Quy định về quản lí lối đi tự mở

Nghị định 65/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/5/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đường sắt.

Cụ thể tại Nghị định này đã quy định về việc quản lí lối đi tự mở như sau:

Quản lý lối đi tự mở

  • UBND cấp tỉnh nơi có vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt chịu trách nhiệm:
    • Chủ trì tổ chức lập hồ sơ quản lý, lộ trình thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở trên đường sắt trong phạm vi quản lý;
    • Tổ chức quản lý, theo dõi các lối đi tự mở an toàn giao thông đường sắt đã liệt kê ở trên, kịp thời có biện pháp ngăn chặn các lối đi tự mở phát sinh.
  • Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt chịu trách nhiệm:
    •  Phối hợp với UBND cấp tỉnh thực hiện nội dung mà UBND tỉnh chịu trách nhiệm;
    • Kiểm tra, đề xuất với UBND cấp tỉnh các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia;
    • Kiểm tra, chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện các quy định về việc doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm
  • Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm:
    • Chủ trì, phối hợp với UBND các cấp lập hồ sơ quản lý, lộ trình thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tại các lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia khi được giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng;
    • Quản lý hồ sơ, kiểm tra, cập nhật các lối đi tự mở trên đường sắt quốc gia để phục vụ công tác quản lý; kịp thời phát hiện, báo cáo và phối hợp với UBND các cấp có biện pháp ngăn chặn lối đi tự mở phát sinh.
  • Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm:
    • Chủ trì, phối hợp với UBND các cấp lập hồ sơ quản lý, lộ trình thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn tại các lối đi tự mở trên đường sắt chuyên dùng;
    • Quản lý hồ sơ, kiểm tra, cập nhật các lối đi tự mở trên đường sắt chuyên dùng để phục vụ công tác quản lý; kịp thời phát hiện, báo cáo và phối hợp với UBND các cấp có biện pháp ngăn chặn lối đi tự mở phát sinh.

Tổ chức thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện các biện pháp để kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở, gồm:

Đối với UBND cấp tỉnh:

  • Tổ chức thực hiện kiềm chế, không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp bề rộng lối đi, xóa bỏ lối đi tự mở. Trường hợp, lối đi tự mở chưa được xóa, phải có biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, gồm:
    • Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện qua lại lối đi tự mở nhằm giảm thiểu mật độ phương tiện qua lại đường sắt;
    • Thực hiện các biện pháp thu hẹp bề rộng các lối đi tự mở, duy trì đầy đủ các biển cảnh báo tại khu vực lối đi tự mở theo quy định;
  •  Tổ chức thực hiện giảm số lượng, xóa bỏ các lối đi tự mở, gồm:
    • Cải tạo, nâng cấp các lối đi này thành các vị trí đường sắt giao nhau với đường bộ phù hợp với quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    • Xây dựng đường gom kết hợp hàng rào bảo vệ để nối vào các đường ngang, các vị trí giao nhau khác mức nhằm giảm số lượng lối đi tự mở qua đường sắt;
  • Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng và các tổ chức cá nhân liên quan để thực hiện các nội dung đã liệt kê ở trên.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt:

  • Phối hợp với UBND các cấp, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện các nội dung quy định về việc mà UBND cấp tỉnh thực hiện
  • Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc phối hợp thực hiện việc kiềm chế, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở.

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có trách nhiệm phối hợp với UBND các cấp thực hiện các nội dung quy định như sau:

  • Tổ chức thực hiện kiềm chế, không phát sinh lối đi tự mở, thu hẹp bề rộng lối đi, xóa bỏ lối đi tự mở. Trường hợp, lối đi tự mở chưa được xóa, phải có biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, gồm:
    • Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện qua lại lối đi tự mở nhằm giảm thiểu mật độ phương tiện qua lại đường sắt;
    • Thực hiện các biện pháp thu hẹp bề rộng các lối đi tự mở, duy trì đầy đủ các biển cảnh báo tại khu vực lối đi tự mở theo quy định;
  • Tổ chức thực hiện giảm số lượng, xóa bỏ các lối đi tự mở, gồm:
    • Cải tạo, nâng cấp các lối đi này thành các vị trí đường sắt giao nhau với đường bộ phù hợp với quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    • Xây dựng đường gom kết hợp hàng rào bảo vệ để nối vào các đường ngang, các vị trí giao nhau khác mức nhằm giảm số lượng lối đi tự mở qua đường sắt;

Xem thêm Nghị định 65/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

-Thảo Uyên-

854 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;