15617

Công văn số 4026/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

15617
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 4026/LĐTBXH-LĐVL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Số hiệu: 4026/LĐTBXH-LĐVL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Đại Đồng
Ngày ban hành: 14/11/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4026/LĐTBXH-LĐVL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Nguyễn Đại Đồng
Ngày ban hành: 14/11/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4026/LĐTBXH-LĐVL
V/v: Cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam  

Hà nội, ngày 14 tháng 11 năm 2006 

 

Kính gửi : Công ty trách nhiệm hữu hạn DS International

Trả lời công văn số 014/2006/HĐQT ngày 04/11/2006 của quý Công ty về việc ghi ở trích yếu, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Về trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động nước ngoài:

Tại Điểm 2 Mục II của Thông tư số 04/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 24/2005/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2005 quy định:

"a) Người nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao bao gồm: kỹ sư; người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên là người có văn bằng chứng nhận tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp với chuyên môn, công việc theo yêu cầu của người tuyển dụng;

b) Người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận bằng văn bản;

c) Người nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp, trong Điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được là người đã có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm về công việc đó, có khả năng đảm nhiệm công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài.

Do đó, nếu người lao động nước ngoài thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động nhưng không đáp ứng được yêu cầu theo quy định nêu trên thì sẽ không được cấp giấy phép lao động.

2. Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về tuyển chọn và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005 của Chính phủ quy định người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập theo Luật Doanh nghiệp) các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam thì không phải xin cấp giấy phép lao động. Do đó, khi người lao động nước ngoài là Phó Tổng giám đốc và cũng là thành viên Hội đồng quản trị thì không cần phải xin cấp giấy phép lao động.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để quý Công ty biết thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Lao động – Thương binh và
  Xã hội TP. Hồ Chí Minh (để biết);
- Lưu VP, Vụ LĐ-VL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM




Nguyễn Đại Đồng

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản