209690

Công văn 3287/TCT-HTQT năm 2013 hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Pháp do Tổng cục Thuế ban hành

209690
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn 3287/TCT-HTQT năm 2013 hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Pháp do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 3287/TCT-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
Ngày ban hành: 04/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3287/TCT-HTQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Nguyễn Đức Thịnh
Ngày ban hành: 04/10/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3287/TCT-HTQT
V/v hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam-Pháp.

Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2013

 

Kính gửi: Ngân hàng Credit Agricole Corporate and Investment Bank.

Tổng cục Thuế nhận được Công văn ngày 25/7/2013 của Ngân hàng Credit Agricole Corporate and Investment Bank (Ngân hàng CACIB France) về việc hướng dẫn thuế đối với lãi tiền vay theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Pháp (Hiệp định). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại Hiệp định không có điều khoản riêng về thu nhập lãi tiền vay, nên các khoản thu nhập từ lãi tiền vay của Ngân hàng CACIB France thu được từ các khoản cho vay được mua lại từ Chi nhánh CACIB HCM nêu tại công văn số 2618/NHNN-TTGSNH ngày 16/4/2013 của Ngân hàng Nhà nước được coi là loại thu nhập khác và thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 20-Thu nhập khác.

Điều 20-Thu nhập khác Hiệp định quy định:

"1. Những khoản thu nhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết, bất kể phát sinh ở đâu, không được đề cập đến tại các điều khoản trên của Hiệp định này sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước này.

2. Các quy định của khoản 1 sẽ không áp dụng đối với những thu nhập khác với những thu nhập từ bất động sản đã được quy định tại khoản 2 Điều 6, nếu đối tượng hưởng các thu nhập loại này là đối tượng cư trú của một Nước ký kết tiến hành một hoạt động công nghiệp hay thương mại tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú đóng tại đó, hoặc tiến hành tại nước ký kết kia các dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định đóng tại đó, và nếu quyền hoặc tài sản làm phát sinh các khoản thu nhập này có quan hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định này. Trong trường hợp này, các quy định tại điều 7 hoặc điều 13, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng".

Theo quy định tại khoản 1, thu nhập từ lãi tiền vay của Ngân hàng CACIB France (với tư cách là người cho vay, đối tượng thực hưởng khoản lãi tiền vay và đối tượng cư trú thuế của Pháp) phát sinh sau thời điểm mua lại các khoản cho vay được mua lại từ Chi nhánh CACIB-HCM nêu tại công văn số 2618/NHNN-TTGSNH ngày 16/4/2013 của Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với pháp luật Việt Nam sẽ chỉ bị đánh thuế tại Pháp; nghĩa là được miễn thuế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, nếu thu nhập từ lãi tiền vay như nêu trên của Ngân hàng CACIB France được thực hiện thông qua hoặc liên hệ thực tế với một cơ sở thường trú của Ngân hàng CACIB France tại Việt Nam thì các quy định của khoản 1 sẽ không được áp dụng; nghĩa là thu nhập từ lãi tiền vay này sẽ bị đánh thuế tại Việt Nam.

Tổng cục Thuế thông báo Ngân hàng CACIB France biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CS, Vụ DNL, Vụ PC, Website TCT;
- Lưu: VT, HTQT (2b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ




Nguyễn Đức Thịnh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản