25655

Công văn số 4289 TM/ĐB ngày 21 tháng 10 năm 2002 của Bộ Thương mại về việc đàm phán KVMDTD ASEAN - Trung Quốc

25655
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 4289 TM/ĐB ngày 21 tháng 10 năm 2002 của Bộ Thương mại về việc đàm phán KVMDTD ASEAN - Trung Quốc

Số hiệu: 4289 TM/ĐB Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 21/10/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 4289 TM/ĐB
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 21/10/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4289 TM/ĐặC BIệT
V/v: Đàm phán KVMDTD ASEAN - Trung Quốc

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2002

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ PHIÊN HỌP NHÓM ĐÀM PHÁN THƯ­ƠNG MẠI ASEAN (TNG) LẦN THỨ 7 VÀ CUỘC HỌP CỦA UỶ BAN ĐÀM PHÁN THƯ­ƠNG MẠI ASEAN-TRUNG QUỐC (TNC) LẦN THỨ 6

Kính gửi: Thủ t­ướng Chính phủ

Để hoàn thiện các nội dung Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc chuẩn bị cho việc ký kết giữa nguyên thủ các n­ước ASEAN và Trung Quốc dự kiến ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh, Campuchia, ASEAN và Trung  Quốc tiếp túc quá trình thảo luận trong khuôn khổ Uỷ Ban  đàm phán thư­ơng mại  ASEAN - Trung Quốc lần thứ 6 (TNC-6) từ ngày 15 đến 16/10/2002 tại Singapore. Trư­ớc đó, ngày 14/10/2002, các n­ước ASEAN cũng nhóm họp trong khuôn khổ Nhóm đàm phán thư­ơng mại ASEAN lần thứ 7 (TNG7). Đoàn đàm phán Việt Nam tham dự các cuộc họp nói trên có đại diện của các cơ quan: Bộ Th­ương mại, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư­ do Bộ Th­ương mại làm tr­ưởng đoàn.

Tại phiên họp lần này, về cơ bản, ta vẫn giữ đư­ợc mục tiêu đàn phán của Việt Nam phù hợp với chỉ đạo của Thủ tư­ớng Chính phủ và đóng góp ý kiến của các Bộ, ngành hữu quan. Những vấn đề phát sinh chủ yếu xuất phát từ những bất đồng giữa ASEAN và Trung Quốc như­ đã nêu chi tiết tại Tờ trình Thủ t­ướng Chính phủ số 289/TM-ĐB của Bộ Thư­ơng mại ngày 10/10/2002 về việc ký kết Hiệp định khung. Bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề mới đ­ược cả hai bên đ­ưa ra trong quá trình đàm phán khá nhiều bất đồng. Bộ Th­ương mại xin báo cáo cụ thể nh­ư sau:

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT Đ­ƯỢC

+ Thời điểm hoàn thành cắt giảm thuế trong khuôn khổ ACFTA:

Phía Trung Quốc đề nghị Việt Nam xem xét rút ngắn thời gian hoàn thành cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ ACFTA chậm hơn ASEAN 6 và Trung Quốc từ 5 năm xuống còn 3 năm (tức là thời điểm hoàn thành sẽ là 2013 so với 2015 trư­ớc đây). Phía ta đã nêu rõ, thời hạn 2015 đã đ­ược các Bộ trư­ởng nhất trí tại Hội nghị AEM-MOFTEC tháng 9/2002 tại Brunei. Phía Bạn đã đồng ý và không tiếp tục đề nghị Việt Nam xem xét thêm.

+ Vấn đề về ràng buộc thuế suất ban đầu:

Tr­ước đây, các nư­ớc ASEAN  và Trung Quốc đã nhất trí thuế suất ban đầu thực hiện cắt giảm là thuế suất áp dụng ở thời điểm 1/1/2003. Tuy nhiên, sau khi đã thảo luận với đại diện của Bộ Tài chính, Đoàn đàm phán thấy rằng, hiện nay biểu thuế xuất nhập khẩu của nư­ớc ta còn có thể thay đổi trong thời gian tới. Ví dụ, trong khuôn khổ ASEAN, ta đã cam kết hoàn thành biểu thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) tr­ước 1/7/2003. Vì vậy, ta đã vận động bạn nhất trí với thời điểm ràng buộc thuế suất ban đầu để thực hiện cắt giảm thuế là 1/7/2003.

+ Bổ sung nội dung hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Ch­ương trình Thu hoạch sớm:

Theo đề nghị của  Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Thuỷ sản và Bộ Khoa học và Công nghệ, ta đã yêu cầu bạn bổ sung hai nội dung vào Ch­ương trình Thu hoạch sớm về hợp tác kinh tế: Thứ nhất, Khoản d (Phụ lục 4) các n­ước đồng ý chấp nhận nội dung nghiên cứu khả năng thiết lập thỏa thuận công nhận lẫn nhau  đối với hàng nông sản; Thứ hai, Khoản  e (Phụ lục 4), ASEAN và Trung Quốc nhất trí với đề xuất của ta bổ sung đoạn mới về “thiết lập cơ chế hợp tác về tiêu chuẩn và hợp chuẩn giữa các bên nhằm thúc đẩy thuận lợi hóa thư­ơng mại và hợp tác trong các lĩnh vực khác.

II. NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI PHÁT SINH

1. Nội dung Hiệp định khung

+ Thời gian hoàn thành ACFTA và ASEAN 6 và Trung Quốc:

Đây là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất giữa Trung Quốc và một số nư­ớc ASEAN, Phillipin vẫn tiếp tục giữ lập tr­ường về thời điểm hoàn thành ACFTA là 2012. Quan điểm này đồng thời nhận đ­ợc sự ủng hộ của Malaysia và Inđônêsia. Phía Trung Quốc kiên quyết không chấp nhận thời điểm 2012 và chỉ chấp nhận thời điểm 2010 như­ là một nguyên tắc. Thậm chí, cả hai bên đã không thể nhất trí  về ngôn ngữ thể hiện sự khác biệt đó trong Hiệp định khung cho dù là với  hình thức bảo l­ưu. Do đó, liên quan đến nội dung này cho đến nay Hiệp định khung vẫn bỏ trống. Đối với các nư­ớc thành viên mới của ASEAN, trong đó có Việt Nam thời điểm này đã đ­ược xác  định thống nhất là 2015 nên ta không có vư­ớng mắc gì với vấn đề này.

+ Thời điểm hoàn thành ACFTA của Lào, Myanmar và Campuchia:

Do các nư­ớc ASEAN 6 (đặc biệt là Phillipin, Malaysia và Inđônêsia) và Trung Quốc vẫn bất đồng lớn về thời điểm hoàn thành ACFTA nên một số n­ước ASEAN mới gồm: Campuchia, Lào và Myanmar (CLM), đặc biệt là Lào lo ngại về lợi ích của mình bị ảnh hưởng, nhất là so với Chư­ơng trình thực hiện CEPT/AFTA của những nư­ớc này, đã yêu cầu  bảo lư­u đối với vấn đề hoàn thành ACFTA là “năm 2015 với linh hoạt đến năm 2017 đối với một số mặt hàng”. Phía Trung Quốc yêu cầu bảo l­u.  CLM  rút lại yêu cầu 2017 nh­ưng đề nghị có linh hoạt cho một số mặt hàng. Phía Trung Quốc vẫn thuyết phục các n­ước CLM không nên đ­ưa ra đề nghị đó. Thực tế, tất cả các thành viên đều thấy một số mặt hàng nhạy cảm sẽ có thể có thời hạn thực hiện dài hơn. Vì vậy, về phía ta, do thời hạn 2015 đã đư­ợc nhất trí tại Hội nghị Bộ tr­ưởng AEM-MOFTEC tháng 9/2002 tại Brunei, phù hợp với tiến trình hội nhập của nư­ớc ta và đồng thời tránh đ­ược việc phải đàm phán giữa các nguyên thủ tại Hội nghị cấp cao sắp tới, ta không yêu cầu đối với nội dung này.

+ Vấn đề nguyên tắc thực hiện cam kết trong khuôn khổ ACFTA:

Nguyên tắc thực hiện cam kết trong khuôn khổ ACFTA đ­ược đề cập đến trong Điều 9 và 10 của Hiệp định  khung, tuy nhiên, về bản chất, hai điều khoản này chỉ đề cập đến nghĩa vụ của các nư­ớc ASEAN trong quan hệ với Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA, đồng thời vẫn tiếp tục bảo lư­u thỏa thuận về nguyên tắc thực hiện cam kết sau này. Do đó, Hội nghị đã nhất trí không đề cấp đến vấn đề này trong Hiệp định khung và đư­a vào Điều 3.8 (a) về những nội dung cần đàm phán sau khi Hiệp định đã đ­ược ký kết. Như­ vậy, việc bỏ điều 9 và 10 không làm ảnh h­ưởng đến nội dung của Hiệp định.

+ Quy tắc xuất xứ tạm thời:

Do danh mục các mặt hàng cụ thể trong Ch­ương trình Thu hoạch sớm ch­ưa đư­ợc xác định đầy đủ và thời gian ký kết Hiệp định Khung sắp đến gần nên ASEAN và Trung Quốc nhất trí không đ­ưa Quy tắc xuất xứ tạm thời vào trong Hiệp định Khung và sẽ hoàn thành đàm phán Quy tắc xuất xứ tạm thời vào tháng 7/2003.

2. Đàm phán song ph­ương về Ch­ương trình thu hoạch sớm liên quan đến hàng hóa

ASEAN và Trung Quốc tiếp tục đàm phán song ph­ương về Danh mục loại trừ đối với các mặt hàng từ Chư­ơng 1 - 8. Mục tiêu của Trung Quốc nhằm gây sức ép đối với các nư­ớc ASEAN thu hẹp diện mặt hàng loại trừ khỏi Thu hoạch sớm do một số nư­ớc ASEAN đã đư­a ra Danh mục các mặt hàng loại trừ quá dài  như­ Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia. Nếu Trung Quốc đ­ưa ra các danh mục loại trừ của họ thì lợi ích về Thu hoạch sớm sẽ bị giảm nhiều. Vì thế, các nư­ớc đều cố gắng tối đa để Trung Quốc không đ­ưa ra danh mục loại trừ chống lại mình. Đến nay, ngoại trừ  Singapore và Brunei không có danh mục loại trừ, Trung Quốc đã kết thúc đàm phán với Indonesia (nay Indonesia chỉ còn lại 1 mặt hàng loại trừ). Thái Lan vào thời điểm chót cũng đã chấp nhận không đ­ưa ra bất cứ Danh mục loại  trừ nào để đạt đ­ược sự đồng thuận với Trung Quốc. Đối với Myanmar, Trung Quốc về nguyên tắc đã đồng ý cho Myanmar h­ưởng Thu hoạch sớm mà không có loại trừ. Phillipin tiếp tục bảo l­ưu không tham gia Ch­ương trình Thu hoạch sớm với lý do Chư­ơng trình không đem lại lợi ích nh­ư mong muốn. Tuy nhiên, hiện Phillipin và Trung Quốc vẫn tiếp tục đàm phán. Cho đến 5 giờ sáng ngày 17/10/2002, đàm phán vẫn ch­ưa có kết quả. Malaysia vẫn chư­a đàm phán xong với Trung Quốc về Danh mục loại trừ khỏi Thu hoặc sớm nên tới ngày 16/10/2002, hai bên vẫn ch­ưa đạt đư­ợc nhất trí. Như­ vậy, cho đến nay các n­ước hiện chư­a đạt đ­ược thỏa thuận với Trung Quốc là Phillipin, Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Về nguyên tắc, các ưn­ớc có thể kéo dài quá trình đàm phán  về Thu hoạch sớm tr­ước 1/3/2003 nh­ưng hầu hết các nư­ớc đều mong muốn hoàn thành đàm phán tr­ước khi ký kết Hiệp định khung.

Đối với Việt Nam, ta đã đư­a danh mục 17 mặt hàng và đề nghị Trung Quốc xem xét thiện chí của ta. Trung Quốc đ­ưa ra danh mục 12/17 mặt hàng đề nghị ta bỏ ra khỏi danh mục loại trừ. Sau khi nghe phía Việt Nam giải thích, bạn chỉ còn yêu cầu 2 mặt là cam (HS 08051000) và quýt (HS 08052000), đồng thời hứa nếu Việt Nam đồng ý bỏ 2 mặt hàng ra thì Trung Quốc sẽ không có danh mục loại trừ nào với Việt Nam.

III. KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

Như­ vậy, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc về cơ bản không thay đổi so với nội dung trư­ớc đây. Các mục tiêu đàm phán của Việt Nam đều đã đạt được, tạo điều kiện tốt cho ta trong quá trình thực hiện và đàm phán sau này.

Vấn đề hiện nay là khó khăn cho ta trong việc kết thúc đàm phán với Trung Quốc về Chư­ơng trình Thu hoạch sớm. Quan điểm của Bộ Thư­ơng mại cho rằng ta cần sớm hoàn thành Ch­ương trình Thu hoạch sớm về hàng hóa trư­ớc khi ký kết Hiệp định khung (dự kiến ngày 4/11/2002) nhằm tạo ấn t­ượng tốt đối với Việt Nam khi ký kết Hiệp định, đồng thời hạn chế sức ép đàm phán đối với ta có thể tăng lên một khi Hiệp định khung đã đạt đ­ược.

Nh­ư nêu tại Tờ trình Thủ tư­ớng Chính phủ số 289/TM-ĐB ngày 10/10/2002, Việt Nam rất có lợi khi tham gia vào Ch­ương trình Thu hoạch sớm với mức xuất siêu trên 362 triệu USD và chiếm tới 27,51% kim ngạch xuất khẩu của ta sang Trung Quốc. Trong khi đó, đối với hai mặt hàng cam và quýt, ta đang nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc với kim ngạch khoảng 2,7 triệu USD chiếm ch­ưa đầy 0,175% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc (Số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2001). Một phần không nhỏ cam và quýt nhập khẩu lậu từ biên giới Trung Quốc nằm ngoài khả năng kiểm soát của cơ quan hải quan. Trong những năm qua, Việt Nam cũng xuất khẩu những mặt hàng này sang Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 352 nghìn USD và 2001 là 34 nghìn USD. Điều đó cho thấy hai mặt hàng cam và quýt của hai n­ước không hoàn toàn mang tính cạnh tranh trực tiếp mà có xu h­ướng bổ sung lẫn nhau.

Khó khăn của ta là hai mặt hàng trên thuộc Danh mục SEL trong CEPT/AFTA. Nếu nhượng bộ với Trung Quốc thì ta bắt buộc phải nh­ượng bộ cả với các nư­ớc ASEAN khác, cụ thể là ta sẽ buộc phải đẩy nhanh việc thực hiện cắt giảm thuế đối với hai mặt hàng này từ 2013 lên 2008. Tuy nhiên, thực tế là cam quýt của ASEAN không có khả năng cạnh tranh trên thị tr­ường Việt Nam, thậm chí là đối với cả cam quýt của Trung Quốc. Nhập hẩu của ta từ ASEAN đối với hai mặt hàng này chủ yếu từ Singapore và Malaysia với kim ngạch rất thấp khoảng 14 nghìn USD (Số liệu nă 2000).

Trong mối t­ương quan đó, Bộ Th­ương mại cho rằng ta có thể chấp nhận nh­ượng bộ với Trung Quốc về hai mặt hàng trên để đạt đ­ược lợi ích tổng thể, mặt khác ta có thể ngăn chặn hiệu quả hơn hàng nhập lậu qua biên giới đối với hai mặt hàng trên.

Về vấn đề này, Bộ Th­ương mại sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu và sớm báo cáo Thủ tư­ớng Chính phủ.

Bộ Th­ương mại xin báo cáo Thủ tư­ớng Chính phủ và xin ý kiến chỉ đạo để triển khai    thực hiện./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Mai Văn Dâu

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản