Bàn về quyền yêu cầu THA và thời hiệu yêu cầu THA của người phải THA dân sự

Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/2009, là một cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thi hành án dân sự. Việc triển khai và thực hiện Luật đã góp phần làm cho công tác thi hành án dân sự có những chuyển biến tích cực, bảo đảm cho bản án, quyết định thi hành đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn có những bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn áp dụng để các quy định của luật có thể điều chỉnh được những quan hệ thi hành án dân sự phát sinh trong xã hội. Bài viết này xin bàn về một số vấn đề xung quanh việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án và thời hiệu yêu cầu thi hành án của người phải thi hành án.

Nghiên cứu lý do đưa quy định quyền yêu cầu thi hành án dân sự của người thi hành án vào Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cho thấy: Trước đây, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 chưa quy định quyền yêu cầu thi hành án dân sự của người phải thi hành án dân sự, nhưng xuất phát từ thực tiễn thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 nhận thấy, trong nhiều trường hợp vì nhiều lý do khác nhau, người được thi hành án không làm đơn yêu cầu thi hành án ngay sau khi có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, người phải thi hành án đã có điều kiện thi hành, hơn thế, mong muốn nhanh chóng  thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Vì vậy, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã bổ sung quy định người phải thi hành án cũng có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án và đến nay Luật Thi hành án dân sự năm 2008 vẫn duy trì quy định này. Mục đích của việc bổ sung quy định này là nhằm khuyến khích ya thức tự giác chấp hành pháp luật của người phải thi hành án cũng như để đảm bảo quyền lợi của họ trong trường hợp cần thiết ( ví dụ: Nếu thi hành án xong thì họ sẽ được xác nhận và đảm bảo thủ tục xuất nhập cảnh, hoặc để làm điều kiện xét giảm án phạt tù...).

Quyền yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 7 Luật thi hành án dân sự cụ thể như sau:

“ Người được thi hành án, người phải thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án”.

Luật Thi hành án dân sự quy định, ngoài việc giải thích, Tòa án còn phải ghi rõ trong bản án, quyết định để các đương sự hiểu về quyền và nghĩa vụ thi hành án. Luật Thi hành án dân sự không có điều luật quy định về nghĩa vụ thi hành án nhưng đó là những nghĩa vụ đã được quyết định theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.

Quyền yêu cầu thi hành án dân sự được giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự. thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự cụ thể như sau:

“ 1. Trong thời hạn 05 năm, kề từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyển yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trong trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản ản, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kế từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đồi với các trường hợp tạm hoãn, tạm đình chi thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cảu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hạp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án”.

Như vậy, thời hiệu yêu cầu thi hành án là thòi hạn do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó người được thi hành án, người phải tíến hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án. Hết thời hạn đó, nếu người được thi hành án, người phải thi hành án vẫn không có đơn yêu cầu thi hành án, thì người được thi hành án không còn quyền yêu cầu thi hành phần bản án, quyết định chưa yêu cầu thi hành án nữa, còn người phải thi hành án không còn nghĩa vụ phải thi hành phần bản án, quyết định đó cho người được thi hành án nữa. Bản án, quyết định hết hiệu lực thi hành (đối với phần thi hành theo đơn yêu cầu). Luật Thi hành án dân sự chỉ quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án chứ không quy định thời hạn thi hành một bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật là bao lâu, khi đã có đơn yêu cầu thi hành án trong thời hiệu nêu trên thì bất cứ khi nào có điều kiện thi hành án là phải thi hành.

Tuy nhiên, thời hiệu yêu cầu thi hành án chi áp dụng đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu. Vì vậy, trường hợp, nếu người phải thi hành án phải thi hành các khoản không thuộc trường hợp cơ quan Thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, thì khi hết thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật mà người được thi hành án không có đơn yêu cầu thi hành án, thì người phải thi hành án có quyền chứng minh thời hiệu thi hành án đã hết.

Quyền yêu cầu thi hành án chi được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (hoặc nghĩa vụ đến hạn hay đến định kỳ quy định trong bản án). Quá thời hạn này, nếu nguời yêu cầu thi hành án không chúng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì hết quyền yêu cầu thi hành án.

Để xác định thế nào là trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày. 13/7/2009 cùa Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự quy định cụ thể như sau:

"3. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thuộc một trong các trường họp sau đây:

a) Sự kiện bất khả kháng là trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa;

b) Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thế gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kể; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cả nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định cùa pháp luật. ”

 Về hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự, Điều 26 Luật Thi hành án dân sự quy định: “Khi ra bản án, quyết định, Tòa án, Hội đồng xứ lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại phái giải thích cho đương sự, đồng thời ghi rõ trong bản án, quyết định về quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ thi hành án, thời hiệu yêu cầu thi hành án”.

Nghiên cứu nội dung của điều luật ta thấy đây là điểm mới mà trước đây trong Pháp lệnh thi hành án dân sự chưa quy định. Theo đó, ngoài việc giải thích, Tòa án còn phải ghi rõ trong bản án, quyết định để các đưong sự hiểu về quyền và nghĩa vụ thi hành án.

Vấn đề giải thích về thời hiệu và quyền yêu cầu thi hành án, từ trước đến nay ít được chú ý nên các bên đương sự không biết để yêu cầu. Đặc biệt trong các vụ án hình sự mà bị cáo bị tuyên án phạt tù với mức cao hơn 05 năm, người được thi hành án không được giải thích về thời hiệu và quyền yêu cầu thi hành án nên họ chờ cho người bị kết án thi hành án phạt tù xong họ mới yêu cầu thi hành án thì thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết. Trong trường hợp này, người được thi hành án cần yêu cầu thi hành án ngay khi người bị kết án đang thi hành hình phạt tù để đảm bảo về thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Mặt khác, có nhiều trường hợp do trình độ dân trí thấp nhiều nguời vẫn không biết đến quy định này dẫn đến việc để quá thời hiệu, một số khác lại không thể chứng minh “có trở ngại khách quan”. Trên thực tế còn có một số trường hợp đã quá thời hiệu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 30 nói trên nhưng nguời phài thi hành án lại tự nguyện đem tiền đến cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xin được nộp tiền được cơ quan thi hành án xác nhận là đã thực hiện nghĩa vụ dân sự theo bản án, quyêt định.

 Xin nêu một trường hợp cụ thể sau đây:

Bản án hình sự sơ thẩm số 151/HSST ngày 30/7/1999 của Tòa án nhân dân tinh Phú Yên tuyên phạt Phan Trọng Khánh hình phạt chung thân, buộc Khánh bồi thường cho gia đình nạn nhân do ông Hoàng Văn Thời đại diện số tiền 19.630.000đ. Bản án hình sự phúc thẩm số 2046/HSPT ngày 22/10/1999 của án nhân dân tối cao giữ nguyên hình phạt tù chung thân đối với bị cáo, các quyết định của bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Ngày 03/8/2011, bà Nguyễn Thị Nạp là mẹ đẻ của Phan Trọng Khánh được ủy quyền để cơ quan Thi hành án xin được tự nguyện thi hành án khoản tiền 19.630.000đ theo bản án.

Căn cứ theo quy định của Luật Thi hành dân sự, thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết từ lâu. Người yêu cầu thi hành án bà Nạp được sự ủy quyền hợp lệ theo quy định của pháp luật dân sự. Xét về động cơ thực tế cùa việc bà Nạp yêu cầu được thi hành án thay cho con, là để Phan Trọng Khánh được hưởng thêm tình tiết xét giảm án theo quy định của Luật thi hành án hình sự và Luật Đặc xá. Đối với người được thi hành án là ông Hoàng Thời trình bày lý do đã không yêu cầu thi hành án do Phan Trọng Khánh bị tuyên phạt chung thân, bản thân Khánh không có tài sản nên gia đình ông chưa làm đơn đề nghị, mặt khác, ông Thời không biết đến quy định pháp luật về thời hiệu yêu cầu thi hành án nên đã không thực hiện quyền lợi của mình.

Đối với những trường hợp thực tế nêu trên, tại địa phương có hai quan điểm xử lý:

Quan điểm thứ nhất, căn cứ Điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 2 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP nêu trên để giải thích cho đương sự đã hết thời hiệu yêu cầu thi hành án và không nhận đơn yêu cầu thi hành án.

Quan điểm thứ hai, mặc dù thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết từ lâu. Tuy nhiên, Nhà nước ta luôn khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án, trường hợp này lại là sự tự nguyện của gia đình người phải thi hành án có sự ủy quyền cùa người phải thi hành án xin được nộp tiền để thi hành án, vì vậy, cần ghi nhận sự tự nguyện này để chấp nhận yêu cầu thi hành án. Với ví dụ nêu trên, Phan Trọng Khánh có tích cực cải tạo thật tốt được nhiều lần giảm án thì thời hạn phải chấp hành án phạt tù ít nhất là 20 năm sau đó mới được ra ngoài xã hội để lao động sản xuất, do vậy, thời gian chấp hành án phạt tù cần cho bị án có quyền thi hành án và không cần xác định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự trong trường hợp này.

Chúng tôi thấy, thực hiện theo quan điểm thứ hai sẽ được đại đa số người dân đồng tình ủng hộ vì không chi làm lợi cho người được thi hành án, người phải thi hành án mà còn thu thêm một khoản phí thi hành án nộp vào ngân sách nhà nước, đồng thời bản án được thi hành một cách triệt để. Muốn vậy, cần chỉnh sửa quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Mục đích của quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành án chính là để giới hạn thời gian thực hiện quyền (yêu cầu thi hành án) của các đương sự, tương ứng với quyền của người yêu cầu là nghĩa vụ của bên bị yêu cầu. Đối với người phải thi hành án, việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án cũng chính là việc tự nguyện thực hiện nghĩa vụ mà họ phài thực hiện theo bản án, (quyết định củạ Toà án, do vậy, không cần thiết phải hạn chế thời gian để người phải thi hành án tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là cần thiết, tuy nhiên, thời hiệu này chỉ áp dụng đối với người được thi hành án, còn đối với nguời phải thi hành án không nên quy định thời hiệu. Như vậy, người phải thi hành án cũng như gia đình cùa họ không bị hạn chế thời gian khi muốn thực hiện trách nhiệm của mình khi có điều kiện thi hành án bằng hình thức tích cực lao động sản xuất để tiết kiệm một khoản tiền thi hành án. Trên thực tế như ví dụ nêu trên, có nhiều người ngoài việc phải thi hành án phần dân sự trong bản án hình sự, họ còn phải chấp hành hình phạt tù, không được ở ngoài xã hội để lao động nên chưa có điều kiện kinh tế để thi hành án phần dân sự trong thời hạn Luật Thi hành án dân sự quy định.

Việc không quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án sẽ tạo điều kiện cho họ có thêm cơ hội để thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm của mình và cũng để tạo điều kiện cho người phải thi hành án được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước trong các đợt xét giảm án hình sự.

Để tổ chức thi hành án dân sự có hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới, theo quan điểm của chúng tôi, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự như sau:

Về quyền yêu cầu thi hành án của người được thi hành án và của người phải thi hành án theo quy định của Điều 7 Luật Thi hành án dân sự cần giữ nguyên quy định để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên. Tuy nhiên quyền này bị giới hạn bởi thời hiệu yêu cầu thi hành án nên sửa đổi Điều 30 Luật Thi hành án dân sự theo hướng tách riêng thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của người được thi hành án và thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của người phải thi hành án.

- Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của người được thi hành án là 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

- Không quy định thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, khi người phải thi hành án dân sự tự nguyện thi hành án mà người được thi hành án không nhận thì trong thời hạn nhất định cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định sung công quỹ nhà nước.

Nguồn: tks.edu.vn

392 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;