25364

Công văn số 1141/CP-QHQT ngày 24/09/2002 của Chính phủ về việc báo cáo tiền khả thi Dự án vay vốn WB

25364
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 1141/CP-QHQT ngày 24/09/2002 của Chính phủ về việc báo cáo tiền khả thi Dự án vay vốn WB

Số hiệu: 1141/CP-QHQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 24/09/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1141/CP-QHQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 24/09/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1141/CP-QHQT
V/v Báo cáo tiền khả thi Dự án vay vốn WB

 

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2002

 

Kính gửi:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo,
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 

Xét đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo (các Tờ trình số 4037/TH ngày 14 tháng 5 năm 2002 và số 4172/TH ngày 3 tháng 6 năm 2002) ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5052/BKH/VPTĐ ngày 8 tháng 8 năm 2002) về việc phê duyệt Báo cáo tiền khả thi Dự án “Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” dự kiến vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Phê duyệt Báo cáo tiền khả thi Dự án “Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 5052/BKH/VPTĐ ngày 8 tháng 8 năm 2002 về mục tiêu, phạm vi và đối tượng, nội dung, tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn của Dự án, có tính đủ các hạng mục vốn đối ứng cho Dự án theo quy định hiện hành.

2. Trong quá trình xây dựng Báo cáo khả thi của Dự án, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan cần lưu ý những vấn đề sau:

- Mục tiêu chính của Dự án là góp phần hạn chế tới mức tối đa số trẻ em ở độ tuổi 6 đến 14 tuổi không có khả năng hoàn thành bậc tiểu học thông qua việc tạo môi trường học tập thuận lợi, trong đó chú trọng tới nâng cấp và xây dựng hệ thống giáo dục tiểu học ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, và xây dựng các trường tiểu học tại các vùng này đạt mức chất lượng trường cơ bản, tiến tới đạt mức trường chuẩn quốc gia.

- Vấn đề cải thiện môi trường giáo dục, bồi dưỡng năng lực giảng dạy của giáo viên phải là những nội dung có tính đặc thù của Dự án ở những vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc.

- Đây là Dự án có vốn đầu tư lớn, khi xây dựng Báo cáo khả thi cần rất cụ thể, đặc biệt cần có sự phối hợp, lồng ghép chặt chẽ giữa Dự án này với các chương trình, dự án đầu tư hiện có của Chính phủ tại các xã đặc biệt khó khăn chương trình xóa bỏ phòng học tạm, phòng học ca 3 và chương trình kiên cố hóa trường lớp học để tránh trùng lặp các hoạt động, tiết kiệm được chi phí đầu tư.

- Định mức giá cả tính theo đơn giá Việt Nam tại thời điểm ở vùng thực hiện Dự án. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư đã được phê duyệt trong Báo cáo tiền khả thi, cần cân nhắc kĩ các nội dung Dự án để đưa ra tổng mức đầu tư và phân bổ vốn đầu tư hợp lí cho từng nội dung; giảm tối đa các chi phí tư vấn, chi phí chuyên gia nước ngoài và các chi phí quản lý và hỗ trợ quản lý thực hiện dự án không thực sự cần thiết. Cần nỗ lực tối đa huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, giảm bớt vốn vay nước ngoài để thực hiện các nội dung mang nhiều tính xã hội và nhân đạo.

- Những điểm mới của hoạt động Dự án như quỹ hỗ trợ phổ cập giáo dục tiểu học, nhân viên hỗ trợ giáo viên..., cần được làm thí điểm để rút kinh nghiệm trước khi triển khai rộng rãi.

- Thời gian thực hiện Dự án có thể rút xuống còn 4 năm kể từ khi Dự án có hiệu lực thực hiện./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Gia Khiêm

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản