39946

Công văn về việc phương án vay-trả nợ

39946
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn về việc phương án vay-trả nợ

Số hiệu: 30/HĐTĐ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư Người ký: Đậu Ngọc Xuân
Ngày ban hành: 09/07/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 30/HĐTĐ
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư
Người ký: Đậu Ngọc Xuân
Ngày ban hành: 09/07/1996
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 30/HĐTĐ

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 1996

 

CÔNG VĂN

CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỐ 30/HĐTĐ NGÀY 09 THÁNG 07 NĂM 1996 VỀ VIỆC PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ

 

Trong các dự án đầu tư, thường có phần vay vốn, nhất là vay vốn nước ngoài. Chính phủ yêu cầu các Chủ dự án khi vay nhất thiết phải có phương án trả nợ, coi phương án trả nợ là một bộ phận không thể thiếu của Luận chứng khả thi.

Để giúp các Chủ đầu tư xây dựng Phương án vay - trả nợ, Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư có hướng dẫn chung sau đây, trên cơ sở đó Chủ đầu tư sẽ vận dụng tính toán cho từng dự án cụ thể.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị các Chủ đầu tư trao đổi với Tổ chuyên viên của Hội đồng thẩm định Nhà nước tại Văn phòng Chính phủ.

 

Đậu Ngọc Xuân

(Đã ký)

 

 

 

Phương án vay - trả nợ của dự án đầu tư
(Kèm theo Công văn số 30/HĐTĐ ngày 9/7/1996 của Hội đồngThẩm định Nhà nước)

I. HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN:

Khi dự án có các chỉ số NPV, IRR đạt được mức nhất định trở lên thì dự án được coi là có hiệu quả. Nhưng hiệu quả này là kết quả hoạt động của cả đời dự án, trong khi việc trả nợ của dự án thường chỉ đóng khung trong một số năm, cho nên mặc dầu dự án có hiệu quả, nhưng chưa nói lên khả năng trả nợ. Vì vậy, cần xây dựng một phương pháp tính toán nói lên khả năng trả nợ của dự án.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ:

Ở mỗi thời điểm trả nợ, nguồn trả nợ ít nhất phải bằng nghĩa vụ nợ phải trả ở thời điểm đó.

A/ Nghĩa vụ trả nợ (Nvno) bao gồm: Lãi vay (LV) + Nợ gốc (NG)

Nghĩa vụ trả nợ được tính cho từng năm dựa trên những quy định trong hợp đồng vay nợ. Nghĩa vụ trả nợ từng năm bằng số nợ gốc (NG) phải trả từng năm cộng với Lãi suất (Ls) quy định trong hợp đồng vay nhân với số nợ gốc còn lại (NGt) ở thời điểm trả nợ:

Nvno = NG + (Ls x NGt)

Ví dụ: Ngày 1/1/96 vay 1.000.000 $ với lãi suất 10%/năm, yêu cầu trả nợ gốc làm 5 lần trong 5 năm, lần trả đầu tiên là ngày 1/1/97. Như vậy, nghĩa vụ trả nợ tại 1/1/97 là:

Nợ gốc (NG) 200.000 $ (1.000.000 $: 5)

Lãi vay (Ls x NGt) 100.000 $ (10% x 1.000.000 $)

Nghĩa vụ trả nợ (Nvno) 300.000 $ (200.000 $ + 100.000 $)

Trong quá trình kinh doanh, sau khi đã bắt đầu trả từng phần nợ gốc, thì số nợ gốc còn lại sẽ giảm dần và trị số lãi vay ở từng thời điểm cũng sẽ giảm tương ứng. Cũng ví dụ trên, nghĩa vụ trả nợ ở thời điểm 1/1/98 như sau:

- Số nợ gốc còn lại ở thời điểm 1/1/98 là

800.000 $ (1.000.000 $ - 200.000 $)

- Lãi vay ở thời điểm 1/1/98 là 80.000 $ (10% x 800.000 $)

- Nghĩa vụ trả nợ ở thời điểm 1/1/98 là

280.000 $ (80.000 $ + 200.000 $)

B/ Nguồn trả nợ (Tno):

1. Nguồn trả nợ trong thời gian xây dựng: Có trường hợp dự án đang trong thời gian xây dựng, chưa có nguồn thu, nhưng đã phải trả lãi vay (có khi phải trả cả một phần vốn gốc). Để tránh khó khăn này, khi đàm phán hợp đồng vay vốn, phải cố gắng thương lượng để thời gian ân hạn dài hơn thời gian xây dựng; lãi vay trong thời gian xây dựng được tính thêm vào vốn vay và sẽ được trả dần khi dự án bắt đầu kinh doanh. Nếu không được chấp nhận, người đi vay nhất thiết phải có một phần vốn tự có hoặc tìm nguồn vay khác.

2. Nguồn trả nợ trong thời gian kinh doanh:

Khấu hao cơ bản (KH) + Lãi vay (LV) + Lợi tức sau thuế (LT)

a) Khấu hao cơ bản (KH): Theo quy định của Bộ Tài chính, các loại tài sản khác nhau có mức khấu hao khác nhau. Hiện nay mức khấu hao nhà xưởng, công trình kiến trúc thường không lớn hơn 5%/năm; mức khấu hao thiết bị, dây chuyền sản xuất thường không lớn hơn 15%/năm... Căn cứ Luận chứng khả thi, tài sản của Dự án được chia ra làm nhiều loại có tỷ lệ khấu hao khác nhau; tính gộp các loại khấu hao sẽ thành tổng số khấu hao của dự án tại từng thời điểm. Ví dụ:

- Giá trị nhà xưởng, công trình kiến trúc: 500.000$, tỷ lệ khấu hao 5% thì mức khấu hao hàng năm là 25.000 $ (500.000 $ x 5%).

- Thiết bị công nghệ: 400.000$, tỷ lệ khấu hao 15% thì mức khấu hao hàng năm là 60.000$ (400.000 $ x 15%)

- Các khoản khác: 100.000$, tỷ lệ khấu hao 20% thì mức khấu hao hàng năm là 20.000$ (100.000 x 20%)

- Tổng mức KH hàng năm của tất cả các loại tài sản là 105.000 $ (25.000 $ + 60.000 $ + 20.000 $).

Trong khuôn khổ pháp luật cho phép, chủ đầu tư có thể áp dụng mức khấu hao cao nhất trong những năm đầu để tăng thêm nguồn trả nợ. Trong trường hợp đặc biệt, kiến nghị Nhà nước cho phép nâng cao một cách hợp lý mức khấu hao theo quy định.

Khi tính khấu hao, không chỉ tính mức khấu hao của một năm trả nợ trước mắt, mà phải tính cho từng năm trong suốt cả thời gian trả nợ.

Khi mức khấu hao bằng nợ gốc phải trả (KH=NG) ở mỗi thời điểm trả nợ, thì khả năng trả nợ được bảo đảm. Ví dụ: mức khấu hao cho phép là 5%, 15% và 20%, bình quân tỷ lệ khấu hao là 7-8%/năm thì thời gian khấu hao của dự án là 12-14 năm. Nếu dàn xếp được thời gian trả nợ là 16-18 năm (kể cả 2-3 năm xây dựng) thì chỉ cần dùng khấu hao cùng lãi vay đã được tính trong chi phí sản xuất, là đủ nguồn trả nợ. Nhưng nếu thời gian trả nợ chỉ khoảng 8-10 năm (kể cả thời gian xây dựng) thì việc trả nợ sẽ khó khăn.

b) Lãi vay: Lãi vay đã được xác định trong hợp đồng vay nợ. Theo quy định, lãi vay được tính vào chi phí sản xuất; do đó được phép trích từ chi phí sản xuất để tạo nguồn trả nợ.

c) Lợi tức sau thuế (LT): LT = Doanh thu - Chi phí - Thuế lợi tức Doanh thu: Hai yếu tố tạo nên doanh thu là số lượng sản phẩm làm ra, tức công suất sử dụng xí nghiệp và giá bán sản phẩm.

- Khi dự báo công suất sử dụng hàng năm, cần dựa vào các nhân tố: thực trạng máy móc thiết bị; điều kiện vật tư, năng lượng, vận tải; tình hình lao động, quản lý; khả năng thị trường tiêu thụ, tức quan hệ cung cầu... Theo kinh nghiệm, mức sử dụng công suất của những năm đầu thường thấp sau đó tăng dần 75%, 80%, 85%, 90%, 95%, ít khi đạt mức công suất thiết kế 100% trong suốt thời gian dài.

- Về giá bán sản phẩm, mỗi sản phẩm có một "đời sống" hay chu kỳ tăng giảm riêng. Do vậy, cần lấy giá bán trung bình của nhiều năm trước đó (thường 10-15 năm) và dự báo biến động trong thời gian tới, để xác định mức giá bán. Trong trường hợp không có giá sản phẩm trong quá khứ thì có thể suy đoán biến động của nó qua biến động giá của nguyên liệu chính tạo nên sản phẩm đó (Ví dụ: giá bán nhiệt điện biến động theo giá than, giá khí hoặc giá dầu FO. Giá đồ gỗ phụ thuộc vào giá gỗ nguyên liệu...).

- Nhiều dự án đầu tư được tính toán hiệu quả bằng đồng đôla. Bản thân đồng đôla cũng bị lạm phát thường là 2,5-3%/năm. Nhưng giá bán sản phẩm nhiều khi không tăng lên tương ứng với tỷ lệ lạm phát; ngược lại, có khi còn phải giảm giá bán do nhân tố cạnh tranh. Tuy vậy, để tiến gần hơn với các biến động của thị trường, trong tính toán nên áp dụng tỷ lệ lạm phát đối với giá bán (tăng theo từng năm) của một số mặt hàng, nguyên liệu chính. Trường hợp không có cơ sở dự đoán tỷ lệ lạm phát hoặc không thể tăng giá bán sản phẩm tương ứng với tỷ lệ lạm phát thì có thể áp dụng giá cố định của năm lập dự án.

- Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền thường hay thay đổi, có trường hợp thay đổi khá lớn như giữa đồng Yên Nhật và đồng đôla Mỹ. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ; có trường hợp ảnh hưởng khá mạnh. Không nước nào thả nổi hoàn toàn tỷ giá hối đoái trên thị trường mà đều có sự can thiệp nhất định của Nhà nước. Dự đoán được sự biến động trong thời gian dài tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền mạnh trên thế giới là một việc cực kỳ khó khăn, nhất là đối với nước ta. Do vậy trên thực tế, ta còn để ngỏ nhân tố tỷ giá chuyển đổi, chấp nhận sự rủi ro của thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần biết rằng ở mỗi thời điểm trả nợ trong tương lai, phải có được một lượng doanh thu bằng đồng VN sao cho có thể chuyển đổi ra được một lượng ngoại tệ (đôla Mỹ) đã định trước trong kế hoạch trả nợ. Chi phí: Trong quá trình sản xuất, phát sinh nhiều loại chi phí. Để đơn giản hoá việc xem xét biến động của Chi phí trong cả thời gian hoạt động kinh doanh của dự án, chỉ cần xét biến động của một số khoản chi phí lớn được xác định trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi giá của nó trên thị trường trong thời gian qua và dự báo biến động trong thời gian tới. Khi nghiên cứu nguyên liệu, người ta còn dự báo đến nguồn nguyên liệu thay thế và giá của nguyên liệu thay thế đó so với nguyên liệu chính đang sử dụng. Nếu không xác định được biến động giá trong thời gian tới thì có thể áp dụng mức tăng giá theo tỷ lệ lạm phát, hoặc tính theo giá cố định của năm lập dự án.

Trong chi phí bao gồm cả lãi vay nợ, các loại thuế, lệ phí phải nộp (thuế doanh thu, thuế tài nguyên, thuế xuất, nhập khẩu,...) nhưng không bao gồm thuế lợi tức.

Thuế lợi tức: Được xác định theo quy định hiện hành của Luật thuế lợi tức. Tuy nhiên, để tăng khả năng trả nợ, có thể kiến nghị Nhà nước cho miễn hoặc giảm thuế trong một số năm. Theo Luật thuế lợi tức, có thể xin miễn thuế trong 1-2 năm kể từ khi kinh doanh có lãi, giảm 50% trong 1-2 năm tiếp theo.

Đồng thời theo Luật thuế doanh thu, có thể xin giảm 50% thuế doanh thu trong 1-2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh. Nếu là dự án hạ tầng cơ sở, đầu tư ở các vùng khó khăn thì có thể được hưởng các ưu đãi cao hơn mức nêu trên (thuế doanh thu có thể giảm 50% trong 4 năm).

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TRẢ NỢ

Về nguyên tắc, bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị hàng năm của các khoản Nợ gốc, Khấu hao, Lãi vay, Lợi tức,... đều ảnh hưởng đến tính khả thi của việc trả nợ. Nói chung một khoản vay được coi là thuận lợi khi có các điều kiện sau:

1. Lãi suất vay (bao gồm cả các khoản phí) càng thấp càng tốt. Lãi vay của thời gian xây dựng được tính thêm vào vốn vay. Vốn vay ban đầu cộng lãi vay trong thời gian xây dựng cấu thành bộ phận quan trọng của "Tổng vốn đầu tư" của công trình. Khi tính khấu hao, phải dựa trên Tổng vốn đầu tư này.

2. Thời gian ân hạn ít nhất phải bằng thời gian đầu tư xây dựng. 3. Thời gian trả nợ càng dài càng tốt, có thể xảy ra các trường hợp sau: Giá trị trả nợ gốc được chia đều cho các năm cam kết trả nợ; giá trị trả nợ gốc những năm đầu cao và sẽ giảm dần trong thời gian trả nợ; giá trị trả nợ gốc những năm đầu thấp, sau đó sẽ tăng dần trong thời gian trả nợ. Trong 3 trường hợp trên, trường hợp thứ 3 là thuận lợi hơn cho người đi vay.

4. Một dự án phải vay 100% vốn theo chế độ thương mại thì khả năng trả nợ cực kỳ khó khăn, thậm chí không đủ nguồn trả nợ, nhất là trong những năm đầu. Để tránh nguy cơ này, trong một dự án đầu tư, phải có ít nhất 30% vốn tự có, vốn vay chỉ nên chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư.

5. Nguồn trả nợ (Tno) phải lớn hơn Nghĩa vụ trả nợ (Nvno). Vừa qua, đối với các dự án xi măng, khi nguồn trả nợ bằng 1,3 lần nghĩa vụ trả nợ thì mới được các ngân hàng coi là có tính khả thi về trả nợ (Tno >= 1,3 x Nvno).

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

1. Khi dự án phải vay nhiều nguồn với các điều kiện vay khác nhau về lãi suất, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ... thì có thể tính hoà đồng các nguồn này về một nguồn tổng hợp để tính nghĩa vụ trả nợ. Nhưng kinh nghiệm cho thấy nên tính toán nghĩa vụ trả nợ cho từng nguồn vay riêng biệt cho từng năm, sau đó tính tổng nghĩa vụ trả nợ của từng năm của các nguồn vay.

2. Trong trường hợp việc vay nợ còn đang đàm phán, chưa thể xác định rõ điều kiện vay, thì khi tính phương án vay - trả nợ, cần tính theo điều kiện khó khăn. Ví du: lãi suất vay dự kiến khoảng 2,6-3,5%/năm, thì khi tính phương án trả nợ nên lấy mức 3% hoặc 3,5%/năm và coi đó là mức "trần" cho quá trình đàm phán.

3. Nếu trong một số năm đầu, mức thiếu hụt trả nợ không lớn thì hoặc huy động các nguồn sẵn có từ các đơn vị thành viên trong Tổng công ty, tập đoàn, hoặc thương lượng kéo dài thời gian ân hạn, giảm mức nợ phải trả trong những năm đầu, hoặc kiến nghị Nhà nước cho miễn, giảm thuế, cho tăng tỷ lệ khấu hao... để tăng nguồn trả nợ. Nếu không được thì phải vay bổ sung để bảo đảm trả nợ đúng hạn.

4. Đối với các dự án hạ tầng cơ sở, hiệu quả kinh tế trực tiếp thu được từ dự án nói chung là thấp, thì đề nghị Nhà nước không chỉ hỗ trợ đầu tư cho dự án trong thời gian xây dựng mà còn hỗ trợ trả nợ trong một số năm.

5. Trong trường hợp không xác định được sự biến động của tỷ giá chuyển đổi ngoại tệ và không có cơ sở dự báo tỷ lệ lạm phát thì có thể áp dụng giá cố định của năm lập dự án để tính toán phương án Vay - Trả nợ.

6. Nếu qua nhiều phương án, tìm hết mọi khả năng, mà vẫn không cân đối được khả năng trả nợ thì nhất quyết không nên vay, để tránh hậu quả về sau.

 

 

Xác định phương án vay - trả nợ
(Phỏng theo dự án mẫu của UNIDO)

Tổng vốn đầu tư của dự án là 200 triệu $, trong đó vốn tự có 80 triệu $, vốn vay 120 triệu $ với lãi suất 7%/năm, thời gian ân hạn 2 năm, trả nợ gốc trong 8 năm kể từ sau ân hạn. Thuế lợi tức 20%, được miễn 1 năm. Thời gian xây dựng là 2 năm. Thời gian hoạt động kinh doanh là 20 năm.

1. Nghĩa vụ trả nợ của dự án.

(Tính theo giá cố định của năm lập dự án)

Hạng mục

Năm1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

Năm 7

Năm 8

Năm 9

Năm 10

Vốn vay theo dự kiến

20

100

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn vay tồn ở thời điểm đầu năm

20

121,4

130

105

85

65

52

39

26

13

Lãi trong thời gian xây dựng

1,4

8,5

 

 

 

 

 

 

 

 

Lãi và vốn ở thời điểm cuối năm

21,4

130

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lãi từng năm

 

9,1

7,3

6

4,5

3,6

2,7

2

1

 

Trả gốc từng năm

 

25

20

20

13

13

13

13

13

 

Vốn gốc vay còn lại

 

105

85

65

52

39

26

13

0

 

Nghĩa vụ trả nợ hàng năm

 

34,1

27,3

26

17,5

16,6

15,7

15

14

 

Theo tính toán nêu trên thì lãi vay trong thời gian xây dựng được tính gộp vào vốn vay (120 triệu $). Do vậy, ở thời điểm bắt đầu sản xuất (năm thứ 3) số vốn vay thực tế phải trả là 130 triệu $. Giá trị này cùng với vốn tự có là 80 triệu $ sẽ tạo thành "Tổng vốn đầu từ" của dự án là 210 triệu $, và sẽ phải khấu hao hết số vốn này trong 20 năm hoạt động kinh doanh.

2. Nguồn trả nợ và cân bằng khả năng trả nợ:

(Tính theo giá cố định của năm lập dự án)

Hạng mục

Năm1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

Năm 7

Năm 8

Năm 9

Năm 10

Đầu tư

100

100

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Vốn vay

20

100

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn tự có

80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng doanh thu

 

 

65

80

100

100

100

100

100

100

Tổng chi phí

 

 

55

65

75

75

75

75

75

75

Trong đó: Lãi vay (1)

 

 

9,1

7,3

6

4,5

3,6

2,7

2

1

Khấu hao(2)

 

 

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

Lãi trước thuế

 

 

10

15

25

25

25

25

25

25

Thuế lợi tức 20%

 

 

0

3

5

5

5

5

5

5

Lãi sau thuế (3)

 

 

10

12

20

20

20

20

20

20

Tổng nguồn trả nợ
(1) + (2) + (3)

 

 

29,6

29,8

36,5

35

34,1

33,2

32,5

31,5

Cân bằng

 

 

-4,5

2,5

10,5

17,5

17,5

17,5

17,5

17,5

Vay bổ sung

 

 

4,5

2,45

0

0

0

0

0

0

Lãi vay bổ sung 10%

 

 

 

0,45

0,25

 

 

 

 

 

Tổng nợ bổ sung cuối năm

 

 

4,5

2,45

0

0

0

0

0

0

Tích luỹ sau trả nợ

 

 

-4,5

-2,45

7,8

25,3

42,8

60,3

77,8

95,3

Qua bảng tính nêu trên, ta thấy dự án không khả thi về trả nợ trong hai năm đầu (năm thứ 3 và 4); đến năm thứ 5 thì có nguồn trả nợ lớn. Trong trường hợp này, nếu đàm phán được để bên cho vay chấp nhận tăng thêm chỉ 1 năm ân hạn thì không phải vay bổ sung và hoàn toàn bảo đảm trả được nợ. Cụ thể (gần đúng) như sau:

(Tính theo giá cố định của năm lập dự án)

Hạng mục

Năm1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

Năm 7

Năm 8

Năm 9

Năm 10

Năm 11

Lãi vay (1)

 

 

9,1

9,1

7,3

6

4,5

3,6

2,7

2

1

Khấu hao (2)

 

 

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

10,5

Lãi sau thuế (3)

 

 

10

12

20

20

20

20

20

20

20

Tổng nguồn trả nợ
(1) + (2) + (3)

 

 

29,6

31,6

37,8

36,5

35

34,1

33,2

32,5

31,5

Trả lãi hàng năm (a)

 

 

9,1

9,1

7,3

6

4,5

3,6

2,7

2

1

Trả gốc hàng năm (b)

 

 

0

25

20

20

13

13

13

13

13

Nghĩa vụ trả nợ (a) + (b)

 

 

9,1

34,1

27,3

26

17,5

16,6

15,7

15

14

Cân bằng

 

 

20,5

-2,5

10,5

10,5

17,5

17,5

17,5

17,5

17,5

Vay bổ sung

 

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Lãi vay bổ sung 10%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng nợ bổ sung cuối năm

 

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Tích luỹ sau trả nợ

 

 

20,5

18

28,5

39

56,5

74

91,5

109

126,5

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản