444958

Công văn 5296/TCT-HTQT năm 2019 về chính sách thuế đối với lãi vay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cà phê ngon do Tổng cục Thuế ban hành

444958
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn 5296/TCT-HTQT năm 2019 về chính sách thuế đối với lãi vay Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cà phê ngon do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 5296/TCT-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế Người ký: Trần Thị Thanh Bình
Ngày ban hành: 18/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5296/TCT-HTQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Trần Thị Thanh Bình
Ngày ban hành: 18/12/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5296/TCT-HTQT
V/v: chính sách thuế đối với lãi vay Công ty TNHH Cà phê ngon

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 3027/CT-TTKT2 ngày 21/6/2019 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk đề nghị hướng dẫn chính sách thuế đối với thu nhập từ lãi vay của Công ty TNHH Cà phê Ngon (Công ty) trả cho Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ và Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC). Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Đối với Hợp đồng vay của Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ:

Điều 11. Lãi từ tiền cho vay, Hiệp định thuế Việt Nam - Ấn Độ quy định:

“1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

2. Tuy nhiên, khoản tiền lãi này có thể bị đánh thuế ở Nước ký kết nơi phát sinh lãi và theo các luật của Nước đó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng khoản tiền lãi này thì mức thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trăm tổng số khoản lãi tiền cho vay.

3. Mặc dù đã có các quy định tại khoản 2.

a. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết sẽ được miễn thuế tại Nước đó với điều kiện:

(i) Tiền lãi đó do Chính phủ, một cơ quan hay chính quyền địa phương của Nước ký kết kia nhận được và thực hưởng; hay

(ii) Tiền lãi đó do Ngân hàng Trung ương của Nước ký kết kia nhận được và thực hưởng;

b. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kết sẽ được miễn thuế tại Nước ký kết đó trong phạm vi được Chính phủ của Nước đó cho phép nếu tiền lãi đó do bất kỳ đối tượng nào (trừ đối tượng nêu tại điểm (a)) là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia nhận được và thực hưởng với điều kiện nghiệp vụ kinh doanh có khoản nợ phát sinh được Chính phủ của Nước thứ nhất cho phép.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Chính phủ Việt Nam không cho phép miễn thuế đối với lãi tiền vay trả cho Ngân hàng xuất nhập khẩu ấn Độ thì lãi tiền vay do Công ty trả cho Ngân hàng xuất nhập khẩu ấn Độ sẽ không thuộc đối tượng miễn thuế tại Khoản 3, Điều 11, Hiệp định thuế Việt Nam - Ấn Độ. Đề nghị Cục Thuế rà soát việc kê khai thuế, nộp thuế đối với việc chi trả lãi vay cho Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ của Công ty để xử lý hành vi vi phạm về thuế theo đúng quy định.

- Đối với Hợp đồng vay của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC):

Điều khoản Thỏa ước về IFC được đưa ra vào ngày 28/4/1993, trong đó, Khoản 9, Điều VI liên quan đến Quyền miễn trừ thuế quy định:

“Công ty các tài sản, thu nhập của Công ty cũng như các hoạt động và giao dịch được phép của Công ty theo Thoả ước này sẽ được miễn tất cả các loại thuế và thuế nhập khẩu. Công ty cũng được miễn nghĩa vụ nộp hoặc thanh toán bất kỳ loại thuế nào khác.”

Ngày 6/5/1994, Chính phủ ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Thông tư liên Bộ xác nhận quyền miễn trừ và quyền lợi của IFC như trong Điều VI, Điều khoản Thỏa ước về IFC, cụ thể như sau:

“Thông tư này khẳng định tất cả các quyền miễn trừ và đặc quyền của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), một Tổ chức quốc tế được thành lập theo các Điều khoản Thoả ước về IFC, Các điều khoản thoả ước này có đầy đủ hiệu lực tại nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các quyền miễn trừ và quyền lọi có liên quan được đề cập trong Điều VI của các thoả ước về IFC nói trên”.

Căn cứ quy định nêu trên, IFC được miễn thuế tại Việt Nam đối với thu nhập phát sinh từ các hoạt động và giao dịch theo Điều lệ hoạt động của IFC. Về thủ tục miễn thuế, Công ty phải nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế theo quy định tại Điều 47, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế. Đối với khoản thu nhập từ tiền lãi vay trả cho IFC đã phát sinh nhưng Công ty không kê khai nộp thuế và không nộp hồ sơ đề nghị miễn thuế thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, đề nghị Cục Thuế kiểm tra, xem xét việc thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đối với việc thanh toán các khoản phí liên đến các Hợp đồng vay giữa Công ty với Ngân hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ và IFC.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế được biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCT Nguyễn Thế Mạnh (để b/cáo);
- Vụ CS, PC, DNL;
- Lưu: VT, HTQT (3b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Trần Thị Thanh Bình

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản