53083

Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

53083
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 04/2004/QĐ-BNV Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 04/2004/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành: 16/01/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/02/2004 Số công báo: 9-9
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 04/2004/QĐ-BNV
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Đỗ Quang Trung
Ngày ban hành: 16/01/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/02/2004
Số công báo: 9-9
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 04/2004/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CỤTHỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG,THỊ TRẤN

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn;
Sau khi thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương tại Công văn số 3815 CV/TCTW ngày 07 tháng 01 năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
 



 Đỗ Quang Trung

 

QUY ĐỊNH

TIÊU CHUẨN ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ,PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng BộNội vụ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của Quy định này là tiêu chuẩn củacán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của Quy định này là cán bộ,công chức cấp xã được quy định tại Điều 2 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ bao gồm các chức danh: Bí thư, Phó Bíthư, Thường trực đảng uỷ hoặc Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng uỷ cấp xã); Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; Chủtịch Hội Nông dân; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Tài chính - Kếtoán; Tư pháp - Hộ tịch; Địa chính - Xây dựng; Văn phòng - Thống kê; Văn hoá - Xã hội; Trưởng Công an xã; Chỉ huy trưởng Quân sự.

Điều 3. Tiêu chuẩn chung

Cán bộ, công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.

2. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tuỵ với dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức kỷ luật trong công tác.

Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

3. Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lỗi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Điều 4. Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các địa phương thực hiện các quy hoạch, kế hoạchbầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ

MỤC I: TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ

Điều 5. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:

1. Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ởĐảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lỗi, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn.

2. Nhiệm vụ của Bí thư:

+ Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ.

+ Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó.

+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn.

+ Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ.

3. Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:

+ Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công táccủa Đảng bộ.

+ Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương củaBan chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc.

+ Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

4. Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trịtrở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. ở khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.

Điều 6. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh:

1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở xã,phường, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Nhiệm vụ:

+ Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họpcủa tổ chức mình.

+ Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổquốc), Ban Thường trực (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạchcông tác, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố.

+ Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủtại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra.

+ Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.

+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động doNhà nước cấp đối với tổ chức mình.

+ Tham mưu đối với cấp uỷ Đảng ở xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình.

+ Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoànthể cấp trên về hoạt động của tổ chức mình.

+ Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của BanThường vụ, Ban Chấp hành cấp cơ sở tổ chức mình; chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành đảm bảo theo đúng quy chế đã xây dựng.

3. Tiêu chuẩn cụ thể:

+ Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị - xã hộiquy định) của cán bộ chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác đoàn thể chính trị - xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại.Các tiêu chuẩn quy định này được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới củatừng tổ chức đoàn thể.

+ Tuổi đời:

- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Khôngquá 30 tuổi khi tham gia giữ chức vụ công tác.

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nôngdân: Không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi thamgia giữ chức vụ.

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi..+Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

Điều 7. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

+ Triệu tập, chủ toạ các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; chủ trì trong việc tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

+ Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

+ Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

+ Giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân,phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

+ Chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việcquyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị củaUỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

3. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:

Căn cứ vào nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân,Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công cụ thể và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt.

4. Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồngnhân dân:

+ Tuổi đời: Tuổi của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi phải đượcbồi dưỡng kiến thức chuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên.Ngành chuyên môn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạtđộng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Điều 8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

1. Chức trách: Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạtđộng của Uỷ ban nhân dân và hoạt động quản lý Nhà.nước đối với cáclĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân công trên địabàn xã, phường, thị trấn.

2. Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

1. Lãnh đạo phân công công tác của Uỷ ban nhân dân,các thành viên Uỷ ban nhân dân, công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dâncấp xã, gồm:

+ Tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra đối với côngtác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân vàcác quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

+ Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn củaChủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, tham gia quyết định các vấn đề thuộc thẩmquyền tập thể Uỷ ban nhân dân.

+ áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý và điều hành bộ máy hành chính ở xã, phường, thị trấn hoạt động cóhiệu quả.

+ Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực trongcán bộ công chức Nhà nước và trong bộ máy chính quyền địa phương cấp xã;tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theoquy định của pháp luật; giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

+ Trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng,phó thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấpvà Uỷ ban nhân dân cấp trên.

+ Triệu tập và chủ toạ phiên họp của Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn.

+ Thực hiện việc bố trí sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cơ sở theo sự phân cấp quản lý.

+ Đình chỉ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật của trường thôn và tổ dân phố.

3. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hoá - xã hội...) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủtịch Uỷ ban nhân dân ủy nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.

4. Tiêu chuẩn đối với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

+ Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy địnhphù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương nhưng tuổi tham gia lầnđầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.

+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụlần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ngành chuyên mônphải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng loại hình đơn vịhành chính xã, phường, thị trấn. Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.

MỤC 2: TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Điều 9. Chức trách:

Là công chức làm công tác chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã; có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý Nhà nướcvề lĩnh vực công tác (Tài chính, Tư pháp, Địa chính, Văn phòng, Văn hoá -Xã hội, Công an, Quân sự) và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giao.

Điều 10. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Tàichính Kế toán:

1. Nhiệm vụ:

+ Xây dựng dự toán thu chi ngân sách trình cấp có thẩmquyền phê duyệt, giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện dự toánthu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính kháccủa xã.

+ Thực hiện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại xã, phường, thị trấn theo quy định.

+ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu,thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định của pháp luật.

+ Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.

+ Thực hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi; thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt và giao dịch đối với Kho bạc Nhà nướcvề xuất nhập quỹ.

+ Báo cáo tài chính, ngân sách đúng quy định.

2. Tiêu chuẩn:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Tài chính Kế toán trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tàichính - Kế toán; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trungcấp Tài chính - Kế toán trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhànước sau khi tuyển dụng. ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.

Điều 11. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Tưpháp - Hộ tịch.

1. Nhiệm vụ:

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo, ban hành cácvăn bản quản lý theo quy định của pháp luật; giúp Uỷ ban nhân dân cấp xãtổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh theo kế hoạchcủa Uỷ ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên;giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân xã,phường, thị trấn.

+ Giúp UBND cấp xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tự quảnxây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quy ước;thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và.đối tượng chính sách theoquy định của pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoàgiải. Phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố sơ kết, tổng kết công tác hoà giải, báo cáo với UBND cấp xã và cơ quan tư pháp cấp trên.

+ Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo các nhiệm vụ cụ thể được phân cấp quản lý và đúng thẩm quyền được giao.

+ Thực hiện việc chứng thực theo thẩm quyền đối với cáccông việc thuộc nhiệm vụ được pháp luật quy định.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện một số côngviệc về quốc tịch theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp ở xã,phường, thị trấn.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân xã về công tác thi hành ánh theonhiệm vụ cụ thể được phân cấp.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc phối hợp vớicác cơ quan, tổ chức liên quan quyết định việc giáo dục tại xã, phường,thị trấn.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký giaodịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, bất động sản gắn liền với đất theoquy định của pháp luật.

+ Chấp hành quy chế làm việc của cơ quan, các chế độquản lý hồ sơ tài liệu, chế độ báo cáo công tác theo quy định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ Tư pháp khác theo quy định củapháp luật.

2. Tiêu chuẩn:

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núihiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã;nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên. Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng. ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin họctrong công tác chuyên môn.

Điều 12. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Địa chính - Xây dựng

1. Nhiệm vụ:

+ Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của xã, phường, thị trấn.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình đăng ký đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục thì có tráchnhiệm chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địa chính đã được phê duyệt.

+ Thẩm tra, lập văn bản để Uỷ ban nhân dân cấp xã Uỷ ban nhân dân cấp trên quyết định về giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất,chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhạn quyền sử dụng đất đốivới hộ gia đình và cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó.

+ Thu thập tài liệu số liệu về số lượng đất đai; tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; kiểm tra việc thực hiệnquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt.

+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theothời gian và mẫu quy định.

+ Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới địa chính, bản đồ chuyên ngành, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai, số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, các mốc địa giới...

+ Tham mưu cho UBND cấp xã quản lý công tác xây dựng,giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.

+ Tuyên truyền, giải thích, hoà giải tranh chấp về đấtđai, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân về đất đai, để giúpUỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết, thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các trường hợp vi phạm đất đai để kiến nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã xử lý.

+ Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đođạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ địa giới hành chính, giải phóng mặt bằng.

+ Tham gia tuyên truyền, phổ biến về chính sách pháp luật đất đai.

2. Tiêu chuẩn:

+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Địa chính hoặc trung cấp Xây dựng trở lên. Với công chức đangcông tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn Địa chính hoặc xây dựng; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp Địa chính hoặc xây dựng trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính Nhà nước. ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.

Điều 13. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Vănphòng - Thống kê.

1. Nhiệm vụ:

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã xây dựng chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi thực hiện chương trình, lịch làm việc đó; tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp UBND trong việc chỉ đạo thực hiện.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân dự thảo văn bản trình cấp có thẩm quyền; làm báo cáo gửi lên cấp trên.

+ Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lậphồ sơ lưu trữ, biểu báo cáo thống kê; theo dõi biến động số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

+ Giúp Hội đồng nhân dân tổ chức kỳ họp, giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn khiếu nại của nhân dânchuyển đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoặc lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết.

+ Đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cho công việc của Uỷ ban nhân dân..+ Giúp Uỷ ban nhân dân về công tác thi đua khen thưởng ở xã, phường, thị trấn.

+ Giúp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu HĐND và UBND theo quy định của pháp luật và công tác được giao.

+ Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa Uỷban nhân dân với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế "một cửa".

2. Tiêu chuẩn:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp Hành chính, trung cấp Luật trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp của một trong ba ngành chuyên môn trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính). ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụcông tác chuyên môn.

Điều 14. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Văn hoá - Xã hội

1. Nhiệm vụ:

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âmmưu tuyên truyền phá hoại của địch; báo cáo thông tin về dư luận quần chúng về tình hình môi trường văn hoá ở địa phương lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hộitruyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình Văn hoá, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi truỵ dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức vận động để xã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ các đi tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương.

+ Hướng dẫn, kiểm tra đồi với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật trong hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao.

+ Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thương binh và xã hội trình Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch được phê duyệt.

+ Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sách lao động - thương binh và xã hội.

+ Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trìnhUỷ ban nhân dân xã giải quyết theo thẩm quyền.

+ Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấpcho người hưởng chính sách lao động, thương binh và xã hội..+ Phối hợp vớicác đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; quản lý các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và bảo trợ xã hội,việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng.

+ Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổngkết báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động - thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn.

2. Tiêu chuẩn:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạttrung cấp về văn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động - Thương binh và xã hội trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môntrên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các ngành chuyên môn nêu trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn cònthiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Sử dụng thành thạo các trang thiếtbị phù hợp với ngành chuyên môn. ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sửdụng được kỹ thuật tin học trong công tác.

Điều 15. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chứcTrưởng Công an xã.

1. Nhiệm vụ:

+ Tổ chức lực lượng công an xã, nắm chắc tình hình anninh trật tự trên địa bàn; tham mưu đề xuất với cấp uỷ Đảng, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và cơ quan công an cấp trên về chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan tới an ninh trật tự cho nhân dân, hướng dẫn tổ chứcquần chúng làm công tác an ninh, trật tự trên địa bàn quản lý.

+ Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm,các tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của công an cấp trên.

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, giữ trật tự công cộng và an toàn giao thông, quản lý vũ khí, chất nổ dễ cháy;quản lý hộ khẩu, kiểm tra các quy định về an ninh trật tự trên địa bàn theothẩm quyền.

+ Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; tổ chức việc quản lý, giáo dục đối tượng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Chỉ đạo việc bảo vệ môi trường, bắt người phạm tội quả tang, tổ chức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy tìm hành chính theo quy định của pháp luật; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lêncông an cấp trên; cấp cứu người bị nạn.

+ Tuần tra, bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng ở địa bàn theo hướng dẫn của Công an cấp trên..+Xây dựng nội bộ lực lượng công an xã, trong sạch, vững mạnh và thực hiện một số nội dung nhiệm vụ khác do cấp uỷ đảng, Uỷ ban nhân dân xã, công an cấp trên giao.

2. Tiêu chuẩn:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trí trở lên ở khu vực miền núi.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạttrình độ tương đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên. Với công chức đang công tác ỏ khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành công an, nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải được bồi dưỡng chương trình huấn luyện trưởng công an xã theo quy định của Công an cấp trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.

Điều 16. Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự

1. Nhiệm vụ:

+ Tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên.

+ Xây dựng kế hoạch xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị và pháp luật, huấn luyện quân sự, hoạt động chiến đấu, trị an của lực lượng dân quân; xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; huy động lực lượng dự bị động viên và các kế hoạch khác liên quan tới nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới công tác quốc phòng, quân sự trên địa bàn.

+ Phối hợp với lực lượng quân đội trên địa bàn huấn luyện quân dự bị theo quy định.

+ Tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý công dân trongđộ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác động viên, gọi thanh niên nhập ngũ.

+ Chỉ đạo dân quân phối hợp với công an và lực lượng khác thường xuyên hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tổ chức khắc phục thiên tai, sơ tán, cứu hộ, cứu nạn.

+ Phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn được giáo dục toàn dân ý thức quốc phòng quân sự và các văn bản pháp luật liên quan tới quốc phòng, quân sự.

+ Có kế hoạch phối hợp với các tổ chức kinh tế, Văn hoá, xã hội thực hiện nền quốc phòng gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

+ Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cho dân quân, tự vệ, quân nhân dự bị theo quy định.

+ Tổ chức thực hiện nghiêm chế độ quản lý sử dụng,bảo quản vũ khí trang bị, sẵn sàng chiến đấu; quản lý công trình quốc phòng theo phân cấp; thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn.

2. Tiêu chuẩn:

+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp lý luận chính trị trở lên ở khu vực miền núi.

+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn ngành quân sự; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước về quốc phòng cấp xã. Sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.

MỤC 3: TIÊU CHUẨN VỀ TIẾNG DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

Điều 17. Những cán bộ, công chức cấp xã công tác tại các nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải biết ít nhất tiếng của một dân tộc thiểu số.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Căn cứ các quy định tại Quyết định này và tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch thực hiện bản quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và phê duyệt bản kế hoạch nói trên.

Điều 19. Bản tiêu chuẩn này là căn cứ để chuẩn bị nhân sự cho cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và thực hiện Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Điều 20. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc thực hiện bản quy định này.Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc thì báo cáo về Bộ Nội vụđể nghiên cứu và giải quyết./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản