Thông tin, tuyên truyền về trưng cầy ý dân

Việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, đúng đắn về vấn đề được đưa ra TCYD để cử tri hiểu rõ ý nghĩa của việc TCYD, nội dung TCYDn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia TCYD; động viên, khuyến khích cử tri tham gia tích cực vào việc bỏ phiếu TCYD. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hoạt động này?

 

Theo quy định tại Điều 31 Luật trưng cầu ý dân 2015, việc thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, khoa học, đúng pháp luật, thuận lợi cho cử tri và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

1. Nội dung thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân

Theo quy định tại Điều 32 Luật trưng cầu ý dân 2015, nội dung thông tin, tuyên truyền trưng cầu ý dân gồm một số nội dung sau:

  • Sự cần thiết của việc trưng cầu ý dân; mục đích, quan điểm trưng cầu ý dân;
  • Nội dung trưng cầu ý dân; các phương án, giải pháp để thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;
  • Đối tượng, phạm vi tác động của vấn đề trưng cầu ý dân;
  • Thời gian tổ chức trưng cầu ý dân;
  • Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong việc tham gia trưng cầu ý dân.

2. Hình thức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân

Các hình thức thông tin, tuyên truyền vè trưng cầu ý dân theo quy định tại Điều 33 Luật trưng cầu ý dân 2015, gồm:

  • Phát hành các ấn phẩm, tài liệu chính thức của Ủy ban thường vụ Quốc hội về vấn đề được trưng cầu ý dân;
  • Tổ chức thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật;
  • Thông qua hội nghị cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức;
  • Các hình thức khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân

Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Chính phủ chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở địa phương.

Các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trưng cầu ý dân, thông tin về tình hình tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện cho công tác thông tin, tuyên truyền về trưng cầu ý dân ở cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương mình.

Đây là nội dung quy định tại Điều 34 Luật trưng cầu ý dân 2015.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

419 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;