Đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại Xe bốn bánh cần chuẩn bị gì?

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ký ban hành Thông tư 86/2014/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế.

Hiện nay, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có kết cấu để chở người, hai trục, ít nhất bốn bánh xe, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 30 km/h, số chỗ ngồi tối đa không quá 15 chỗ (kể cả chỗ ngồi của người lái).

ho so dang ky chung nhan chat luong kieu loai xe cho nguoi 4 banh gan dong co, Thong tu 86/2014/TT-BGTVT

Hình minh họa (nguồn internet)

Theo đó, Điều 5 Thông tư 86/2014/TT-BGTVT quy định chi tiết hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng kiểu loại xe chở người bốn bánh có gắn động cơ (sau đây gọi tắt là Xe) bao gồm:

  • Bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

  • Bản chính Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm Xe.

  • Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Xe.

  • Hướng dẫn sử dụng Xe trong đó có các thông số kỹ thuật chính, cách thức sử dụng các thiết bị của Xe, hướng dẫn về an toàn phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường; Phiếu bảo hành (ghi rõ điều kiện bảo hành và địa chỉ các cơ sở bảo hành).

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư đối với Cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp Xe.

  • Bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại Xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra tranh chấp về sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh đó, việc cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại Xe được thực hiện theo trình tự và cách thức như sau:

Bước 1: Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định trên và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. Sau đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký chứng nhận và xử lý:

- Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại trong phạm vi 01 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký chứng nhận nộp trực tiếp hoặc trong phạm vi 03 ngày làm việc đối với hồ sơ đăng ký chứng nhận nộp qua hệ thống bưu chính.

- Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất với cơ sở sản xuất về thời gian và địa điểm thực hiện đánh giá COP.

Bước 2: Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện đánh giá COP theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

- Nếu chưa đạt yêu cầu, thông báo để Cơ sở sản xuất hoàn thiện lại ngay khi kết thúc kiểm tra, đánh giá.

- Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IVa ban hành kèm theo Thông tư này trong phạm vi 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá.

Xem thêm các quy định khác tại Thông tư 86/2014/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/3/2015.

Thu Ba 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

297 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;