Nghiêm cấm ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn HĐLĐ

Nghiêm cấm ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn HĐLĐ
Nguyễn Trinh

Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 được ban hành ngày 29/11/2006. Theo đó, có một số hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại văn bản này.

 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

Một là, cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp không đủ điều kiện.

Hai là, sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ba là, giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bốn là, đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.

Năm là, lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Sáu là, lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.

Bảy là, tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tám là, sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.

Chín là, ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.

Mười là, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật.

Mười một, gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Xem thêm: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 có hiệu lực ngày 01/7/2007. 

353 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;