38896

Chỉ thị 633-TTg năm 1994 về việc phòng ngừa thiệt hại do nguy cơ sụp lở đất ở một số điểm dân cư bên bờ sông Tiền do Thủ tướng Chính phủ ban hành

38896
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Chỉ thị 633-TTg năm 1994 về việc phòng ngừa thiệt hại do nguy cơ sụp lở đất ở một số điểm dân cư bên bờ sông Tiền do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 633-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Đức Lương
Ngày ban hành: 31/10/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 31/12/1994 Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 633-TTg
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Trần Đức Lương
Ngày ban hành: 31/10/1994
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 31/12/1994
Số công báo: 24-24
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 633-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 1994

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC PHÒNG NGỪA THIỆT HẠI DO NGUY CƠ SỤP LỞ ĐẤT Ở MỘT SỐ ĐIỂM DÂN CƯ BÊN BỜ SÔNG TIỀN

Liên tiếp mấy năm gần đây, dọc bờ sông Tiền đã xảy ra hiện tượng sụp lở đất, gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản nhân dân.

Những điểm đã và đang có nguy cơ sụp lở hầu hết là vùng dân cư đông đúc, đất đai trù phú, trong đó có các thị xã, thị trấn và đầu mối giao thông quan trọng như thị xã Sa Đéc, các thị trấn Tân Châu, Hồng Ngự, đầu phà Mỹ Thuận...

Qua số liệu điều tra và khảo sát của Bộ Thuỷ lợi và chính quyền địa phương các tỉnh Đồng Tháp và An Giang đã phát hiện thấy những điểm xoáy sâu trên 40 mét nước, bán kính rộng. Một số nơi phát hiện vết nứt cách mép sông tới hàng trăm mét và chạy dài đến 3-4 km.

Sông Tiền và sông Hậu là hai con sông lớn, hạ lưu của sông Mê Kông, chảy qua vùng đồng bằng nền đất yếu vì là đất sa bồi. Hiện tượng dịch chuyển dòng sông, nhất là ở các khúc cong khúc ngoặt, tạo ra những điểm xoáy làm sụp lở đất bờ sông là quy luật của thiên nhiên. Theo tư liệu lịch sử, hiện tượng này đã liên tục xảy ra hàng trăm năm nay, và còn tiếp tục lâu dài. Không loại trừ trong thời hiện tại, hiện tượng này được tăng cường về quy mô và tốc độ do chịu tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu, địa chất và môi trường bất lợi có tính toàn cầu hoặc khu vực gây ra. Vì vậy, cần tổ chức công tác nghiên cứu và dự báo khoa học chu đáo, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống các giải pháp kỹ thuật để xử lý lâu dài nhằm đối phó với tình trạng sụp lở ngày càng nghiêm trọng như hiện nay.

Để tránh những thiệt hại lớn tại những điểm có nguy cơ sụp lở, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu triển khai gấp một số công việc sau đây:

1- Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi, Trưởng ban Ban Phòng chống lụt bão Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cùng Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có sông Tiền, sông Hậu chảy qua nghiên cứu để xây dựng phương án toàn diện, có hệ thống bao gồm các giải pháp chỉnh trị dòng sông (ở những nơi cho phép), gia cố hoặc bố trí lại quy hoạch các đô thị ven sông, các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng nhằm chủ động phòng chống lâu dài, có hiệu quả với tính trạng sụp lở đất bên hai bờ các con sông này. Dự báo và đề án này cần làm xong trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6 năm 1995.

Ban Phòng chống bão lụt Trung ương cần tổ chức để các nhà khoa học giỏi thuộc các ngành khoa học tiếp tục điều tra khảo sát có dự báo chính thức gửi đến Uỷ ban nhân dân các tỉnh và các ngành kỹ thuật phụ trách các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng hai bờ sông. Cần đưa ra dự báo chỉ rõ các vùng có nguy cơ sụp lở khẩn cấp; các vùng có nguy cơ sụp lở vài ba năm tới và các vùng có nguy cơ sụp lở tiềm tàng (lâu dài).

Trước mắt cần chỉ rõ ngay các vùng có nguy cơ sụp lở khẩn cấp.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp và tỉnh An Giang và các tỉnh ven sông khác tổ chức di chuyển ngay số dân cư, cơ quan Nhà nước, cơ sở y tế, trường học, chợ... còn đang ở trong vùng đã được Ban Phòng chống bão lụt Trung ương thông báo là vùng có nguy cơ sụp lở khẩn cấp. Có biện pháp cụ thể để ổn định đời sống nhân dân trong quá trình di chuyển cũng như sau khi di chuyển.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thị xã, huyện phải thông tin đầy đủ đến mọi người dân trong vùng đang có nguy cơ sụp lở, đồng thời phải ra lệnh báo động và lệnh di chuyển khẩn cấp. Kiên quyết không để xảy ra thiệt hại tính mạng và tài sản của Nhà nước và của nhân dân.

Các cấp chính quyền của tỉnh Đồng tháp và tỉnh An Giang cần phối hợp với các tổ chức quần chúng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, động viên nhân dân chấp hành lệnh di chuyển, vận động nhân dân ở vùng không phải di chuyển giúp đỡ vật chất, đất đai, tiền của cho đồng bào ở những điểm phải di chuyển.

Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để giảm bớt khó khăn cho những gia đinh nghèo phải di chuyển nơi ở ra khỏi vùng nguy hiểm. Mức hỗ trợ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng Phân ban Phòng chống bão lụt phía Nam tính toán và đề nghị. Trớc mắt, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trích nguồn vốn định canh định cư và chương trình nước sạch nông thôn để hỗ trợ cho tỉnh Đồng Tháp 4 tỷ đồng, tỉnh An Giang một tỷ đồng để hỗ trợ cho các gia đình nghèo phải di chuyển.

3- Đối với những vùng có nguy cơ sụp lở trong vài ba năm tới, kiên quyết không cho nhân dân và các cơ quan xây dựng mới bất kỳ các công trình nào. Công tác quy hoạch vùng dân cư, thị trấn, đường giao thông và mọi công trình xây dựng cơ bản ở vùng đồng bằng sông Cửu long phải tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống các giải pháp chống thiên tai ngập lụt và tình trạng sụp lở đất bên bờ hai con sông Tiền và sông Hậu, phải tránh được các vùng nằm trong diện dự báo có nguy cơ sụp lở tiềm tàng.

Việc phòng chống thiên tai do nguy cơ sụp lở đất là việc hệ trọng của vùng đồng bào sông Cửu Long, có việc phải xử lý khẩn cấp và với tinh thần trách nhiệm cao, có việc phải nghiên cứu và xử lý lâu dài, mang tính toàn diện. Yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với cương vị và trách nhiệm của mình phải trực tiếp giải quyết những nội dung công việc đã nêu trong Chỉ thị này.

 

 

Trần Đức Lương

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản