Hướng dẫn phân loại phương tiện bảo vệ mắt trong công việc hàn

Ngày 28/12/2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 49/2016/TT-BLĐTBXH ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn.

Theo quy định tại Thông tư 49/2016/TT-BLĐTBXH, phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn được phân loại như sau:

Phân loại theo kiểu, hình dạng:

  • Kính có gọng hoặc không có gọng;
  • Kính bảo vệ mắt kiểu kín;
  • Mặt nạ;
  • Tấm che mặt cầm tay;
  • Chụp đầu bảo vệ.

Phân loại theo mắt kính:

  • Mắt kính thủy tinh (gồm hai loại mắt kính thủy tinh dòn và mắt kính thủy tinh bền hóa, nhiệt, va đập...);
  • Mắt kính bằng hợp chất hữu cơ;
  • Mắt kính nhiều lớp: mắt kính chế tạo từ nhiều lớp liên kết với nhau bằng chất kết dính.

Phân loại theo chức năng bảo vệ

Các phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn có một hoặc nhiều chức năng sau:

  • Sự tác động của các vật cứng khác nhau;
  • Bức xạ quang học;
  • Kim loại nóng chảy văng bắn;
  • Chất lỏng rơi và văng bắn;
  • Bụi;
  • Khí;
  • Bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên.

Xem chi tiết tại Thông tư 49/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/8/2017.

- Thanh Lâm -

915 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;