Hồ sơ, trình tự giảm vốn nhà nước đối với tài sản thiếu hụt trong kiểm kê

Thông tư 51/2015/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp do Bộ Tài chính ban hành 17/04/2015

Theo Thông tư 51/2015/TT-BTC quy định tại thời điểm chuyển đổi, công ty nông, lâm nghiệp phải thực hiện kiểm kê toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, các khoản công nợ phải thu, công nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu (bao gồm cả rừng trồng, vườn cây, đàn gia súc). Phân loại tài sản cần dùng, không cần dùng, chưa cần dùng trong sản xuất kinh doanh, tài sản chờ thanh lý (kể cả tài sản hư hỏng, kém, mất phẩm chất). Thống kê tài sản thừa, thiếu, các khoản nợ phải thu không thu hồi được, các khoản nợ quá hạn, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ, trình tự giảm vốn nhà nước đối với tài sản thiếu hụt trong kiểm kê, 51/2015/TT-BTC

Hồ sơ, trình tự giảm vốn nhà nước đối với tài sản thiếu hụt trong kiểm kê (Hình minh họa)

Theo đó, công ty nông, lâm nghiệp có tài sản bị thiếu hụt trong kiểm kê do nguyên nhân khách quan lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này xem xét, quyết định việc giảm vốn nhà nước. Hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị giảm vốn nhà nước; văn bản đề nghị giảm vốn nhà nước của công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty (đối với công ty nông, lâm nghiệp là doanh nghiệp thành viên của tập đoàn, tổng công ty);

- Nghị quyết của hội đồng thành viên/văn bản của chủ tịch công ty về việc giảm vốn nhà nước tại công ty;

- Biên bản kiểm kê tài sản, trong đó xác định rõ giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm; hồ sơ xác định giá trị bồi thường của bảo hiểm (nếu có);

- Các tài liệu liên quan đến đề nghị giảm vốn: báo cáo tài chính, báo cáo thẩm định tài sản thiếu hụt, tổn thất do nguyên nhân khách quan của cơ quan quản lý và các tài liệu có liên quan khác.

Trình tự xem xét, quyết định giảm vốn nhà nước: 

- Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, Bộ quản lý ngành có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Bộ quản lý ngành có trách nhiệm trả lời công ty (bằng quyết định giảm vốn nhà nước hoặc văn bản trả lời ý kiến trong trường hợp không chấp thuận việc giảm vốn nhà nước).

- Đối với doanh nghiệp do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hồ sơ đảm bảo theo quy định, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và trả lời công ty (bằng quyết định giảm vốn nhà nước hoặc văn bản trả lời ý kiến trong trường hợp không chấp thuận việc giảm vốn nhà nước).

- Trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ giảm vốn nhà nước, trường hợp hồ sơ của công ty không đảm bảo theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan, có văn bản đề nghị công ty bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định. Trường hợp cấp có thẩm quyền và cơ quan có liên quan không chấp nhận hồ sơ giảm vốn của công ty thì phải có văn bản (nêu rõ lý do) trả lời doanh nghiệp.

Chi tiết xem tại Thông tư 51/2015/TT-BTC, có hiệu lực từ 02/06/2015

Lê Hải

315 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;