494930

Công văn 7572/BNN-QLDN năm 2021 về quán triệt thực hiện Kết luận 82-KL/TW và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 984/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

494930
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn 7572/BNN-QLDN năm 2021 về quán triệt thực hiện Kết luận 82-KL/TW và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 984/QĐ-TTg do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 7572/BNN-QLDN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành: 12/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 7572/BNN-QLDN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Nguyễn Hoàng Hiệp
Ngày ban hành: 12/11/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7572/BNN-QLDN
V/v quán triệt thực hiện Kết luận số 82- KL/TW của Bộ Chính trị và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội; Công Thương, Quốc phòng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan thường trực về sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp đề nghị các Bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công ty nông, lâm nghiệp tổ chức quán triệt thực hiện Kết luận số 82-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị và tổ chức triển khai Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 23/6/2021 với các mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP

1. Kết quả sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp1

a) Về thẩm định, trình và phê duyệt Phương án tổng thể

- Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án tổng thể của 40/41 tỉnh, thành phố và các tập đoàn, tổng công ty với 252/256 công ty nông, lâm nghiệp, theo 06 mô hình sắp xếp: tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với 19 công ty2; tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đối với 61 công ty3; chuyển 101 công ty thành công ty cổ phần; chuyển 38 công ty thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên; chuyển 05 công ty thành Ban quản lý rừng; giải thể 28 công ty.

- Còn 04 công ty chưa được phê duyệt: TP Hà Nội (01 công ty), Thanh Hóa (02 công ty), TP Cần Thơ (01 nông trường).

b) Về thực hiện sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Phương án đã được phê duyệt

Đến thời điểm hiện nay có 166/256 công ty nông, lâm nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, còn 90 công ty nông, lâm nghiệp thuộc 24 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và 02 Tổng công ty: Cà phê, Giấy Việt Nam chưa hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, cụ thể:

- Tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đối với 02/19 công ty;

- Tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích đối với 02/61 công ty;

- Cổ phần hóa 49/101 công ty;

- Chuyển thành công ty TNHH hai thành viên 19/38 công ty;

- Giải thể 14/28 công ty.

- Chưa được phê duyệt phương án 04 công ty.

c) Về quản lý đất, rừng

- Về quản lý đất:

+ Trong quá trình sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp đã rà soát, xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp với nhu cầu, quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch 03 loại rừng của địa phương. Trước khi sắp xếp, các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng: 2.229.552 ha, gồm: đất nông nghiệp 2.192.787 ha, đất phi nông nghiệp 36.665 ha. Theo phương án tổng thể được duyệt sau sắp xếp, các công ty giữ lại 1.811.406 ha; diện tích dự kiến bàn giao về địa phương là 509.614 ha, đã thực hiện bàn giao về địa phương 239.857 ha còn 269.757 ha.

+ Về đo đạc, cắm mốc ranh giới đất đai, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: có 234 công ty và chi nhánh hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính (trong đó:223 công ty và chi nhánh đã hoàn thành cơ bản rà soát,cắm mốc ranh giới tại thực địa;117 công ty và chi nhánh đã được phê duyệt phương án sử dụng đất; 57 công ty và chi nhánh tại 20 tỉnh đã được cấp 2.611 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 23,27%).

+ Về kinh phí thực hiện đo đạc, cắm mốc ranh giới đất đai, lập bản đồ địa chính: Tổng kinh phí nhu cầu là 1.142,637 tỷ đồng tại 38 tỉnh, thành phố, trong đó nguồn ngân sách trung ương đã cấp cho các địa phương 752,577 tỷ đồng (70%), nguồn ngân sách địa phương đã cấp là 175,123 tỷ đồng. Tổng kinh phí còn lại chưa bố trí là 214,936 tỷ đồng, chủ yếu là phần kinh phí các địa phương phải bố trí 30% nhu cầu nhưng chưa bố trí.

- Về quản lý rừng:

Hiện nay, 150 công ty nông, lâm nghiệp quản lý gần 1,42 triệu ha rừng4, trong đó 63 công ty TNHHMTV 100% vốn nhà nước quản lý 1,15 triệu ha (gồm: 755 ngàn ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên, 88 ngàn ha rừng sản xuất là rừng trồng; 214 ngàn ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng).

d) Về hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chức năng, nhiệm vụ của công ty nông, lâm nghiệp đã được phân định, điều chỉnh phù hợp với các mô hình mới. Nhiều công ty có chuyển biến về phương thức quản trị doanh nghiệp; tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi. Nhiều công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp đã thu hút được nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ, quản trị doanh nghiệp, hiệu quả tổng lợi nhuận tăng cao. Sau sắp xếp tình hình tài chính lành mạnh hơn, cơ bản giải quyết được nợ khó đòi, vốn chủ sở hữu tăng lên.

- Về phát triển rừng bước đầu hình thành một số mô hình liên kết giữa các công ty lâm nghiệp trồng rừng nguyên liệu gắn với sản xuất gỗ lớn có chứng nhận xuất xứ, sản xuất hàng xuất khẩu (Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Trị); ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, sử dụng giống cây trồng có chất lượng tốt, nâng cao năng suất rừng trồng từ 15-20 m3/ha/năm giai đoạn 2010 lên 22 m3/ha/năm, tại khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau đạt 35- 40m3/ha/năm.

đ) Về lao động

Quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp tiếp tục sử dụng với 173.617 lao động, trong đó: lao động có đóng bảo hiểm xã hội là 99.745 người; tổ chức đào tạo nghề cho 744 người lao động; tạo việc làm cho trên 19 ngàn lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp

a) Tồn tại, hạn chế

- Một số địa phương, đơn vị kết quả thực hiện việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp đạt thấp, còn 90 công ty chưa hoàn thành.

- Sắp xếp theo mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và cổ phần hóa mới hoàn thành 50%; đa số công ty cổ phần Nhà nước nắm cổ phần chi phối sau sắp xếp hoạt động chưa hiệu quả, thiếu hấp dẫn thu hút vốn đầu tư bên ngoài, việc hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường đã có nhưng chưa nhiều; công ty cổ phần Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối còn phức tạp trong quản lý đất đai, quản lý rừng; công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích hiện vốn điều lệ thấp, nguồn thu chủ yếu vẫn từ kinh phí bảo vệ rừng Nhà nước cấp. Các công ty giải thể còn chậm, vẫn trong tình trạng quản trị yếu kém, thua lỗ kéo dài, không quản lý được vườn cây, đất đai, giá trị tài sản thấp.

- Việc đo đạc, rà soát, cắm mốc ranh giới, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm. Hiện còn 22 công ty, chi nhánh tại 11 tỉnh chưa hoàn thành rà soát ranh giới, cắm mốc ranh giới; 11công ty chưa hoàn thành đo đạc, lập bản đồ địa chính; 123 công ty chưa được phê duyệt phương án sử dụng đất; mới có 57 công ty, chi nhánh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đạt 27,54%. 13 tỉnh5 chưa bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ này.

- Tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại một số công ty còn phải tiếp tục xử lý, nhất là đối với diện tích khoán cho các hộ gia đình, công đồng dân cư; hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng còn chưa cao. Diện tích đất bàn giao về địa phương mới được 239.857 ha/509.614 ha theo phương án được duyệt.

- Một số công ty nông, lâm nghiệp chưa xử lý được các tồn tại về tài chính, việc xử lý bán vườn cây khi giải thể còn vướng mắc, thậm chí không còn khả năng cân đối kinh phí trả nợ, giải quyết chế độ cho người lao động khi thực hiện giải thể.

b) Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

- Nguyên nhân khách quan:

+ Quá trình hình thành, sắp xếp và đổi mới công ty nông, lâm nghiệp có tính lịch sử, phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài; trên địa bàn rộng lớn chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều quy định pháp luật nhất là về quản lý đất đai cần có nguồn tài chính và thời gian mới có thể giải quyết dứt điểm.

+ Tồn tại về tài chính kéo dài trong nhiều năm như: nguồn vốn vay dự án 327 của các công ty lâm nghiệp, vốn ODA, tín dụng quá hạn... dẫn đến kéo dài thời gian khi xác định lại giá trị tài sản, vườn cây, lành mạnh tài chính mớ i đáp ứng các yêu cầu sắp xếp, đổi mới theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Một số địa phương thiếu chỉ đạo thường xuyên và quyết liệt; sự phối hợp giữa các cấp và các ngành không chặt chẽ, có biểu hiện “khoán trắng” cho Ban Chỉ đạo và cơ quan chuyên ngành.

+ Cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật còn thiếu đồng bộ, phù hợp với thực tiễn mới; cần tiếp tục tổng kết, hoàn thiện, như: quy định về điều kiện, hình thức, tiêu chí, trình tự, nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư; phương pháp định giá tài sản; tỷ lệ vốn góp để thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên; cơ chế đặt hàng nhiệm vụ công ích nhất là đối với bảo vệ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xen kẹp các công ty nông, lâm nghiệp quản lý; bổ sung vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước; tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ trong công ty cổ phần có diện tích đất lớn; xử lý tiền thuê đất, thuế sử dụng đất... Ngoài ra, trong thực tiễn một số địa phương đề nghị xem xét bổ sung áp dụng phương thức phá sản, sáp nhập, hợp nhất trong sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp.

II. VỀ QUÁN TRIỆT KẾT LUẬN SỐ 82-KL/TW

Thực hiện sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp phải đảm bảo theo đúng mục tiêu, giải pháp và nhiệm vụ tại Kết luận số 82-KL/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW, của Bộ Chính trị:

1. Về mục tiêu

a) Sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp phải gắn với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa phù hợp với chủ trương, định hướng tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nền kinh tế; góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội và phát triển nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn mới.

b) Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên rừng. Đất đai và tài nguyên rừng phải được giao cho những chủ thể quản lý, sử dụng có hiệu quả; gắn quyền lợi với trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ, phát triển rừng. Tiếp tục duy trì và hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Giải quyết cơ bản các tồn tại, vướng mắc về đất đai, nhất là đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc, bảo đảm ổn định xã hội và thực hiện tốt việc đổi mới quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.

c) Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; sản xuất nông, lâm nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa. Chuyển các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước nông, lâm nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh sang công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Nhà nước có chính sách phù hợp để các công ty nông, lâm nghiệp hoạt động công ích hoàn thành nhiệm vụ được giao.

d) Xây dựng các công ty nông, lâm nghiệp trở thành trung tâm liên kết sản xuất nông, lâm nghiệp, trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ và văn hóa đối với nhân dân trong vùng; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước doanh nghiệp và người dân; không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người trồng rừng và người làm công tác quản lý phát triển rừng; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh, quốc phòng tại các địa phương và sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

đ) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Đổi mới và nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng tại các công ty nông, lâm nghiệp.

2. Về nhiệm vụ và giải pháp

Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bám sát các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kết luận số 82-KL/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; đồng thời, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:

a) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới, phát triển hiệu quả công ty nông, lâm nghiệp:

-Đến năm 2021: Hoàn thành việc rà soát đất đai, cắm mốc ranh giới, phê duyệt phương án sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp; hoàn thành việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chuyển sang mô hình hoạt động mới; hoàn thành việc bàn giao diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp chuyển về địa phương quản lý theo đề án sắp xếp được duyệt.

- Đến năm 2025: 100% công ty nông, lâm nghiệp được xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, đất đai và kinh doanh có lãi; đạt được tiêu chí phổ biến về quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.

b) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp:

- Cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp.

- Cơ chế, chính sách phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp.

c) Tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất tại các công ty nông, lâm nghiệp:

- Khẩn trương hoàn thành việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cơ sở xác định rõ diện tích các loại đất, mục đích sử dụng. Việc chuyển đổi hình thức sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất thực hiện đúng quy định, phù hợp với năng lực, nguồn lực của từng đối tượng, có tính đến đặc thù đối tượng sử dụng là người dân tại chỗ, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.Quy định rõ trách nhiệm lập phương án sử dụng đất khi giao về địa phương quản lý và xử lý tài sản trên đất.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật; chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tiếp nhận, quản lý, sử dụng đúng pháp luật, hiệu quả diện tích đất giao về địa phương, không để đất vô chủ, tranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật.

d) Nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động, trách nhiệm của người đứng đầu tại các công ty nông, lâm nghiệp

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THEO QUYẾT ĐỊNH 984/QĐ-TTG

1. Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương

a) Tổ chức quán triệt Kết luận số 82-KL/TW; tổ chức thực hiện Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

b) Tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

c) Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kết luận số 82-KL/TW và Kế hoạch của Chính phủ theo Quyết định 984/QĐ-TTg.

d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, hoàn thành việc xây dựng phương án sử dụng đất, rà soát, đo đạc, cắm mốc ranh giới đất đai.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Kết luận số 82-KL/TW,Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân địa phương về quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện việc sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Kết luận số 82-KL/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW,Quyết định số 984/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện;

b Hoàn thiện, xây dựng phương án điều chỉnh sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp (nếu có); Rà soát, hoàn thiện, bổ sung lại các phương án tổng thể, phương án điều chỉnh phù hợp với chỉ đạo tại Kết luận số 82-KL/TW;

c) Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp theo Phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

d) Khẩn trương phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp kể cả các công ty có điều chỉnh, bổ sung; khẩn trương tiếp nhận và xây dựng kế hoạch sử dụng diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp giao về địa phương; xem xét phê duyệt dự toán đo đạc, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ địa chính cho các công ty nông, lâm nghiệp kể cả công ty của các Tập đoàn, Tổng công ty đóng trên địa bàn;

đ) Đối với các công ty nông, lâm nghiệp khẩn trương chủ động xây dựng phương án sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; bàn giao đất về địa phương theo phương án đã được phê duyệt. Khẩn trương thực hiện rà soát, đo đạc, lập hồ sơ địa chính nhất là các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí để lại từ phần vốn Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo cấp có thẩm quyền, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để xem xét, kịp thời xử lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trân trọng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Ban Kinh tế Trung ương (để b/c);
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và PTDN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, QLDN (03b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Hiệp

 

 



1 Số liệu cập nhật đến thời điểm 30/10/2021.

2 Trong đó có 08 công ty thuộc Bộ Quốc phòng; 03 công ty thuộc các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.

3 01 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh Sóc Trăng mới được phê duyệt điều chỉnh từ cổ phần hóa sang giữ nguyên mô hình công ty TNHHMTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

4 Rừng sản xuất:1.140.774 ha, trong đó: rừng sản xuất là rừng trồng là 320.2934 ha (258.000 ha có rừng, 62.293 ha đất trống quy hoạch trồng rừng). Rừng sản xuất là rừng tự nhiên là 820.480 ha. Rừng phòng hộ là 273.699 ha (257.911 ha có rừng, 15.788 ha quy hoạch trồng rừng). Rừng đặc dụng là 2.874,74 ha (2.341 ha có rừng, 533 ha quy hoạch trồng rừng).

5 Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản