21694

Nghị định 900-TTg năm 1956 về thành lập Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

21694
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Nghị định 900-TTg năm 1956 về thành lập Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

Số hiệu: 900-TTg Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Kế Toại
Ngày ban hành: 26/05/1956 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 02/06/1956 Số công báo: 14-14
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 900-TTg
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Phan Kế Toại
Ngày ban hành: 26/05/1956
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 02/06/1956
Số công báo: 14-14
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 900-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 1956 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

THÀNH LẬP BAN THANH TRA NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Sắc lệnh số 261-SL ngày 28/3/1956 thành lập Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ và Ban Thanh tra các Bộ;
Theo đề nghị của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay thành lập Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam đặt dưới sự điều khiển của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam.

Điều 2. Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ:

a) Thanh tra mọi mặt công tác ở các chi nhánh Ngân hàng khu, thành phố, tỉnh, huyện và cơ quan trực thuộc Ngân hàng trung ương;

b) Thanh tra việc chấp hành chủ trương chính sách Ngân hàng của Chính phủ và các thể lệ, chỉ thị của Ngân hàng trung ương; thanh tra việc sử dụng, bảo quản tiền bạc và các tài sản khác của Nhà nước, chống mọi hành vi phá hoại và tham ô lãng phí;

c) Đề nghị giải quyết các vụ vi phạm pháp luật và đề nghị khen thưởng những cán bộ, công nhân viên gương mẫu ở các chi nhánh và cơ quan trực thuộc Ngân hàng trung ương.

Điều 3. Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam có quyền hạn:

a) Đòi hỏi cán bộ; công nhân viên ở các chi nhánh Ngân hàng và các cơ quan trực thuộc Ngân hàng trung ương báo cáo tình hình công tác và cung cấp tài liệu sổ sách cần thiết cho việc thanh tra;

b) Dự các cuộc hội nghị ở các chi nhánh và các cơ quan trực thuộc Ngân hàng trung ương, hoặc đề nghị triệu tập các cuộc hội nghị cần thiết cho việc thanh tra;

c) Trong trường hợp đặc biệt và khẩn cấp, Ban Thanh tra Ngân hàng trung ương có quyền tạm đình chỉ những công tác đang gây hoặc có thể gây thiệt hại lớn cho tiền bạc và các tài sản khác của Nhà nước, và có thể tạm đình chỉ công tác của những cán bộ, nhân viên phạm lỗi nặng (từ quản đốc kho xưởng, trưởng phòng, thủ quỹ ở các chi nhánh trở xuống), đồng thời báo cáo ngay cho ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam để quyết định.

Điều 4. Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam gồm có:

- 1 Trưởng phòng Thanh tra,

- 1 Phó trưởng ban,

- và một số ủy viên.

Trưởng ban và Phó trưởng ban Thanh tra Ngân hàng do Nghị định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Các ủy viên thanh tra do Nghị định của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam bổ nhiệm.

Điều 5. Trưởng ban Thanh tra Ngân hàng được hưởng mọi quyền lợi như Giám đốc Vụ, Phó trưởng ban Thanh tra Ngân hàng được hưởng mọi quyền lợi như Phó giám đốc Vụ.

Điều 6. Ban Thanh tra Ngân hàng quốc gia Việt Nam có một số cán bộ giúp việc. Số cán bộ này sẽ do Nghị định của ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam bổ nhiệm

Điều 7. Ông Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG

 
 
 

Phan Kế Toại

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản