23906

Công văn số 1648/AM-TM ngày 02/05/2002 của Bộ Thương mại về việc Điều lệ Uỷ ban hỗn hợp Việt Mỹ

23906
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 1648/AM-TM ngày 02/05/2002 của Bộ Thương mại về việc Điều lệ Uỷ ban hỗn hợp Việt Mỹ

Số hiệu: 1648/AM-TM Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 02/05/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1648/AM-TM
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 02/05/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1648/AM-TM
V/v: Điều lệ Uỷ ban Hỗn hợp Việt Mỹ

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2002

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

Để chuẩn bị cho việc thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam -Hoa Kỳ nhằm rà soát việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa kỳ và thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, phía Hoa Kỳ đã đưa ra đề xuất về Điều lệ Uỷ ban Hỗn hợp kèm theo thư của Đại sứ Hoa Kỳ gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại ngày 13 tháng 3 năm 2002 (bản sao được gửi kèm theo đây).

Để lời văn Điều lệ chặt chẽ hơn, Bộ Thương mại đề xuất khả năng chính sửa một số câu chữ trong Điều lệ do phía Hoa Kỳ dự thảo. Cụ  thể là thay chữ "rà soát" ("review") trong Mục 1 bằng từ "tăng cường" ("strengthen") và bỏ Câu 2 của Mục 4 (Phương án 1 kèm theo).

Trong trường hợp không thoả thuận được, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho chấp thuận bản dự thảo Điều lệ do phía Hoa Kỳ đề xuất vì các nội dung cơ bản của dự thảo này đã phù hợp với quy định của Hiệp định (phương án 2).

Bộ Thương mại kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và sớm cho quyết định để làm căn cứ phản hồi đề xuất của phía Hoa Kỳ./.

 

K/T BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lương Văn Tự

 

 

ĐỀ XUẤT CỦA VIỆT NAM

PHƯƠNG ÁN 1

Ghi chú:

- Phần in nghiêng gạch giữa là nội dung câu chữ trong đề xuất của Hoa Kỳ phía Việt Nam đề xuất bỏ hoặc sửa đổi.

- Phần in nghiêng đậm là phần sửa đổi do Việt Nam đề xuất.

Dự thảo: Điều lệ Uỷ ban theo đề xuất của Việt Nam

TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA UỶ BAN HỖN HỢP

1. Theo Điều 5 của Hiệp định giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và  Chính phủ Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Quan hệ Thương mại ("Hiệp định") được ký vào ngày 13 tháng 7, 2000 và có hiệu lực từ 10/12/2001, Uỷ ban hỗn hợp về Phát triển các Quan hệ Kinh tế và Thương mại được thành lập để giám sát việc thực thi Hiệp định và cải thiện tăng cường quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ  và Việt Nam.

2. Uỷ ban Hỗn hợp do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam làm đồng chủ tịch hoặc những người được họ chỉ định lựa chọn, và có các thành viên là đại diện từ những cơ quan hữu quan liên quan đến việc thực thi Hiệp định.

3. Uỷ ban Hỗn hợp sẽ họp thường niên để rà soát việc thực thi chung của Hiệp định. Uỷ ban Hỗn hợp cũng sẽ được triệu tập trong vòng 30 ngày theo yêu cầu bằng văn bản của bất kỳ Bên nào và sẽ được tổ chức tại lãnh thổ của phía Bên kia hoặc tại một địa điểm do các Bên quyết định. Địa điểm họp sẽ được luân phiên giữa Hà Nội và Washington D.C, trừ khi các Bên có thoả thuận khác.

4. Liên quan đến cuộc họp của Uỷ ban Hỗn hợp, nếu được yêu cầu, các Bên sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, để có thể đánh giá đầy đủ việc thực thi Hiệp định. Nếu một Bên cung cấp thông tin mật (bao gồm thông tin có tính ở hữu) liên quan đến cuộc họp của Uỷ ban Hỗn hợp, Bên kia sẽ xử lý thông tin đó như cách thức Bên cung cấp thông tin xử lý.

5. Trách nhiệm của Uỷ ban Hỗn hợp sẽ bao gồm:

A. Theo dõi và đảm bảo việc thực thi Hiệp định, xem xét các phương thức cải thiện quan hệ thương mại giữa các Bên, và đưa ra các khuyến nghị để đạt được các mục tiêu của Hiệp định;

B. Đảm bảo một sự cân bằng thoả đáng các thoả nhượng trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định;

C. Là một kênh thích hợp để các Bên tiến hành tham vấn theo yêu cầu của một Bên để thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc giải thích hoặc thực thi Hiệp định;

D. Tìm kiếm và đề xuất khả năng nâng cao và đa dạng các quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Và

E. Xác định và ưu tiên sự trợ giúp kỹ thuật liên quan tới việc thực thi các quy định của Hiệp định.

ĐỀ XUẤT CỦA HOA KỲ

Dự thảo: Điều lệ Uỷ ban theo đề xuất của Hoa Kỳ

TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA UỶ BAN HỖN HỢP

1. Theo Điều 5 của Hiệp định giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hoà xã hội của nghĩa Việt Nam về Quan hệ Thương mại ("Hiệp định") được ký vào ngày 13 tháng 7, 2000 và có hiệu lực từ 10/12/2001, Uỷ ban hỗn hợp về Phát triển các Quan hệ Kinh tế và Thương mại được thành lập để giám sát việc thực thi Hiệp định và cải thiện  quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ  và Việt Nam.

2. Uỷ ban Hỗn hợp do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và Bộ trưởng Thương mại Việt Nam làm đồng chủ tịch hoặc những người được họ chỉ định lựa chọn, và có các thành viên là đại diện từ những cơ quan hữu quan liên quan đến việc thực thi Hiệp định.

3. Uỷ ban Hỗn hợp sẽ họp thường niên để rà soát việc thực thi chung của Hiệp định. Uỷ ban Hỗn hợp cũng sẽ được triệu tập trong vòng 30 ngày theo yêu cầu bằng văn bản của bất kỳ Bên nào và sẽ được tổ chức tại lãnh thổ của phía Bên kia hoặc tại một địa điểm do các Bên quyết định. Địa điểm họp sẽ được luân phiên giữa Hà Nội và Washington D.C, trừ khi các Bên có thoả thuận khác.

4. Liên quan đến cuộc họp của Uỷ ban Hỗn hợp, nếu được yêu cầu, các Bên sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, để có thể đánh giá đầy đủ việc thực thi Hiệp định. Nếu một Bên cung cấp thông tin mật (bao gồm thông tin có tính ở hữu) liên quan đến cuộc họp của Uỷ ban Hỗn hợp, Bên kia sẽ xử lý thông tin đó như cách thức Bên cung cấp thông tin xử lý.

5. Trách nhiệm của Uỷ ban Hỗn hợp sẽ bao gồm:

A. Theo dõi và đảm bảo việc thực thi Hiệp định, xem xét các phương thức cải thiện quan hệ thương mại giữa các Bên, và đưa ra các khuyến nghị để đạt được các mục tiêu của Hiệp định;

B. Đảm bảo một sự cân bằng thoả đáng các thoả nhượng trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định;

C. Là một kênh thích hợp để các Bên tiến hành tham vấn theo yêu cầu của một Bên để thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc giải thích hoặc thực thi Hiệp định;

D. Tìm kiếm và đề xuất khả năng nâng cao và đa dạng các quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Và

E. Xác định và ưu tiên sự trợ giúp kỹ thuật liên quan tới việc thực thi các quy định của Hiệp định.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản