20348

Thông tư 387-VH-TT năm 1962 hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng do Bộ Văn hóa ban hành

20348
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư 387-VH-TT năm 1962 hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp đối với cán bộ, nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng do Bộ Văn hóa ban hành

Số hiệu: 387-VH-TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá Người ký: Hoàng Minh Giám
Ngày ban hành: 21/06/1962 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/07/1962 Số công báo: 25-25
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 387-VH-TT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá
Người ký: Hoàng Minh Giám
Ngày ban hành: 21/06/1962
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/07/1962
Số công báo: 25-25
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HOÁ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 387-VH-TT

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 1962 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN LÀM CÔNG TÁC Ở RẠP CHIẾU BÓNG

Tính chất công tác của cán bộ và nhân viên ở rạp chiếu bóng thường phải làm việc về buổi tối và buổi sáng, khác với cơ quan hành chính của Nhà nước làm việc vào buổi sáng và buổi chiều. Những cán bộ và nhân viên ấy thường xuyên phải thức đêm, làm việc trong điều kiện rạp chật, người đông, nóng bức nhất, là trong những ngày chủ nhật hoặc ngày lễ thường phải làm việc từ 10 đến 16 giờ. Ngoài công tác chính của mình ra, cán bộ và nhân viên làm công tác ở rạp còn phải kiêm nhiệm thêm một vài việc phụ. Công tác của những nhân viên ấy không hoàn toàn tĩnh tại vì thường phải đi các cơ sở bán vé hoặc họp tổ bạn điện ảnh để tuyên truyền cổ đông phim ảnh trong nhân dân.

Căn cứ vào tính chất công tác của cán bộ và nhân viên ở rạp chiếu bóng nói trên; căn cứ vào điều 5 trong Quyết định số 240-VH/QĐ của Bộ Văn hóa ngày 11-05-1962 về việc quy định nhiệm vụ và thời giờ làm việc cho cán bộ và nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng; và sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Nội vụ tại công văn số 3101-LCĐ ngày 13-06-1962, Bộ quy định chế độ phụ cấp cho những cán bộ và nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng nhằm động viên khuyến khích cán bộ và nhân viên ấy công tác ngày càng tốt hơn.

Chế độ phụ cấp này dựa trên nguyên tắc:

1. Lao động nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít, lao động phức tạp hưởng cao hơn lao động giản đơn.

2. Thời gian lao động liên tục hưởng cao hơn thời gian lao động không liên tục.

Chế độ phụ cấp này quy định cụ thể như sau:

1. Đối với công nhân máy chiếu, thuyết minh, nhân viên chạy phim trong một ngày đã làm việc đủ 8 giờ rồi, nếu do yêu cầu công tác phải làm thêm giờ một trong ba công tác nghiệp vụ nói trên trong ngày hôm đó, mà không bố trí nghỉ bù được, đều được hưởng chế độ làm thêm giờ bằng cách lấy lương chính 1 tháng cộng với phụ cấp khu vực (nếu có) chia ra 26 ngày thành lương 1 ngày, rồi lại lấy lương 1 ngày chia ra 8 giờ thành lương 1 giờ, làm thêm giờ nào thì tính phụ cấp theo giờ ấy.

Ví dụ: Một thuyết minh lương chính 1 tháng là

45đ + 5đ40 tiền phụ cấp khu vực 12%      = 50đ40

                                      50đ40 : 26 ngày      = 1đ93

                                      1đ93   : 8                 = 0đ24

Cứ mỗi giờ làm thêm được tính phụ cấp 0đ24.

Trường hợp thuyết minh, công nhân máy chiếu, nhân viên chạy phim làm thêm giờ vào những công việc khác như bán vé, xé vé, đưa chỗ, v.v... thì hưởng phụ cấp làm thêm giờ, như điểm 3 quy định ở dưới đây.

2. Rạp trưởng phụ trách chung về mọi mặt công tác và chỉ đạo mọi bộ môn làm công tác nghiệp vụ của rạp. Ngoài thời giờ làm việc buổi sáng và buổi tối như các nhân viên ở trong rạp chiếu bóng, rạp trưởng còn phải thường xuyên làm thêm giờ  như đi họp và giao dịch với các cơ quan, đoàn thể ở địa phương v.v... nên quy định cho rạp trưởng được hưởng một khoản phụ cấp chia làm 3 mức là: 6%, 9%, 12% tiền lương chính hàng tháng.

Ví dụ: Rạp trưởng lương chính 1 tháng là 50đ, nếu được phụ cấp 12% tiền lương chính 1 tháng nữa thì được thêm 6đ (cụ thể là 50đ + 6đ = 56đ00).

Khoản phụ cấp cho rạp trưởng nói trên áp dụng như sau:

- Mức 6% là áp dụng cho các rạp trưởng ở các tỉnh, vì ở mỗi tỉnh hiện nay chỉ có 1 rạp chiếu bóng, và tính chất công tác cũng như thời giờ làm việc của rạp trưởng ấy tương tự giống nhau, nên không cần thiết phải quy định làm nhiều mức phụ cấp.

- Mức 9% và 12% là áp dụng cho các rạp trưởng ở Hà Nội, Hải Phòng, vì tính chất công tác và thời giờ làm việc của những rạp trưởng ấy thường vất vả khó nhọc hơn rạp trưởng ở các tỉnh.

Các Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, Hải Phòng sẽ căn cứ vào tính chất công tác và thời giờ làm việc của từng rạp mà định mức phụ cấp là 9% hoặc 12% cho từng rạp trưởng ở địa phương mình được hợp lý.

- Khoản phụ cấp cho rạp trưởng nói trên là áp dụng trong những tháng mà rạp trưởng làm việc thực sự tại rạp; còn những tháng mà rạp trưởng nghỉ việc hoặc làm việc thất thường thì không được hưởng khoản phụ cấp này.

- Trường hợp cán bộ nhân viên sau khi có quyết định chính thức đề bạt làm rạp trưởng, thì áp dụng công văn số 4603-LCĐ của Bộ Nội vụ ngày 28-09-1961 về việc xếp lương cho cán bộ và căn cứ vào Quyết định số 326-VH-QĐ ngày 08-07-1960 của Bộ Văn hóa về việc quy định các bảng lương chức vụ cho cán bộ, viên chức đang làm công tác nghiệp vụ trong các ngành thuộc Bộ Văn hóa và những rạp trưởng ấy đều được hưởng lương mới bắt đầu từ tháng có quyết định đề bạt.

3. Nhân viên bán vé, xé vé, đưa chỗ trong một ngày đã làm việc đủ 8 giờ rồi, nếu phải làm thêm giờ trong ngày hôm đó, mà không nghỉ bù được, thì cứ mỗi giờ làm thêm, mỗi nhân viên ấy được phụ cấp là 0đ20.

4. Nhân viên chạy phim ở các rạp chiếu bóng Hà Nội, Hải Phòng, mỗi người trong một tháng được cấp phiếu gạo loại 18 cân, vì những nhân viên ấy phải mất nhiều sức trong thời gian chạy phim liên tục và thường xuyên nên được coi như công nhân làm việc ở các ngành nghề nặng nhọc có ảnh hưởng đến sức khỏe; còn nhân viên chạy phim của các rạp chiếu bóng ở các tỉnh được cấp phiếu gạo loại 15 cân vì thời gian và đoạn đường chạy phim thường ít và ngắn hơn những nhân viên chạy phim ở các rạp chiếu bóng Hà Nội, Hải Phòng. Nhưng nếu thời gian và đoạn đường chạy phim ít và ngắn quá không phải mất nhiều sức, hoặc chạy phim không liên tục và thường xuyên, thì những nhân viên chạy phim ấy chỉ được cấp phiếu gạo theo tiêu chuẩn bình thường như các nhân viên khác.

Mỗi nhân viên chạy phim ở rạp cũng như ở bãi tương đối cố định được cấp 1 áo mưa bằng vải bạt, 1 tấm vải bạt khổ rộng 1 thước 2, dài 2 thước, dùng để bảo vệ phim ảnh trong khi di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Mỗi thuyết minh ở rạp cũng như ở bãi tương đối cố định được cấp 1 cái ca uống nước. Những vật dụng nói trên thuộc về của công, nhân viên nào không làm công tác thuyết minh hoặc công tác chạy phim nữa sẽ giao lại những vật dụng đó cho rạp, hoặc cho bãi, không được mang đi sử dụng riêng.

5. Cán bộ và nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng nếu phải làm thêm giờ cần được nghỉ bù để bảo đảm sức khỏe phục vụ cho công tác được lâu dài, nếu không nghỉ bù được, mới trả lương hoặc phụ cấp làm thêm giờ như những điểm đã quy định ở trên.

6. Chế độ phụ cấp này áp dụng cho tất cả cán bộ, nhân viên làm công tác ở rạp chiếu bóng quốc doanh và công tư hợp doanh. Còn cán bộ và nhân viên công tác ở các bãi chiếu bóng tương đối cố định ở Hà Nội, Hải Phòng cũng được áp dụng theo thông tư này.

7. Thông tư này thi hành kể từ ngày 01-07-1962.

Tất cả các chế độ, làm thêm giờ cũ do các rạp chiếu bóng áp dụng trước đến nay đều bãi bỏ.

Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Giám đốc Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng, các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh, các Sở, Ty Tài chính, các Sở, Ty văn hóa, các rạp chiếu bóng, các bãi chiếu bóng Hà Nội, Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành thông tư này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA
 
 


Hoàng Minh Giám

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản