Thông tư 14: Hướng dẫn thi công đào giếng đứng lắp đặt tời trục mỏ

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 14/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2016/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tời trục mỏ.

Theo đó, Thông tư 14/2019/TT-BCT đã sửa đổi Điều 10 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn tời trục mỏ được ban hành kèm theo Thông tư 32/2016/TT-BCT quy định về đào giếng đứng lắp đặt tời trục mỏ. Cụ thể quá trình thi công đào giếng đứng phải tuân thủ các quy định tại Điều 27 trong QCVN 01:2011/BCT và các yêu cầu sau đây:

thi cong dao gieng dung lap dat toi truc mo, Thong tu 14/2019/TT-BCT

Hình minh họa (nguồn internet)

  • Phải tiến hành các biện pháp chống rò rỉ nước, đảm bảo lưu lượng nước chảy vào gương giếng không vượt quá 5 m3/h.

  • Sai lệch trục giếng so với thiết kế không được vượt quá (50 + 0,15H)/1000, m. Trong đó: H là chiều sâu giếng tính bằng mét.

  • Các khe hở vận hành giữa những phần nhô ra tối đa của thùng trục, khung chống và xà ngang trong giếng đứng của trục tải cố định phải phù hợp với những giá trị ghi trong Bảng 1.

Bảng 1. Khoảng hở quy định cho phép trong giếng

Loại cốt giếng

Loại và cách bố trí cốt giếng

Tên gọi của khe hở

Giá trị tối thiểu của khe hở (mm)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1. Bằng gỗ

Bằng gỗ và kim loại với cách bố trí các đường dẫn hướng về một phía và hai phía

Giữa thùng trục và cốt giếng

200

Đối với giếng chống bằng gỗ cho phép khe hở không nhỏ hơn 150mm khi bố trí các đường dẫn về một phía cũng như hai phía nếu phần nhô ra lớn nhất của thùng trục cách tâm các đường dẫn không lớn hơn 1m

2. Bằng bê tông, gạch, bê tông đúc sẵn

Bằng kim loại với cách bố trí các đường dẫn hướng về một và hai phía

Giữa thùng trục và cốt giếng

150

 

….

….

  • Khi đào giếng, khoảng cách của những cáp dẫn hướng ở giữa các thùng trục không được nhỏ hơn 300 mm. Khi chiều sâu của giếng lớn hơn 400m buộc phải đặt các cơ cấu ngăn ngừa khả năng va chạm của các thùng trục đào giếng. Các cơ cấu này không cần thiết nếu khe hở giữa những cáp dẫn hướng ở giữa lớn hơn hoặc bằng (250 + H/3000) mm, trong đó H là chiều sâu của giếng, tính bằng milimét.

  • Khe hở giữa thùng trục đào lò đang chuyển động và khung chống giếng hoặc những phần nhô ra của trang thiết bị đặt trong giếng (đường ống dẫn, xà chống...) không nhỏ hơn 400 mm.

  • Khe hở giữa các thành (cạnh) của miệng ống loe sàn đào lò và các phần chuyển động nhô ra của khung định hướng thùng trục đào lò không được nhỏ hơn 100 mm.

  • Trường hợp đặt cốt giếng cùng với thời gian đào giếng, khe hở tối thiểu giữa các phần nhô ra lớn nhất của thùng trục đào lò hoặc của khung dẫn hướng và các xà ngang được quy định như sau:

    • 350 mm đối với đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt phẳng vuông góc với các xà ngang.

    • 400 mm đối với đường dẫn hướng bằng cáp đặt trong mặt phẳng song song với các xà ngang.

    • 30 mm đối với đường dẫn hướng cứng (ray, thép chữ nhật).

    • Phải kiểm tra các khe hở trên trước khi cho thùng trục chuyển động.

Xem toàn văn quy định tại Thông tư 14/2019/TT-BCT có hiệu lực từ 18/10/2019.

Thu Ba

1160 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;