Lưu ý về giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Nghị định 67/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của luật thủy lợi.

Theo đó, Nghị định quy định về một số vấn đề liên quan đến giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Cụ thể như sau:

Về cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép

  • Đối với giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ,
  • Đối với giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ

Về thời hạn của giấy phép

  • Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 03 năm.
  • Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khả năng tiếp nhận nước thải.

Về nội dung giấy phép

Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung sau:

  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
  • Tên hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
  • Phạm vi đề nghị cấp phép cho hoạt động; vị trí xả nước thải vào công trình thủy lợi;
  • Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép; lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi;
  • Thời hạn của giấy phép;
  • Các yêu cầu đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi để bảo đảm an toàn công trình, bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân liên quan;
  • Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.

Về việc điều chỉnh nội dung giấy phép

  • Các nội dung quy định trong giấy phép được điều chỉnh, gồm:
    • Phạm vi hoạt động;
    • Quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động đề nghị cấp phép;
    • Vị trí, lưu lượng, phương thức, chế độ xả nước thải vào công trình thủy lợi.
  • Thủ tục điều chỉnh: Trong thời hạn sử dụng giấy phép, tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép cho hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi lập hồ sơ điều chỉnh và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Xem thêm quy định có liên quan tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/7/2018

-Thảo Uyên-

376 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;