Công nhân xây dựng được bảo hiểm tối thiểu là 100 triệu đồng từ 01/3/2017

Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Thông tư 329/2016/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

 

Rủi ro về tai nạn lao động là vấn đề không thể lường trước được đối với người lao động làm việc tại các công trình xây dựng, nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu ý thức của bản thân người lao động và sự thiếu trách nhiệm của chủ thầu công trình, do đó việc chú trọng đến vấn đề an toàn cho người lao động hay công nhân làm việc ở công trường là một việc làm hết sức cần thiết. Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư (hoặc nhà thầu) trước khi thi công công trình, phải mua bảo hiểm cho công nhân xây dựng để đảm bảo quyền lợi cho công nhân khi xảy ra sự cố.

Người lao động khi tham gia bảo hiểm xây dựng sẽ được hưởng một số quyền lợi nhất định khi gặp rủi ro, tai nạn lao động. Cụ thể:

  • Được trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trong trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ;
  • Được trả theo tỷ lệ % trên số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm trong trường hợp thương tật bộ phận thân thể vĩnh viễn;
  • Được chi trả chi phí y tế khi khám, điều trị tai nạn lao động (chi phí khám, cấp cứu, thuốc men, điều trị,…) trong trường hợp thương tật tạm thời cần phải khám, điều trị.

 

Theo quy định tại Thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2015/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (có hiệu lực từ 01/3/2017), bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng đối với người lao động thi công trên công trường theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường là 100 triệu đồng/người/vụ.

Biểu phí bảo hiểm năm

Loại nghề nghiệp

Phí bảo hiểm/người
(Tỷ lệ % trên 100 triệu đồng)

Loại 1

0,6

Loại 2

0,8

Loại 3

1,0

Loại 4

1,2

 

Trong đó:

  • Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính.…
  • Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiều hoặc bao gồm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường.…
  • Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường.…
  • Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.

Biểu phí bảo hiểm ngắn hạn

Thời hạn bảo hiểm

Phí bảo hiểm/người
(Tỷ lệ % trên phí bảo hiểm năm)

Đến 3 tháng

40

Từ trên 3 tháng đến dưới 6 tháng

60

Từ trên 6 tháng đến dưới 9 tháng

80

Từ trên 9 tháng đến dưới 12 tháng

100

 

Tùy vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
6486 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;