30719

Công văn số 340/NHNN-HTQT ngày 07/04/2004 của Ngân hàng Nhà nước về việc đề xuất kéo dài hoạt động Quỹ ASEM của Bộ Tài chính

30719
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 340/NHNN-HTQT ngày 07/04/2004 của Ngân hàng Nhà nước về việc đề xuất kéo dài hoạt động Quỹ ASEM của Bộ Tài chính

Số hiệu: 340/NHNN-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 07/04/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 340/NHNN-HTQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
Người ký: Trần Minh Tuấn
Ngày ban hành: 07/04/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 340/NHNN-HTQT
V/v đề xuất kéo dài hoạt động Quỹ ASEM của Bộ Tài chính

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2004

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Phúc công văn số 1460/VPCP-QHQT ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về đề xuất kéo dài hoạt động của Quỹ tín thác ASEM, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có ý kiến như sau:

1. Nguyên tắc chung

Quỹ ASEM giai đoạn I và II đã trở thành nguồn hỗ trợ kỹ thuật quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề chính trong quá trình cải cách của Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam đã, đang và chuẩn bị thực hiện 15 dự án hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ ASEM với tổng trị giá khoản 13 triệu USD. ảnh hưởng của các khoản hỗ trợ kỹ thuật này đối với các mảng cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách ngân hàng và củng cố hệ thống an ninh xã hội là rất  tích cực và thiết thực.

Trên cơ sở đó, NHNN nhất trí với đề xuất của Bộ Tài chính về việc Việt Nam đưa ra đề nghị kéo dài hoạt động của Quỹ ASEM sang giai đoạn III tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 sắp tới tại Hà Nội. Đối tượng và phạm vi của giai đoạn tiếp theo này vẫn cần tập trung vào cải cách khu vực tài chính ngân hàng và các chính sách xã hội nhằm ngăn ngừa và giảm thiếu nguy cơ khủng hoảng tài chính ngân hàng và các chính sách xã hội nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng tài chính ở khu vực trong tương lai, đồng thời mở rộng thêm đối tượng và phạm vi tài trợ để phù hợp với xu hướng và chương trình hợp tác tài chính ASEM.

2. Đề xuất đóng góp vào Quỹ ASEM

Để thúc đẩy đề xuất nói trên, NHNN nhất trí với Bộ Tài chính trong việc Việt Nam phải thể hiện mong muốn và sự tích cực tham gia Quỹ ASEM. Tuy nhiên, với tư cách là một trong những cơ quan quản lý đồng thời thực hiện trực tiếp nhiều khoản hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ ASEM, NHNN đề nghị ta cần cân nhắc kỹ việc đóng góp trực tiếp (300.000 USD) vào Quỹ ASEM. Về vấn đề này, NHNN xin đề xuất 2 phương án sau trong trường hợp Quỹ ASEM được kéo dài sang giai đoạn III:

a. Phương án: Chữa cần đóng góp bằng tiền mặt vào Quỹ nếu phía các nhà tài trợ ASEM không có yêu cầu

Mục tiêu tôn chỉ của Quỹ ASEM I là hỗ trợ các nước Châu Á bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vừa qua khắc phục hậu quả thông qua việc củng cố hệ thống tài chính ngân hàng và mạng lưới an sinh xã hội. Quỹ ASEM II đặt trọng tâm hỗ trợ ngăn ngừa khủng hoảng tài chính thông qua tiếp tục cải cách bền vững hệ thống tài chính ngân hàng, doanh nghiệp và mạng lưới an sinh xã hội. Mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của Quỹ ASEM I và ASEM II, hệ thống tài chính ngân hàng của các nước tiếp nhận vẫn còn yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khủng hoảng, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính khu vực và toàn cầu. Do vậy, nhu cầu kéo dài hoạt động của Quỹ ASEM trong giai đoạn III là cần thiết cho cả bên tài trợ và tiếp nhận từ Quỹ ASEM,

Về hiệu quả hỗ trợ, trong số các nước tiếp nhận từ Quỹ ASEM I và ASEM II, Việt Nam vẫn được đánh giá là nước thực hiện tốt nhất các dự án hỗ trợ kỹ thuật, do vậy mức phân bổ thực tế dành cho Việt Nam là cao nhất. Với những lý do trên, Việt Nam với tư cách là một nước tiếp nhận có hiệu quả cao có thể đề xuất các nhà tài trợ kéo dài hoặc Quỹ ASEM sang giai đoạn III mà Việt Nam chưa cần đóng góp (với tư cách là nhà tài chợ cho Quỹ) trong khi ngân sách đang hạn hẹp. Mặt khác, việc tham gia tài trợ như vậy có thể tạo tiền lệ cho các Quỹ tương tự khác yêu cầu Việt Nam phải đóng góp. Việc Hàn Quốc và Trung quốc đóng góp vào Quỹ ASEM II (500.000 USD mỗi nước) là do (i) quy mô nền kinh tế của các nước này lớn và mạnh hơn các nước khác; và (ii) các nước này muốn chuyển dần từ vị thế nước tiếp nhận sang nhà tài trợ (thực tế Hàn quốc không còn là nước tiếp nhận nữa trong ASEM II).

b. Phương án 2: Đóng góp với tư cách là một nhà tài trợ Quỹ

Trong giai đoạn II, khi thực hiện các dự án do Quỹ ASEM tài trợ, Việt Nam thực tế đã đóng góp vốn đối ứng dưới dạng tiền mặt, hiện vật và các chi phí phát sinh khác, lên tới khoảng 22% - 27% tổng giá trị dự án, do đó lớn nhất là phần chi 7% giá trị các hợp đồng tư vấn do quy định của Quỹ ASEM chỉ tài trợ 93% giá trị hợp đồng tư vấn (trừ hợp đồng tư vấn cá nhân nước ngoài).

Đây là chính sách của Quỹ ASEM II áp dụng đối với tất cả các nước tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ và để phản ánh chính sách không tài trợ phần thuế mà nước tiếp nhận thu đối với hợp đồng tư vấn. Chính sách này của Quỹ ASEM đã gây không ít trở ngại trong quá trình thực hiện các dự án của Quỹ tại các nước tiếp nhận. Với trường hợp cụ thể ở Việt Nam, theo các quy định hiện hành trong nước, thuê đối với các hợp đồng tư vẫn thực hiện bằng nguồn dự án ODA là khoảng 0%-5% giá trị hợp đồng (tuỳ từng loại tư vấn), do vậy đối với các dự án của Quỹ ASEM, Việt Nam hiện đã đóng góp khối lượng tiền mặt khá lớn bằng 2% - 7% giá trị hợp đồng cho các công ty tư vấn. Trên thực tế, việc đáp ứng số vốn đối ứng bằng tiền mặt này đang là trở ngại đối với các cơ quan thực hiện. Hơn nữa, việc thu xếp vốn từ ngân sách và làm các thủ tục cơ quan thuế cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và nhân lực của cơ quan thực hiện, do đó gây chậm trễ trong quá trình thực hiện.

Trên cơ sở đó, trong trường hợp phải đóng góp, Ngân hàng Nhà nước đề nghị cần cân nhắc vấn đề này nếu Quỹ vẫn duy trì chính sách chỉ tài trợ 93% hạng mục tư vấn. Điều này có nghĩa mức chi phí Việt Nam phải bỏ ra lớn hơn trước đây, gồm phần tài trợ cho Quỹ (tối đa 300.000 USD) cộng với vốn đối ứng tiền mặt (7% chi phí tư vấn như trước đây), trừ khi các nhà tài trợ đồng ý tài trợ 100% hạng mục tư vấn. Do vậy, khi đã đóng góp tiền vào Quỹ, Việt Nam sẽ là một nhà tài trợ và sẽ có vị thế khi đề xuất bỏ chính sách tài trợ 93% nói trên. Qua đó, chúng tôi đề nghị Bộ Tài chính thảo luận về vấn đề này với các nước ASEM trong khi đề xuất kéo dài hoạt động của Quỹ.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước xin đề nghị tại Hội nghị Cấp cao ASEM sắp tới, Việt Nam chính thức đề nghị Quỹ ASEM tài trợ 100% hạng mục tư vấn đối với các khoản hỗ trợ kỹ thuật thuộc Quỹ ASEM II đang và sẽ được thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nước tiếp nhận trong quá trình thực hiện.

Trên đây là một số ý kiến của Ngân hàng Nhà nước về đề xuất kéo dài hoạt động của Quỹ ASEM. Kính đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Trần Minh Tuấn

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản