Cám gạo dùng trong chế biến cái vị thuốc cổ truyền

Thông tư 30/2017/TT-BYT đã được Bộ Y tế ban hành vào ngày 11/7/2017 quy định một số đặc điểm cụ thể của cám gạo dùng trong chế biến cái vị thuốc cổ truyền.

Theo đó Thông tư 30 quy định khi sử dụng cám gạo trong chế biến thuốc cổ truyền cần sử dụng cám gạo (nếp hoặc tẻ) mới xay, màu hơi vàng nhạt, mịn, thơm..

Mục đích của việc sử dụng cám gạo gồm:

  • Tăng tác dụng kiện tỳ;
  • Làm giảm tính khô táo của vị thuốc cổ truyền (vị thuốc);
  • Làm giảm tác dụng không mong muốn;
  • Làm cho vị thuốc khô đều, vàng đều, và có mùi thơm.

Ứng dụng của cám gạo được Thông tư 30 đề cập đến dùng để chế biến Bạch truật, Thương truật, Xương bồ...

Bên cạnh đó Thông tư 30 còn quy định có thể sử dụng gạo nếp hoặc gạo tẻ nhưng phần lớn sẽ thường dùng gạo nếp để sản xuất các vị thuốc cổ truyền với những mục đích sau:

  • Làm khô dược liệu quý;
  • Làm thơm và vàng đều vị thuốc.

Bên cạnh đó Thông tư 30 còn đề cập đến ứng dụng của gạo trong chế biến thuốc y học cổ truyền đó là được dùng chế biến Nhung hươu, Nhân sâm....

Xem chi tiết Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/8/2017.

-Thảo Uyên-

942 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;