Chứng cứ gì để chứng minh trẻ bị xâm hại tình dục?

Việc thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ đó để chứng minh trẻ có bị xâm hại tình dục hay không là một việc làm hết sức khó khăn, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của đứa trẻ bị xâm hại, sự thành thật của thủ phạm, phản ứng từ phía cha, mẹ, người thân và nghiệp vụ điều tra từ phía cơ quan chức năng.

 

Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Chứng cứ có thể được xác định bằng:

  • Vật chứng;
  • Lời khai của người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
  • Kết luận giám định;
  • Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử;
  • Các tài liệu, đồ vật khác.

 

Khi thu nhập chứng cứ, chúng ta cần lưu ý những chứng cứ có để sử dụng để chứng minh hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ như:

  • Khi thực hiện hành vi xâm hại tình dục, thủ phạm có thể sử dụng vũ lực lên nạn nhân như đè ngã, vật lộn, giữ chân tay, ép vào góc tường,… Khi nạn nhân kháng cự lại có thể lưu lại những vết tích như vết thương, vết bầm tím,...
  • Thủ phạm có thể sử dùng những lời lẽ đe họa đối với nạn nhân, khiến cho ý chí của họ bị tê liệt buộc họ phải thuận theo mà không dám kháng cự (dọa giết hay dọa gây thương tích...);
  • Thủ phạm thực hiện hành vi phạm tội có thể lợi dụng việc nạn nhân lâm vào tình trạng không thể chống cự, tự vệ như bị ốm đau, uống thuốc ngủ,..
  • Kiểm tra vết tích để lại do hành vi xâm hại gây nên như tinh trùng trong cơ thể của trẻ hoặc trên quần áo trang phục mà trẻ mặc hoặc vết tích khác như: dấu vân tay, sợi lông, tóc của thủ phạm. Nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế có chuyên môn ngay khi phát hiện sự việc, không vội tắm rửa, nên lưu giữ quần áo của trẻ đã mặc. Nếu kết quả của bệnh viện cho biết nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị xâm hại tình dục thì đề nghị bệnh viện cung cấp hồ sơ bệnh án và giữ lại các giấy khám đơn thuốc của trẻ;
  • Thăm hỏi và ghi âm lại lời kể của trẻ về hoạt động trong ngày, trước, trong và sau sự việc xảy ra. Đồng thời xác định xem xung quanh nơi xảy ra sự việc có ai chứng kiến không để nhờ làm chứng;
  • Tiếp cận, xem xét biểu hiện, thái độ của người bị nghi ngờ là thủ phạm thực hiện hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ.
  • Đồng thời, làm đơn tố giác tội phạm ngay đến cơ quan công an cấp xã/phường và cơ quan công an cấp quận, huyện.
4345 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;