23484

Công văn số 1147/BTM-CATBD ngày 29/03/2002 của Bộ Thương mại về việc báo cáo tình hình hợp tác với Thái Lan

23484
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 1147/BTM-CATBD ngày 29/03/2002 của Bộ Thương mại về việc báo cáo tình hình hợp tác với Thái Lan

Số hiệu: 1147/BTM-CATBD Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 29/03/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1147/BTM-CATBD
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 29/03/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1147/BTM-CATBD
V/v: Báo cáo tình hình hợp tác với Thái Lan

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2002

 

Kính gửi:

- Văn phòng Chính phủ
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Phúc đáp công văn số 1551 BKH/KTĐN, ngày 14 tháng 3 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo tình hình hợp tác thương mại với Thái Lan, chuẩn bị cho kỳ họp Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác Việt Nam - Thái Lan, Bộ Thương mại xin báo cáo cụ thể như sau:

1. Đánh giá chung và tình hình thực hiện thoả thuận của UBHH lần thứ 6.

Kể từ thời gian họp UBHH lần thứ 6 (tháng 6/1999), quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước cũng có những bước phát triển đáng kể. Năm 1999 kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 869 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 313 triệu và nhập khẩu đạt 556 triệu USD, năm 2000 kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức kỷ lục 1,2 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 389 triệu USD và nhập khẩu 813 triệu USD. Sang năm 2001 hai nước gặp không mấy thuận lợi so với năm 2000. Kim ngạch hai chiều năm 2001 đạt 1,12 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 323 triệu USD và nhập khẩu 802 triệu USD. Nhìn chung kim ngạch có giảm nhưng không nhiều. Nguyên nhân nào dẫn đến sự giảm sút kim ngạch này? Một là, sang năm 2001 Thái Lan có những chính sách hạn chế nhập khẩu nói chung. Hai là, một số mặt hàng ta nhập khẩu nhiều từ Thái Lan như xe máy giảm (năm 2000 là 168 triệu USD, năm 2001 còn 119 triệu USD), mặt hàng Clinker năm 2001 ta không nhập khẩu nữa vì Việt Nam đã sản xuất được và đáp ứng nhu cầu trong nước. Ngoài ra, có sụt giá của một số nông sản nên kim ngạch xuất khẩu của ta có phần giảm so với năm 2000, mặc dù số lượng xuất khẩu không giảm thậm chí tăng. Nhìn chung về kim ngạch hai chiều hai bên đã đạt được mục tiêu của kỳ họp UBHH lần thứ 6 đề ra là 1,2 tỷ USD vào năm 2000.

Về việc thúc đẩy xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên sang Thái Lan, Việt Nam đã thúc đẩy xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan từ năm 1999 - 2000 từ 45 triệu lên 73 triệu USD, nhưng sang năm 2001 lại giảm còn 39 triệu USD vì giá dầu giảm.

Về cơ chế hàng đổi hàng, ta đã đề nghị phía Thái Lan hợp tác triển khai nhưng phía Thái Lan không hưởng ứng. Thực tế cơ chế này cũng khó thực hiện vì cơ chế ở mỗi nước khác nhau.

Về trao đổi thông tin gạo giữa hai nước, trong thời gian từ 2000-2001 và đầu năm 2002 hai bên đã cử một số đoàn về gạo sang làm việc ở mỗi nước và hai bên đã ký MOU về hợp tác trên nhiều lĩnh vực như thông tin, phối hợp marketing... Tác dụng của hợp tác gạo là nhằm vào làm thất bại các hoạt động ép giá của giới đầu cơ trung gian quốc tế. Giá gạo quốc tế đã ổn định và tăng so với thời kỳ chưa nêu rõ hình ảnh hợp tác quốc tế giữa hai nước.

Về đầu tư, kể từ năm 1999 đến nay Thái Lan có 31 dự án đầu tư vào Việt Nam theo các năm 1999-2000-2001 và 2002 thứ tự là 13; 8; 9 và 1 dự án. So với năm 1998, số lượng các dự án đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam có tăng. Trong các cuộc gặp cấp cao và giữa các doanh nghiệp hai bên đều đề cập đến các biện pháp tăng cường đầu tư Thái Lan vào Việt Nam bằng cách đơn giản hóa các thủ tục và tháo gỡ những khó khăn trong chính sách của cả hai nước nhằm hấp dẫn hơn nữa các nhà đầu tư. Theo thoả thuận tại cuộc họp UBHH lần thứ 6 thì hiện nay hai bên đã thúc đẩy lĩnh vực đầu tư chế biến lương thực thực phẩm vào Việt Nam nhưng chưa nhiều. Kể từ năm 1999 đến nay, Thái Lan có 1 dự án chế biến thực phẩm, 3 dự án chế biến lương thực trong số 31 dự án đầu tư vào Việt Nam.

2. Một số hợp tác khác:

Về công tác xúc tiến thương mại chung, phía Thái Lan hàng năm có tài trợ cho Việt Nam 4 gian hàng, dự kiến tài trợ này sẽ tiếp tục đến năm 2003. Các cuộc triển lãm này đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và hưởng ứng. Phía Thái Lan đã tích cực chuyển cho Việt Nam danh mục 19 mặt hàng trong chương trình ưu đãi AISP nhằm khuyến khích Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này vào Thái với mức ưu đãi thuế nhập khẩu từ 0 đến 5%, có hiệu lực từ 1/1/2002, trong khi đó, 5 nước ASEAN cũ còn lại vẫn chưa chuyển danh sách này cho Việt Nam.

3. Những kiến nghị tại cuộc họp UBHH lần thứ 7

3.1. Hai bên tích cực hợp tác trong việc mở rộng thị trường thứ ba cho hàng của mỗi nước thông qua việc thúc đẩy hoạt động của Tiểu ban Thương mại và Văn phòng Thương vụ của mỗi bên.

3.2. Tìm cách phát huy hơn nữa dạng hợp tác quốc tế gạo, mở ra thêm nhiều mặt hàng khác với yêu cầu giữa ổn định và tăng gia quốc tế.

3.2. Hai bên phối hợp tổ chức các cuộc seminars “Vietnam-Thailand Partnerrship” ở mỗi nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ và trao đổi cơ hội ký kết hợp đồng mua bán. Đề nghị phía Thái Lan hỗ trợ Việt Nam về kinh phí và tổ chức để Việt Nam giới thiệu chính sách xuất nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam cho các doanh nghiệp Thái Lan.

3.3. Đề nghị phía Thái Lan hỗ trợ Việt Nam đưa hàng lên triển lãm và bán ở các tỉnh biên giới Thái-Lào, Thái-Minama.

 

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản