36389

Sắc lệnh số 255/SL về việc ấn định cách tổ chức và cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính trong vùng tạm thời bị địch kiểm soát hoặc uy hiếp do Chủ tịch nước ban hành

36389
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Sắc lệnh số 255/SL về việc ấn định cách tổ chức và cách làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính trong vùng tạm thời bị địch kiểm soát hoặc uy hiếp do Chủ tịch nước ban hành

Số hiệu: 255/SL Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước Người ký: Hồ Chí Minh
Ngày ban hành: 19/11/1948 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 255/SL
Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước
Người ký: Hồ Chí Minh
Ngày ban hành: 19/11/1948
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

SẮC LỆNH

SỐ 255-SL NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 1948

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu Sắc lệnh số 254-SL ngày 19-11-1948 tổ chức chính quyền nhân dân địa phương trong thời kỳ kháng chiến,

Xét tình thể hiện thời,

Theo đề nghị của Hội đồng Quốc phòng tối cao,

Sau khi Hội đồng Chính phủ quyết nghị và Ban thường vụ Trực Quốc hội thoả thuận,

RA SẮC LỆNH:

Điều 1

Trong những vùng tạm thời bị địch kiểm soát hay uy hiếp, cách tổ chức và cách làm việc của các HĐND và UBKCHC ấn định như sau này.

TIẾT THỨ NHẤT HĐND

Điều 2

1- Khi số hội viên HĐND còn lại quá một phần ba số đã định thì HĐND đó vẫn đủ thẩm quyền làm việc.

2- Nếu số hội viên HĐND còn lại không được quá một phần ba số đã định thì có thể chỉ định thêm hội viên để tiếp tục làm việc, theo thủ tục sau này:

- Cấp xã: những hội viên HĐND còn lại (kể cả những hội viên là uỷ viên trong UBKCHC xã) đề nghị lên huyện, huyện đề nghị lên tỉnh quyết định.

- Cấp tỉnh: những hội viên HĐND còn lại (kể cả những hội viên là uỷ viên trong UBKCHC tỉnh) đề nghị lên Liên khu, Liên khu lên Bộ Nội vụ quyết định.

Điều 3

Nếu những vùng bị địch tạm thời kiểm soát hay uy hiếp chưa có HĐND, thì có thể chỉ định ra một HĐND lâm thời, theo thủ tục sau này:

- Cấp xã: UBKCHC xã đề nghị lên Huyện, Huyện đề nghị lên Tỉnh quyết định.

- Cấp tỉnh: UBKCHC Tỉnh đề nghị lê Liên khu, Liên khu đề nghị lên Bộ Nội vụ quyết định.

Điều 4

Số hội viên trong HĐND lâm thời xã gồm từ 7 đến 15 người.

Số hội viên trong HĐND lâm thời tỉnh gồm từ 10 đến 20 người.

Số hội viên HĐND lâm thời mỗi cấp sẽ do cấp có quyền chỉ định ấn định.

Điều 5

Nếu có 1 hội viên trong HĐND lâm thời xin từ chức hoặc nếu vì một lẽ gì mà có chỗ khuyết trong HĐND lâm thời, thì việc cho từ chức hay thay thế các hội viên đó sẽ do cấp có quyền chỉ định quyết định.

TIẾT THỨ HAI UBKCHC

Điều 6

Trong những vùng tạm thời bị địch kiểm soát hay uy hiếp, nếu chưa có điều kiện thành lập UBKCHC, các uỷ viên UBKCHC sẽ chỉ định như sau:

- Uỷ viên cấp huyện, xã, thị xã: do UBKCHC Liên khu chỉ định theo đề nghị của UBKCHC tỉnh.

- Uỷ viên cấp tỉnh, thành phố: do HĐQPTC chỉ định, theo đề nghị của UBKCHC Liên khu.

Điều 7

Ở mỗi cấp, sẽ chỉ định 1 Chủ tịch, 1 Uỷ viên quân sự và từ 1 đế 5 uỷ viên khác.

Số uỷ viên có thể tuỳ nghị thay đổi theo hoàn cảnh địa phương, và sẽ do cấp có quyền chỉ định ấn định.

Điều 8

Việc phân công trong UBKCHC sẽ căn cứ vào hoàn cảnh và tình thế địa phương.

TIẾT THỨ BA ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 9

Việc tuyên bố áp dụng sắc lệnh này cho một vùng và tuyên bố tình trạng đó hết, theo thủ tục sau này:

1- Xã, thị xã, huyện: do UBKCHC Liên khu tuyên bố và báo cáo ngay lên Chính phủ.

2- Tỉnh: do HĐQPTC.

Điều 10

Các điều khoản áp dụng cho những vùng tạm thời bị địch kiểm soát hoặc uy hiếp, trái với Sắc lệnh này, đều bãi bỏ.

Điều 11

HĐQPTC và các vị Bộ trưởng các Bộ chiểu Sắc lệnh thi hành.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản