Sẽ không còn "Tiến sĩ dỏm"!

Việt Nam những năm gần đây được biết đến là nước có số lượng tiến sĩ vượt trội nhưng về chất lượng thì...

 

Việt Nam ta được biết đến là nước có số lượng giáo sư, tiến sĩ  nhiều nhất Đông Nam Á. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm 2013, Việt Nam có khoảng hơn 23.000 tiến sĩ, cao gấp 5 lần số lượng tiến sĩ của Nhật tại thời điểm đó.

Ừ thì nhiều đấy nhưng thực tế lại cho thấy, Việt Nam không có trường đại học nào nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Hàng năm, số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học danh tiếng trên thế giới thì chỉ đếm trên đầu ngón tay, thấp hơn cả số lượng các bài báo khoa học của một trường đại học của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

Nguyên nhân và hậu quả

Nguyên nhân chính của việc này có thể nói chính là việc một số cán bộ quản lý nhà nước đua nhau "mua" bằng tiến sĩ để được "thăng quan, tiến chức". Như:

Đầu tháng 6/2010, tỉnh Phú Thọ xôn xao khi biết ông Nguyên Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ không biết tiếng Anh nhưng vẫn có được cho mình tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.

"Tiến sĩ" Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.

Điển hình nhất gần đây chính là ông Dương Chí Dũng, được biết đến là "tiến sĩ kinh tế" nhưng mà hậu quả kinh tế mà ông gây ra là không hề nhỏ cho các đơn vị ôn từng công tác.

Khắc phục như thế nào?

Nhận thấy hậu quả to lớn của "Tiến sĩ dỏm" gây ra cho nền kinh tế, đồng thời kéo lùi sự phát triển của nước nhà nên việc khắc phục và chấn chỉnh là hết sức cần thiết. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 2670/BGDĐT-GDĐH tiến hành rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở đào tạo tiến sĩ từ năm 2013 đến nay.

Mục đính chính là nhằm đánh giá việc đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo và từng ngành đào tạo, đồng thời bổ sung và cập nhập cơ sở dữ liệu về đào tạo trình độ tiến sĩ trong cả nước.

Cụ thể các cơ sở đào tạo tiến sĩ phải tiến hành kê khai thông tin trước ngày 30/06/2016 theo quy định về các nội dung như: tổng số giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, nhân viên phục vụ trong sổ lương của Cơ sở đào tạo (cơ hữu); Tổng số GS, GS.TSKH, GS.TS cơ hữu; Tổng số PGS, PGS.TSKH, PGS.TS cơ hữu; Tổng số thư viện điện tử ở nước ngoài được kết nối với thư viện của Cơ sở đào tạo; Thông tin về đào tạo tiến sĩ; tổng số tiến sĩ tốt nghiệp từ 2013 đến 2015; số liệu về đào tạo trình độ tiến sĩ của Cơ sở đào tạo trong thời gian 2013 - 2015; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu phục vụ cho các ngành đào tạo…

Ngoài ra, các nội dung được công khai như: cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và thu chí tài chính thì phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu công khai của cơ sở đào tạo theo quy định để giám sát, đối chiếu trong đánh giá (căn cứ theo Điều 12 Thông tư 09/2009/TT-BGTVT).

Thể hiện quyết tâm nhằm cải thiện trình độ tiến sĩ tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiên quyết đình chỉ tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ  của các cơ sở đào tạo nếu không gửi báo cáo, không kê khai online đúng hạn hoặc nội dung báo cáo không trung thực.

Công văn 2670 cho thấy bước đầu khởi sắc trong việc nâng cấp chất lượng của các vị tiến sĩ Việt Nam. Mong rằng sau này Việt Nam sẽ có nhiều đại học uy tín, thu hút sinh viên nước ngoài hơn, nhiều tiến sĩ đóng góp nhiều hơn cho quốc gia.

 

1254 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;