Lực lượng chuyên trách quản lý đê phải trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều

Lực lượng chuyên trách quản lý đê phải trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều
Kim Linh

Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều gồm có lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê?

 

Theo quy định tại Điều 38 Luật Đê điều 2006, lực lượng chuyên trách quản lý đê có những nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ trực tiếp quản lý bảo vệ đê điều bao gồm:

  • Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;
  • Lập hồ sơ lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu về đê điều;
  • Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống lũ, lụt, bão;
  • Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
  • Tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ đối với lực lượng quản lý đê nhân dân;
  • Vận động tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và bảo vệ đê điều.

- Nhiệm vụ tổ chức xử lý giờ đầu sự cố đê điều bao gồm:

  • Tuần tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
  • Đề xuất phương án xử lý khẩn cấp giờ đầu sự cố đê điều;
  • Trực tiếp tham gia xử lý và hướng dẫn kỹ thuật xử lý sự cố đê điều;
  • Hướng dẫn xử lý kỹ thuật cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão.

- Nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về kỹ thuật, nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề sau đây:

  • Xây dựng kế hoạch tu bổ đê điều hằng năm;
  • Phương án hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
  • Xử lý sự cố đê điều;
  • Chuẩn bị vật tư dự trữ trong nhân dân phục vụ hộ đê, phòng, chống lũ, lụt, bão;
  • Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều.

- Giám sát việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa các công trình đê điều và các hoạt động có liên quan đến đê điều bao gồm:

  • Kỹ thuật và tiến độ xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều từ mọi nguồn vốn đầu tư;
  • Việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của công trình được cấp phép xây dựng có liên quan đến an toàn đê điều;
  • Quá trình xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

- Tổ chức thực hiện việc sửa chữa nhỏ, duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc thi hành pháp luật về đê điều; phối hợp với thanh tra chuyên ngành đê điều trong việc thanh tra các vụ, việc về đê điều.

Xem thêm tại: Luật Đê điều 2006 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2007. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1006 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;