70919

Thông báo số 277/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với đài truyền hình Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

70919
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông báo số 277/TB-VPCP về việc kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với đài truyền hình Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 277/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 26/09/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 277/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 26/09/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 277/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2008

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Ngày 11 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và làm việc với Đài Truyền hình Việt Nam. Tham dự buổi làm việc của Thủ tướng có đại diện các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe báo cáo của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; ý kiến của các Bộ, cơ quan tham dự buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH.

1. Trong 38 năm qua (07/9/1970 - 07/9/2008), đặc biệt là trong những năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đài Truyền hình Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện cả về thời lượng phát sóng, phạm vi phủ sóng, nội dung chương trình, công nghệ, kỹ thuật:

Đến nay, tổng thời lượng phát sóng các chương trình quảng bá (VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5) đạt gần 120 giờ/ngày; phạm vi phủ sóng truyền hình mặt đất đạt gần 90% dân cư, truyền hình vệ tinh 100% dân cư; công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất chương trình, truyền dẫn sóng đã ngang tầm khu vực; từ chỗ chỉ có truyền hình tương tự mặt đất, đến nay đã phát triển mạnh truyền hình cáp, truyền hình số vệ tinh, truyền hình internet;

Thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng cao, đảm bảo nhanh nhạy, kịp thời, từng bước đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí và hưởng thụ văn hóa của mọi đối tượng khán giả, đem lại hiệu quả chính trị - kinh tế - xã hội rõ rệt. Đài Truyền hình Việt Nam là một kênh rất quan trọng và đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đến người dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước.

2. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của Đài Truyền hình Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và tính chuyên nghiệp ngày càng cao; giữ gìn được sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ.

3. Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp đi đầu trong việc đổi mới cơ chế tài chính và cơ chế hoạt động đạt kết quả tốt, tạo động lực cho Đài phát triển, từng bước thực hiện xã hội hóa trong sản xuất chương trình và tăng cường các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Từ chỗ ngân sách nhà nước phải bao cấp toàn bộ, đến nay, các nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ truyền hình đã đảm bảo cho Đài tự cân đối được các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và đóng góp cho ngân sách Nhà nước..

Bên cạnh những ưu điểm, những việc đã làm đuợc, Đài Truyền hình Việt Nam cần chủ động, tích cực khắc phục một số khuyết điểm, hạn chế như: Vẫn còn tình trạng thông tin chưa chính xác, thiếu kiểm chứng; một số vấn đề bức xúc, thu hút sự quan tâm của xã hội chưa được đề cập một cách thích đáng và còn thiếu những bài phân tích, bình luận sâu sắc để định hướng đúng dư luận xã hội; một số chương trình chưa hấp dẫn, không gây được ấn tượng với người xem; một số chương trình văn hóa, nghệ thuật còn dễ dãi, chưa đúng tầm và còn để xảy ra sai sót, gây phản ứng trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đài.v.v...

II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI.

1. Đài Truyền hình Việt Nam là một Đài quốc gia - cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, là cơ quan thuộc Chính phủ, do vậy, phải gương mẫu hoạt động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích và phải chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Mỗi cán bộ, viên chức của Đài cần nhận thức sâu sắc điều đó để quán triệt trong toàn bộ hoạt động của mình, đảm bảo cho Đài thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, thực sự là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, góp phần cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng cùng với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, quan liêu và thực hiện cải cách hành chính có hiệu quả.

2. Sức lan tỏa, sự tác động và hiệu quả thông tin đối với xã hội của các chương trình trên Đài Truyền hình Việt Nam rất nhanh, rất lớn, vì vậy, nội dung các chương trình của Đài cần đặc biệt quan tâm đến tính chính xác, tính chân thật, tính chính trị, tính nhân văn và tính văn hóa. Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng vào thông tin của Đài Truyền hình Việt Nam thì những người làm báo của Đài càng phải nêu cao trách nhiệm xã hội của mình, phải giữ uy tín cho mình, cho Đài và cũng chính là giữ cho Đảng, cho Nhà nước, cho chế độ.

Lãnh đạo Đài phải đặt trọng tâm vào việc chỉ đạo nâng cao chất lượng các chương trình, nhất là các chương trình thời sự, chính luận, các chuyênn mục về kinh tế - xã hội. Nội dung các chương trình trên Đài Truyền hình Việt Nam phải thường xuyên được đổi mới cả về nội dung và phương thức thể hiện, tạo được định hướng tốt đối với dư luận xã hội; cần tăng cường các diễn đàn truyền hình tương tác giữa các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trên các lĩnh vực với các tầng lớp nhân dân, với các nhóm xã hội; xây dựng cho được các chương trình, các chuyên mục có khả năng điều chỉnh và hướng dẫn được dư luận xã hội theo đúng đinh hướng của Đảng và Nhà nước; cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí của Đài cần được xây dựng, định huớng mang tầm vóc của một đài quốc gia, hướng tới mục tiêu giáo dục thẩm mỹ, lối sống văn hóa và xây dựng nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa với lịch sử ngàn năm văn hiến. Việc quảng cáo trên các kênh của Đài phải đảm bảo đúng các quy định hiện hành.

3. Đài Truyền hình Việt Nam được Chính phủ cho phép vận dụng cơ chế tự chủ tài chính, lao động, tiền lương như một doanh nghiệp, trước hết là để tạo điều kiện thuận lợi cho Đài phát triển xứng tầm với vị thế của một đài quốc gia, cơ quan ngôn luận quan trọng của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, trong mọi hoạt động của Đài, đặc biệt là trong việc xây dựng nội dung các chương trình, tuyệt đối không được để cơ chế thị trường cho phối, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, viên chức.

4. Đài cần tiếp tục củng cố về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên...có phẩm chất chính trị vững vàng, giỏi về nghiệp vụ, kiến thức chuyên ngành và ngoại ngữ, có tính chuyên nghiệp cao. Công tác xây dựng Đảng, quy trình tuyển dụng, quản lý phóng viên, biên tập viên và quy trìnhh bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cần được Đài quan tâm, thực hiện đúng quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM.

1. Về việc chỉ đao các Bộ, ngành xây dựng cơ chế cung cấp thông tin cho báo chí, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác và đúng định hướng:

Trên cơ sở sơ kết một năm thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng), sẽ tiếp tục bổ sung, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý, bất cập nhằm quy định bắt buộc các cơ quan hành chính nhà nước phải chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính thống cho báo chí, không để xảy ra tình trạng nhiễu thông tin, gây tâm lý hoang mang trong xã hội. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ kịp thời thông tin, định hướng dư luận xã hội khi cần thiết.

2. Về vấn đề xã hội hóa trong sản xuất các chương trình truyền hình:

Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo (công văn số 5945/VVPCP-KGVX ngày 10 tháng 9 năm 2008): Giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng ban hành Quy chế về việc liên kết sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, trình Thủ tướng trong tháng 10 năm 2008. Từ thực tiễn hoạt động, Đài Truyền hình Việt Nam cần nghiêm túc tổng kết, đánh giá, rút ra những kinh nghiệm cần thiết, đề xuất các kiến nghị cụ thể để xây dựng Quy chế này.

3. Về cơ chế tài chính cho Đài Truyền hình Việt Nam:

Cơ chế tài chính cho Đài phải đảm bảo nguyên tắc: Giúp Đài thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, vận dụng hợp lý các quy định của pháp luật hiện hành, nội dung cần rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan để thống nhất xử lý những vấn đề còn vướng mắc, sớm ban hành quy chế cụ thể để Đài triển khai thực hiện.

4. Về dự án Xây dựng đài phát hình khu vực tại Chăm pa sắc (Lào):

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và chủ động trao đổi với phía bạn Lào để tháo gỡ những vướng mắc, sớm triển khai thực hiện dự án theo quy định hiện hành.

5. Về việc thuê vệ tinh Vinasat 1:

Giao Bộ Thông tin và Truyền thông tập hợp ý kiến các cơ quan chức năng, các đơn vị có nhu cầu thuê vệ tinh Vinasat 1 để đề xuất cơ chế và giá thuê vệ tinh hợp lý, đảm bảo đưa vệ tinh vào khai thác có hiệu quả và không làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuê vệ tinh.

6. Về giải quyết tranh chấp hợp đồng gói thầu xây lắp Dự án Trung tâm Truyền hình Việt Nam:

Đây là tranh chấp hợp đồng quốc tế, do vậy, việc xử lý cần hết sức thận trọng, đảm bảo chặt chẽ về pháp lý. Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam nghiên cứu, xem xét kỹ các vấn đề tranh chấp, sớm giải quyết dứt điểm.

7. Về việc lập cơ quan thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại Mỹ:

Đây là việc làm cần thiết. Yêu cầu Văn phòng Chính phủ sớm trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Đài Truyền hình Việt Nam, các Bộ và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. 

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Ngoại giao, Nội vụ, Đài Truyền hình Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Các Vụ: TH, KTTH, TKBT,KTN, QHQT, TCCV, TTĐT;
- Lưu: VT, KGVX (05), HVB.40

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Nguyễn Xuân Phúc

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản