Quy định về bán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

Quy định về bán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
Nguyễn Trinh

Theo quy định pháp luật, việc bán hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo các phương thức như bán đấu giá; bán chỉ định; bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng. Vậy cụ thể các nội dung đối với phương thức bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định như thế nào?

 

1. Điều kiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

Theo quy định tại Điều 46 Luật dự trữ quốc gia 2012, Điều 23 Thông tư 89/2015/TT-BTC, hàng năm các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ kế hoạch xuất bán luân phiên đổi hàng; căn cứ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với từng mặt hàng để xây dựng trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng đối với các mặt hàng:

  • Hàng dự trữ quốc gia là thóc, vắc xin, hóa chất khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, muối trắng;
  • Hàng dự trữ quốc gia theo quy định phải bán đấu giá nhưng bán đấu giá 02 cuộc không thành.

2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

Căn cứ nội dung tại Điều 24 Thông tư 89/2015/TT-BTC, thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định như sau:

  • Đối với hàng dự trữ quốc gia do bộ, ngành quản lý: Thủ trưởng bộ, ngành hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng;
  • Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý: Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.

3. Trình tự thực hiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

Việc bán hàng dự trữ quốc gia trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được thực hiện theo trình tự sau:

- Đơn vị được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng trình Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phê duyệt.

- Nội dung kế hoạch bao gồm:

  • Số lượng, chất lượng, danh mục và địa điểm xuất bán hàng dự trữ quốc gia;
  • Giá bán hàng dự trữ quốc gia;
  • Thời gian đăng tải, thông báo, niêm yết về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia;
  • Thời gian mở kho xuất bán hàng dự trữ quốc gia;
  • Thời hạn kết thúc xuất bán hàng hàng dự trữ quốc gia.

- Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia thực hiện đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và niêm yết tại địa điểm bán hàng về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia.

- Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện quy trình bán như sau:

  • Tổ chức kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất bán;
  • Mở kho xuất bán hàng đúng thời gian quy định; thu tiền bán hàng trước, xuất hàng sau;
  • Mở sổ theo dõi xuất kho, ghi chép hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối chiếu tiền, hàng trong ngày;
  • Thực hiện chế độ báo cáo xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

Đây là nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật dự trữ quốc gia 2012, Điều 25 Thông tư 89/2015/TT-BTC.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

460 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;