89760

Công văn số 3724/VPCP-KTTH về việc giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Cuba do Văn phòng Chính phủ ban hành

89760
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 3724/VPCP-KTTH về việc giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Cuba do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 3724/VPCP-KTTH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Phạm Văn Phượng
Ngày ban hành: 04/06/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3724/VPCP-KTTH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Phạm Văn Phượng
Ngày ban hành: 04/06/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 3724/VPCP-KTTH
V/v giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Cuba

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2009

 

Kính gửi:

- Bộ Tài chính;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba;
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

 

Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 7227/BTC-TCNH ngày 21 tháng 5 năm 2009 và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại công văn số 1755/UBND-CT ngày 05 tháng 3 năm 2009 và ý kiến của các Bộ Xây dựng (công văn số 422/BXD-HTQT ngày 20 tháng 3 năm 2009); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 1865/BKH-KTCN ngày 23 tháng 3 năm 2009); Ngân hàng Phát triển Việt Nam (công văn số 1092/NHPT-TDXK ngày 21 tháng 4 năm 2009) về việc giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Cuba, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba đề nghị phía bạn thực hiện các nghĩa vụ trả nợ theo đúng cam kết và hợp đồng thương mại đã ký kết. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Cuba có trách nhiệm tích cực đôn đốc các đối tượng trả nợ đúng hạn đã cam kết.

2. Trường hợp phía Cuba không thanh toán được nợ đúng hạn, áp dụng chung một cơ chế xử lý nợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Cuba như sau:

- Các công ty hiện còn dư nợ vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam được gia hạn nợ, thời gian gia hạn tối đa bằng thời gian cho vay, tính từ ngày khoản vay đến hạn trả nợ.

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam không tính lãi quá hạn đối với dư nợ được gia hạn. Trường hợp hết thời gian gia hạn nợ mà phía Cuba vẫn chưa trả được nợ, cơ quan chủ quản (đối với doanh nghiệp trung ương) và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố (đối với doanh nghiệp địa phương) phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý từng trường hợp cụ thể.

3. Đối với kiến nghị của Công ty Điện tử Hà Nội về khoản vay Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam:

- Theo quy định hiện hành, Chính phủ chỉ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài. Các khoản tín dụng đã vay Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam của Công ty Điện tử Hà Nội không thuộc đối tượng bảo lãnh theo quy định.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam xem xét đề nghị của Công ty Điện tử Hà Nội liên quan tới kéo dài thời gian của các khoản vay vốn và không áp dụng các chế tài đối với các khoản nợ quá hạn.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba và các cơ quan liên quan biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTg, các PTTgCP;
- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
- Công ty Điện tử Hà Nội;
- VPCP: BTCN, PCN Phạm Văn Phượng; các Vụ: TH, QHQT, Cổng TTĐT;
- Lưu VT, KTTH (5).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Phạm Văn Phượng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản