Đầu thú, tự thú là gì?

Đầu thú và tự thú là một trong những tình tiết có lợi cho tội phạm để được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Các khái niệm này được hướng dẫn tại Công văn 81/2002/TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao như sau:

 

 

Đầu thú

Tự thú

 

- Là việc người có những hành vi phạm tội chủ động tự mình đến trình diện và khai báo tại cơ quan chức năng để được xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật;

- Đây là tình tiết để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Định nghĩa

Là hành vi phạm tội đã có người biết và phát hiện, người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện.

Là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, hành vi phạm tội chưa bị ai phát hiện.

Phân biệt

- Hành vi phạm tội đã bị phát hiện, nhiều người biết, bị tố cáo và đang bị các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, cho dù nghi can có thể chưa chính thức bị khởi tố hình sự.

- Hành vi đầu thú cho thấy người có hành vi phạm tội có tư tưởng hướng thiện, đã nhìn nhận ra lỗi lầm của mình, có dấu hiệu ăn năn, hối cải, mong muốn giải quyết vụ việc theo đúng pháp luật và chủ động chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình.

- Người phạm tội không tự thú thì có thể sau một thời gian dài mới bị phát hiện hoặc thậm chí có thể sẽ thoát tội vì không bị ai phát hiện ra.

- Hành vi tự thú được đánh giá cao hơn hành vi đầu thú, vì chưa bị phát hiện mà vẫn chủ động nhận tội, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

 

Mặc dù có sự phân biệt như trên nhưng theo Thông tư liên ngành 05/TTLN ngày 02/6/1990 về Hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú thì các trường hợp đầu thú hay tự thú này đều được coi là tự thú và đều áp dụng trong trường hợp xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, Công văn 81/2002/TANDTC hướng dẫn như sau:

  • Nếu người phạm tội tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình Tiết giảm nhẹ "tự thú" quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 đối với người phạm tội.
  • Nếu có người đã biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng Khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
    Trong trường hợp này, nếu người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999.

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) đưa ra khái niệm cụ thể cho đầu thú và tự thú như sau:

  • Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
  • Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
2966 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;