Bán hàng đa cấp bất chính

Mặc quần tây, áo sơ mi trắng, đi giày tây ra đường gặp mười người thì hết chín người kêu là đa cấp. Tại sao bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh được pháp luật thừa nhận nhưng lại là nỗi sợ hãi của đa số người dân.

 

Bán hàng đa cấp đã được pháp luật Việt Nam công nhận (cụ thể tại Khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2004 đã định nghĩa thế nào là bán hàng đa cấp). Thế nhưng tại sao hễ nhắc đến đa cấp thì người ta lại nghĩ ngay đến lừa đảo.

Cũng trong thời gian gần đây, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương đã ra quyết định xử phạt 350 triệu đồng đối với công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Trường Giang Việt Nam do vi phạm hàng loạt quy định về hoạt động bán hàng đa cấp. Được biết một trong những vi phạm của công ty là không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa.

Không phải mọi doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức bán hàng đa cấp đều sai trái. Theo Khoản 9 Điều 39 Luật cạnh tranh 2004 thì bán hàng đa cấp bất chính được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy thế nào là bàn hàng đa cấp bất chính?

Bán hàng đa cấp bất chính được hiểu là việc doanh nghiệp thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Cụ thể Điều 48 Luật cạnh tranh 2004 quy định:

  1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
  2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
  3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
  4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Quay trở lại vụ việc của công ty Trường Giang Việt Nam, chỉ riêng đối với hành vi không cam kết cho người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp thì bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Điểm n Khoản 3 Điều 36 Nghị định 71/2014/NĐ-CP). Nếu như hành vi này được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở lên thì tăng gấp đối mức phạt.

Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:

  • Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp nhưng không cần đăng ký;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
  • Buộc cải chính công khai.

Bán hàng đa cấp tuy không phải là một hình thức kinh doanh sai trái nhưng chỉ vì một số thành phần nhỏ mà biến nó thành nỗi lo sợ của cộng đồng. Mong rằng với mức phạt 350 triệu đồng sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho Công ty Trường Giang Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp cùng hình thức kinh doanh nói chung sẽ tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1929 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;