số tiền còn lại để kết toán số nợ.

- Ngân hàng thu hồi nợ bằng cách căn cứ số tiền ghi trong giấy báo thanh toán mà tự động trích trong tài khoản thanh toán của đơn vị mua. Trường hợp tài khoản thanh toán của đơn vị mua không có đủ số dư, Ngân hàng sẽ chuyển số nợ vào tài khoản “nợ qúa hạn” đợi khi tài khoản thanh toán có tiền, Ngân hàng sẽ trích trả cho hết số nợ qúa hạn đó, đồng thời đơn vị vay sẽ phải chịu một tỷ lệ  tiền phạt nói ở mục III về lợi suất cho vay thanh toán.

d) Thủ tục cho vay.

Đơn vị mua muốn xin vay tiền để thanh toán theo thư tín dụng phải xuất trình Ngân hàng giữ tài khoản của mình các giấy tờ sau đây:

- Đơn xin vay tiền trong đó ghi rõ tên, địa chỉ, số tiền vay, mục đích vay tiền.

- Giấy nhận nợ về số tiền vay.

- Giấy báo của đơn vị bán hàng về việc hàng hóa đã sẵn sàng để chuyển chở. Nếu đơn vị mua xin vay để thanh toán các việc mua hàng từng lần, thì cần xuất trình bản sao hợp đồng quy định trước.

Ngân hàng xét, nếu thủ tục, nội dung các giấy tờ xin vay được đầy đủ và đơn vị mua không có nợ qúa hạn, thì cho vay.

Sau khi đơn vị mua trả hết nợ, Ngân hàng xóa bỏ giấy nhận nợ và gửi lại cho đơn vị mua lần sau, muốn vay đơn vị mua phải làm thủ tục lại và viết đơn xin vay khác.

C. CHO VAY THANH TOÁN THEO TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT.

a) Đối tượng.

Ngân hàng quốc gia chỉ cho đơn vị mua hàng vay để thanh toán theo tài khoản đặc biệt trong trường hợp Chính phủ hay Ban Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia quyết định việc thanh toán phải làm theo hình thức tài khoản đặc biệt. Hiện nay, hình thức này chỉ áp dụng rộng rãi cho các xí nghiệp thương nghiệp thu mua nông lâm thổ hải sản trực tiếp của nông dân hoặc thông qua hợp tác xã mua bán.

Ngoài ra, một số xí nghiệp đến mua hàng ở địa phương khác, tự chuyển vận hàng về, cần tiền để chi phí về vận tải bốc vác (về sau gộp vào giá  mua), Ngân hàng cũng có thể cho vay tiền mua hàng và tiền bốc vác vận tải.

Đối với các đơn vị mua có nợ qúa hạn với Ngân hàng hay với các đơn vị bán, hoặc xin vay để mua vật kiến thiết cơ bản, Ngân hàng quốc gia không cho vay để thanh toán theo tài khoản đặc biệt.

b) Mức cho vay:

 Số tiền cho vay là số tiền xin mở tài khoản đặc biệt. Trường hợp đơn vị mua cần thiết phải tiếp vốn thêm vào tài khoản đặc biệt, Ngân hàng quốc gia cũng có thể cho vay thêm.

c) Thời hạn cho vay:

1) Khi tài khoản đặc biệt chuyển theo thư thường, thời hạn cho vay ấn định là 30 ngày cộng với số ngày của hai lần hành trình bưu điện tới Ngân hàng phục vụ đơn vị mua tới Ngân hàng phục vụ đơn vị bán và ngược lại. Khi tài khoản đặc biệt được chuyển bằng điện báo, thời hạn cho vay ấn định là 30 ngày cộng với số ngày của một lần hành trình Bưu điện từ Ngân hàng phục vụ đơn vị bán.

2) Ngân hàng phục vụ đơn vị bán cứ 10 ngày một lần phải gửi tới ngân hàng phục vụ đơn vị mua bản sao kê tài khoản đặc biệt để chuyển giao cho đơn vị mua. Ngân hàng phục vụ đơn vị mua căn cứ vào các số tiền đã sử dụng ghi trong bản kê mà tự động thu hồi vốn lại từ tài khoản thanh toán của đơn vị mua.

Nếu trực tiếp mua của nông dân, sẽ căn cứ báo cáo tuần kỳ 10 ngày của đơn vị mua, mà Ngân hàng tự động thu hồi phần vốn đã sử dụng.

Nếu tài khoản thanh toán của đơn vị mua không có tiền trả. Ngân hàng chuyển số nợ qua tài khoản “nợ qúa hạn” đợi khi tài khoản thanh toán của đơn vị mua có tiền sẽ trích để trả.

Qúa kỳ hạn cho vay, Ngân hàng phục vụ đơn vị mua thu hồi cả số tiền chưa dùng đến trên tài khoản đặc biệt, căn cứ bản sao kê cuối cùng tài khoản đặc biệt của Ngân hàng phục vụ đơn vị bán gửi tới.

d) Thủ tục cho vay:

 Đơn vị mua hàng muốn xin vay để thanh toán theo tài khoản đặc biệt phải xuất trình Ngân hàng giữ tài khoản của mình các giấy tờ sau đây:

- Đơn xin vay trong đó ghi rõ tên và địa chỉ của đơn vị vay, số tiền xin vay, mục đích vay tiền.

- Giấy nhận nợ về số tiền vay.

Ngân hàng xét, nếu thủ tục, nội dung các giấy tờ xin vay được đầy đủ và đơn vị mua không có nợ qúa hạn, thì cho vay.

Sau khi đơn vị mua trả hết nợ, Ngân hàng xóa bỏ giấy nhận nợ và gửi trả lại cho đơn vị mua. Lần sau, muốn vay, đơn vị mua phải làm thủ tục lại và viết đơn xin vay khác.

III. LỢI SUẤT CHO VAY THANH TOÁN.

1. Đối với các khoản cho vay thanh toán, không phân biệt theo hình thức nào, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam sẽ thu một tỷ lệ lãi là 0,3% mỗi tháng trên số tiền đã cho vay.

2. Trong trường hợp tài khoản thanh toán hết tiền, Ngân hàng chuyển số tiền nợ qua tài khoản “nợ qúa hạn” và phạt thêm 50% trên số tiền lãi đối với những ngày đã qúa hạn.

IV. NHIỆM VỤ KIỂM SOÁT CỦA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC CHO VAY.

Để  đảm bảo chắc chắn các số tiền cho vay và giúp đỡ các xí nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế, Ngân hàng Quốc gia có nhiệm vụ:

1. Kiểm soát đơn vị bán về việc chấp hành đúng đắn các thể lệ thanh toán.

Nếu trường hợp đơn vị bán chưa gửi hàng đi mà bảo là đã gửi đi rồi, tiền hàng có ít mà viết nhiều, giá hàng xấu viết giá hàng tốt để được vay nhiều… Ngân hàng sẽ căn cứ vào tình hình thực tế (như mức tiền nhiều hay ít, số lần vi phạm lỗi nhiều hay ít) mà xử lý cho thích hợp, cụ thể là:

- Thực hiện kiểm soát hàng hóa tại chỗ (khi thấy cần thiết).

- Đình chỉ cho vay thanh toán trong một thời gian nhất định.

- Phạt bằng 1% số tiền của các giấy đòi nợ chưa có hàng hóa gửi đi.

Nếu việc lạm dụng có tính chất hệ thống và phạm vào hình luật (giả mạo giấy tờ), Ngân hàng bắt buộc phải đình chỉ việc cho vay, đình chỉ việc nhận các giấy đòi nợ để thu hộ, đồng thời chuyển hồ sơ lên Bộ sở quan để có biện pháp xử lý thích đáng.

Việc đình chỉ cho vay ở chi điểm do chi nhánh Ngân hàng quyết định. Việc đình chỉ cho vay ở Chi nhánh do Ngân hàng Trung ương quyết định. Riêng đối với các xí nghiệp quốc doanh thuộc Bộ công nghiệp thì việc thi hành kỷ luật do Ngân hàng Trung ương xét và quyết định.

Khi đơn vị có nợ Ngân hàng tích cực thi hành các biện pháp để thủ tiêu các sai lầm thiếu sót nói trên, Ngân hàng có thể tiếp tục cho vay lại, nhưng việc phục hồi cho vay đó chỉ được thực hiện khi nào có sự đồng ý của cấp Ngân hàng đã duyệt y việc đình chỉ trước đây.

2. Kiểm soát chặt chẽ đơn vị mua về việc chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán và kỷ luật trả. Nhất là trong các trường hợp đơn vị mua từ chối chấp nhận, cán bộ tín dụng phải đi sâu điều tra tìm ra nguyên nhân chính xác để tránh tình đơn vị mua lợi dụng việc từ chối chấp nhận để chây lười trong việc trả, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng.

3. Kiểm soát hằng ngày tài khoản ngoại bảng cân đối, để.

- Phát hiện ra các giấy đòi nợ qúa hạn,

- Tìm ra những giấy đòi nợ xuất trình hai lần về một hàng hóa.

- Tìm ra những chuyên chở hàng hóa cho những người trả không sòng phẳng một cách có hệ thống…

Khi phát hiện ra những giấy đòi nợ qúa hạn, mà trong một thời gian lâu không thấy Ngân hàng phục vụ đơn vị mua trả lời, cán bộ tín dụng phải kiểm tra đơn vị bán tại chỗ xem các giấy đòi nợ đó đã được trả chưa. Nếu đã trả rồi, phải loại ngay các giấy đòi nợ đó ra khỏi đảm bảo, đồng thời báo cáo cho Trưởng chi nhánh Ngân hàng biết.

 

 

TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

 


 
Lê Viết Lượng

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản