38340

Thông tư liên bộ 13-TT/LB năm 1992 hướng dẫn Thành phần Tín dụng của Chương trình Quốc tế EC cho việc tái hoà nhập người hồi hương Việt nam do Ngân hàng Nhà nước- Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành

38340
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư liên bộ 13-TT/LB năm 1992 hướng dẫn Thành phần Tín dụng của Chương trình Quốc tế EC cho việc tái hoà nhập người hồi hương Việt nam do Ngân hàng Nhà nước- Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành

Số hiệu: 13-TT/LB Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành: 10/08/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/08/1992 Số công báo: 15-15
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 13-TT/LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành: 10/08/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/08/1992
Số công báo: 15-15
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13-TT/LB

Hà Nội , ngày 10 tháng 8 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CUẢ BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  SỐ 13-TT/LB NGÀY 10-8-1992 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THÀNH PHẦN TÍN DỤNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUỐC TẾ EC CHO VIỆC TÁI HOÀ NHẬP NGƯỜI HỒI HƯƠNG VIỆT NAM

* Để đảm bảo thực hiện thắng lợi Chương trình Quốc tế EC cho việc tái hoà nhập người hồi hương Việt Nam, phù hợp với các điều khoản trong các văn bản "Thể thức Tổ chức" và "Thoả thuận Tài chính" đã được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam và đại diện của Cộng đồng Châu emdashu ngày 27-2-1992 và ngày 23-4-1992 tại Hà Nội.

* Để đảm bảo việc triển khai thành phần tín dụng Chương trình Quốc tế EC phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ Việt Nam, phát huy hiệu quả của trợ giúp quốc tế.

* Để đảm bảo tính nhân đạo và để thực hiện mục tiêu của Chương trình, lợi ích do thành phần tín dụng mang lại sẽ ưu tiên dành cho các đối tượng là người hồi hương và những người nghèo trong cộng đồng, giúp họ tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống.

Căn cứ theo các nguyên tắc nêu trên Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn như sau:

1. Chương trình Quốc tế EC lập quỹ tín dụng cho vay đối với người hồi hương và những người khác trong cộng đồng thông qua các ngân hàng thương mại như Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam... (sau đây gọi tắt là các Ngân hàng Chuyên doanh) và thông qua các tổ chức phi Chính phủ của Việt Nam như VACVINA, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... (sau đây gọi tắt là các Tổ chức phi Chính phủ) nhằm giúp cho người hồi hương và cộng đồng được vay vốn tạo việc làm, ổn định đời sống.

Việc triển khai hoạt động tín dụng với các Tổ chức phi Chính phủ sẽ được thực hiện trên cơ sở sự thoả thuận cụ thể giữa Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng chuyên doanh, Văn phòng Quản lý Chương trình Quốc tế EC và với các Tổ chức phi Chính phủ.

2. Phạm vi và đối tượng cho vay:

Phạm vi cho vay là hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, hợp tác xã và có thể dành một phần món vay cho xí nghiệp liên doanh giữa tư nhân với doanh nghiệp nhà nước.

Đối tượng được vay là những người hồi hương và những người trong cộng đồng.

3. Cơ cấu nguồn vốn được phân ra theo các mức vay và chi phí tối đa cho một chỗ làm việc mới tạo ra theo các mức vay tương ứng. Món vay nhỏ dành cho người nghèo tối thiểu phải chiếm 20% so với tổng số nguồn vốn cho vay.

4. Lãi suất vay được áp dụng theo biểu lãi suất hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Những người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ đúng hạn được giảm tối đa 50% số tiền lãi phải trả. Mức giảm lãi của các món vay nhỏ phải cao hơn các món vay lớn hơn để nâng đỡ người nghèo.

Đối với những người vay không trả nợ đúng hạn, đương nhiên không được hưởng lãi giảm, mà phải chịu phạt theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trường hợp người vay gặp rủi ro bất khả kháng được xoá nợ theo quy chế hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Phí giao dịch (bao gồm quản lý phí, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, trợ giúp thiết bị tăng cường chất lượng quản lý cho ngân hàng) tối đa không quá 6% tổng số tiền giải ngân, trong đó phí dịch vụ của các Ngân hàng Thương mại là 3%.

6. Các Ngân hàng Chuyên doanh, các Tổ chức phi Chính phủ, Văn phòng Quản lý Chương trình Quốc tế EC Trung ương, tuỳ theo trách nhiệm và quyền hạn của mình tiến hành ký kết các hợp đồng cụ thể nhưng không trái với các văn bản "Thể thức Tổ chức", "Thoả thuận Tài chính" và Thông tư này.

7. Ngân hàng Nhà nước, hệ thống Ngân hàng Chuyên doanh, các Tổ chức phi Chính phủ phải thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ để uống nắn các lệch lạc trong việc thực hiện chương trình tín dụng.

8. Ba tháng một lần các Ngân hàng Chuyên doanh, các Tổ chức phi Chính phủ phải báo cáo kết quả lên cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

9. Các Ngân hàng Chuyên doanh, các Tổ chức phi Chính phủ phải luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ thanh tra, kiểm tra của Chương trình hoàn thành tốt công tác được giao.

10. Trong quá trình hoạt động, nếu có khó khăn vướng mắc, các Ngân hàng Chuyên doanh, các Tổ chức phi Chính phủ, Văn phòng Quản lý Chương trình Quốc tế EC Trung ương cần kịp thời nêu các khuyến nghị gửi Bộ LĐTBXH và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét xử lý.

Cao Sĩ Kiêm

(Đã ký)

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản