29908

Công văn số 75/LĐTBXH-PC ngày 09/01/2004 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội về việc trả tiền hợp đồng lao động

29908
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn số 75/LĐTBXH-PC ngày 09/01/2004 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội về việc trả tiền hợp đồng lao động

Số hiệu: 75/LĐTBXH-PC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Phan Đức Bình
Ngày ban hành: 09/01/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 75/LĐTBXH-PC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Phan Đức Bình
Ngày ban hành: 09/01/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 75/LĐTBXH-PC
V/v trả lời về hợp đồng lao động

Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 2004

 

Kính gửi: Ông Đinh Văn Bích

Trả lời thư hỏi của Ông về hợp đồng lao động và nhận người lao động trở lại làm việc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1) Tại Khoản 2 Điều 4 mẫu họp đồng lao động đã quy định “Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc...) điều chuyển, tạm ngừng việc ở đây được hiểu theo quy định tại Điều 34 của Bộ Luật lao động là:

- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.

- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất là ba ngày, phải báo rõ thời hạn tạm thời và bố trí công việc phù việc với sức khoẻ và giới tính của người lao động.

- Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại Khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất bằng 70% mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

2) Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, án tuyên, buộc người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động làm việc theo hợp đồng đã ký vì theo Khoản 1 Điều 41 của Bộ Luật lao động quy định: “Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký...”

Khi nhận người lao động trở lại làm việc phải bố trí đúng công việc đã ký trong Hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động không có quyền buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động mới. Nếu ký hợp đồng lao động mới thì phải thoả thuận với người lao động. Trường hợp không thoả thuận được hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để Ông biết./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
PHÓ VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ




Phan Đức Bình

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản